Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 03 đến ngày 09-9-2018)
00:55, ngày 11-09-2018
TCCSĐT - Phó Thủ tướng Thường trực thăm Trung tâm Huấn luyện Bộ đội Biên phòng; Khai mạc phiên họp mở rộng Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Thủ tướng: Kon Tum xử lý tốt vấn đề đất đai, không để xảy ra điểm nóng; Bảo hộ giá trị thương hiệu sâm Ngọc Linh như thương hiệu quốc gia Việt Nam; Thủ tướng trao danh hiệu Anh hùng cho Đài Phát thanh Giải phóng; Đưa Việt Nam thành cường quốc công nghệ thông tin; Đồng chí Phạm Minh Chính thăm bà con vùng lũ Mường Lát, Thanh Hóa;... là những sự kiện trong nước nổi bật tuần qua.
Từ bài học ASIAD, đưa thể thao Việt Nam lên tầm cao mới
Chiều ngày 03-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc gặp mặt đoàn thể thao Việt Nam vừa tham dự ASIAD 2018 tại Indonesia. Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện và 150 cán bộ, chuyên gia, huấn luyện viên, vận động viên tiêu biểu đại diện cho đoàn.
Bày tỏ cảm ơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ý kiến các huấn luyện viên, vận động viên khẳng định quyết tâm, nỗ lực trong rèn luyện và thi đấu để đạt thành tích cao hơn nữa. Như lời của huấn luyện viên Nguyễn Mạnh Hiếu, môn điền kinh, sự quan tâm theo dõi, động viên, khích lệ kịp thời của Thủ tướng đã tạo thêm động lực cho đoàn. Anh cam kết sẽ nỗ lực rèn luyện, đưa thể thao nước nhà phát triển hơn nữa, đem vinh quang về cho Tổ quốc. Cùng một ý chí, vận động viên Tạ Thanh Huyền, môn Rowing, khẳng định sẽ cố gắng rèn luyện để đạt nhiều thành ích hơn nữa.
Thủ tướng nhìn nhận, đoàn đã thi đấu với ý chí, khát vọng của thể thao Việt Nam, đặc biệt, thể hiện tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc cao, văn hóa dân tộc. Không có tiếng kêu ca nào về đoàn thể thao Việt Nam về đạo đức, lối sống tại đại hội này. “Nhìn toàn diện, thành tích của đoàn thể thao là xuất sắc”, thể hiện màu cờ sắc áo.
Theo Thủ tướng, đoàn đã đạt một số thành tích “đầu tiên” quan trọng: Lần đầu tiên đội bóng đá nam vào bán kết, lần đầu tiên là chúng ta đạt huy chương vàng môn điền kinh, lần đầu tiên chúng ta tham dự ASIAD với số vận động viên đông nhất và số môn thi nhiều nhất.
“Tôi được biết 2 vận động viên Pencat Silat bị đau nhưng đã vượt qua để có huy chương vàng”, Thủ tướng bày tỏ.
Thủ tướng cho biết ông đã xem những hình ảnh về lễ đón đoàn thể thao Việt Nam hôm qua với ấn tượng mạnh mẽ về tình cảm nhân dân dành cho đoàn. "Đây là tình cảm thực sự chân thành, chúng ta thấy khi đội tuyển bóng đá vào sâu vòng trong thì hàng ngàn người dân đi cả đêm trên các con phố lớn ở những thành phố trên cả nước, nhưng không có ai va chạm, cãi cọ nhau”.
Thủ tướng nhấn mạnh, chiến thắng lớn là chiến thắng trong lòng người hâm mộ Việt Nam. Đây là niềm tin của nhân dân đối với thể thao Việt Nam, thành tích của đoàn “mang lại cảm giác lâng lâng khó tả”.
Một lần nữa, Thủ tướng đánh giá cao các huấn luyện viên, vận động viên, các liên đoàn thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao và các cơ quan liên quan đã góp phần làm nên chiến thắng này vào dịp kỷ niệm 73 năm Quốc khánh.
Thủ tướng khẳng định, mặc dù đất nước còn khó khăn, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đối với ngành thể dục thể thao, thể hiện qua nhiều chính sách, chế độ đối với vận động viên, huấn luyện viên.
Nhân dịp này, Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm từ ASIAD lần này để có biện pháp duy trì và phát triển thành tích đạt được, phát huy thế mạnh, tiếp tục đưa thể thao Việt Nam lên tầm cao mới. Phải chăng chúng ta đã đào tạo lớp trẻ tốt, phải chăng chúng ta có những huấn luyện viên nổi tiếng, tâm huyết, trách nhiệm, phải chăng chúng ta có những liên đoàn đã làm công việc vận động tốt để có nhiều nguồn lực, nhiều kinh nghiệm bổ trợ cho cơ quan nhà nước trong phát triển thể thao… Theo Thủ tướng, tất cả những điều đó đều cần tổng kết, đánh giá.
Phó Thủ tướng Thường trực thăm Trung tâm Huấn luyện Bộ đội Biên phòng
Sáng ngày 03-9, tại Vĩnh Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã đến thăm Trung tâm Huấn luyện Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (trước là Trường cán bộ An ninh miền Nam), thăm, tặng quà các cháu học sinh nghèo vượt khó.
Đến thăm Trung tâm Huấn luyện thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và nhân dân, học sinh xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình bày tỏ vui mừng trước những kết quả đáng khích lệ trong phát triển kinh tế-xã hội địa phương, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh trật tự được giữ vững.
Phó Thủ tướng ôn lại truyền thống của Trường cán bộ An ninh miền Nam - E1171 được Trung ương thành lập năm 1971, đứng chân trên địa bàn xã Đồng Tĩnh và Đại Đình. Nơi đây, nhiều thế hệ học sinh miền Nam đã từng ra sức học tập, rèn luyện ngày đêm với sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt của các thầy cô giáo để sớm trở về chi viện cho chiến trường miền Nam đang vào giai đoạn ác liệt nhất của thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
Trường E1171 trở thành chiếc nôi đào tạo nguồn cán bộ phục vụ công tác bảo vệ an ninh, trật tự các tỉnh miền Nam trước và sau ngày đất nước thống nhất. Nhiều cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, của ngành Công an đã trưởng thành từ nôi đào tạo của Trường.
Phó Thủ tướng bày tỏ mong muốn, những món quà nhỏ nhưng đầy ý nghĩa này sẽ giúp các cháu học sinh tiếp tục nỗ lực vượt khó, thi đua học tập và rèn luyện để thành “con ngoan, trò giỏi”, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
Khai mạc phiên họp mở rộng Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
Sáng 04-9, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên họp mở rộng. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì phiên họp.
Diễn ra trong hai ngày 04 và 05-9, tại phiên họp này, Ủy ban Pháp luật sẽ thẩm tra sơ bộ dự án Luật Hành chính công; Đề án hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội năm 2018; Báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2018.
Tại phiên làm việc sáng 04-9, Ủy ban Pháp luật đã thẩm tra sơ bộ Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
Trình bày Báo cáo của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho biết tính từ tháng 8-2017 đến tháng 8-2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ có nhiệm vụ xây dựng, ban hành 204 văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh.
Tính đến ngày 15-8, đã ban hành được 140/152 văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực, còn 12/152 văn bản nợ chưa ban hành. Qua kết quả theo dõi cho thấy mặc dù vẫn còn tình trạng nợ ban hành văn bản quy định chi tiết nhưng số lượng văn bản nợ đã giảm dần so với các năm trước, cụ thể giảm 45 văn bản so với cùng kỳ năm 2015 (57 văn bản) và giảm 23 văn bản so với cùng kỳ năm 2016 (35 văn bản). 12 văn bản chưa ban hành đa số là nội dung khó, phức tạp, cần xin ý kiến chỉ đạo của nhiều cấp.
Qua thảo luận, các đại biểu cho rằng, kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật vẫn chưa được chấp hành nghiêm chỉnh. Ở cấp bộ, ngành vẫn còn tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, chất lượng văn bản chưa cao.
Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Thái Bình nhấn mạnh đến nay, vẫn còn 12/152 văn bản hướng dẫn thi hành luật đã có hiệu lực mà chậm ban hành. Đặc biệt, có những luật có hiệu lực gần 4 năm nhưng văn bản thi hành hiện nay đang trình, thậm chí đang soạn thảo.
Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị cần xem xét, làm rõ phạm vi, nội hàm của báo cáo Chính phủ. Báo cáo cần đề cập toàn diện hơn các vấn đề chứ không chỉ nói về tình hình ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các văn bản quy định chi tiết thi hành...
Ngoài ra, trong báo cáo cần thể hiện rõ năm 2018 có những chuyển biến gì hơn so với năm 2017 và những năm trước đây trong công tác ban hành pháp luật, công tác tổ chức thực hiện pháp luật, tuyên truyền phổ biến pháp luật.
Thủ tướng: Kon Tum xử lý tốt vấn đề đất đai, không để xảy ra điểm nóng
Sau buổi sáng chung vui cùng thày và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông trong lễ khai giảng năm học mới 2018 - 2019, chiều 05-9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Kon Tum - địa phương nằm ở phía bắc Tây Nguyên với 28 dân tộc cùng sinh sống; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 53% và là tỉnh còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế xã hội.
Tại buổi làm việc, Kon Tum kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét có cơ chế cho tỉnh được thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng đặc dụng để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh và các loài dược liệu dưới tán rừng, trước mắt, xem xét thống nhất cho phép tỉnh được thực hiện thí điểm việc giao rừng, thuê rừng đối với diện tích rừng đặc dụng 8.807 ha thuộc lâm phần của Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh để trồng và phát triển sâm Ngọc Linh dưới tán rừng.
Cho ý kiến về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh Kon Tum tập hợp, rà soát, đánh giá kỹ kết quả các dự án đã triển khai; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trên tinh thần “tạo điều kiện thuận lợi” để tỉnh phát triển cây dược liệu đặc biệt quý hiếm và giá trị kinh tế cao là sâm Ngọc Linh.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đặc thù của Kon Tum là địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao cùng sinh sống. Do đó, yêu cầu gìn giữ, phát huy tình đoàn kết, không gian đa văn hóa của các dân tộc cần phải luôn được chú trọng.
Phân tích sâu về những tiềm năng lợi thế của Kon Tum, nhất là sở hữu nhiều kinh doanh thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, Thủ tướng nhắc đến truyền thống của người dân Kon Tum trung kiên, anh dũng, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân chung sức, chung lòng xây dựng quê hương Kon Tum ngày càng phát triển đi lên.
Thủ tướng cho rằng với các dự án trồng cây sâm Ngọc Linh - quốc bảo của Việt Nam, Kon Tum đã bước đầu đạt được thành công trên con đường phát triển loại dược liệu hiếm có và giá trị kinh tế cao này gắn với những vấn đề về “quốc kế dân sinh” tại địa phương.
Tuy nhiên, thẳng thắn chỉ rõ một số hạn chế cần khắc phục của tỉnh, Thủ tướng nhận xét Kon Tum còn phát triển dưới tiềm năng, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, có nguy cơ tụt hậu. Thương hiệu của một số sản phẩm như càphê, hàng nông sản còn yếu. Phát triển doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, hầu hết doanh nghiệp đều thuộc diện nhỏ và siêu nhỏ. Đáng chú ý, chỉ số PCI của tỉnh còn thấp, có những mặt thậm chí còn tụt hậu; chất lượng nguồn nhân lực còn cần phải cải thiện nhiều trong thời gian tới…
Về nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội Kon Tum, Thủ tướng đề nghị tỉnh chọn một số lĩnh vực quan trọng, phù hợp để ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ. Cùng với đó, tỉnh tập trung tìm nguồn lực bảo đảm cho chất lượng tăng trưởng bền vững, nhất là về giao thông, thủy lợi. Bên cạnh đó, tỉnh cần chú ý hơn đến nâng cao chất lượng giáo dục, xử lý tốt vấn đề đất đai, không để xảy ra điểm nóng; phát triển hài hòa các vấn đề xã hội và nâng cao dân trí cho người dân.
Gợi ý hướng phát triển của Kon Tum, Thủ tướng đề nghị tỉnh phát huy tiềm năng sẵn có dựa trên các trụ cột: phát triển rừng bền vững, nâng cao năng suất rừng gắn với trồng cây dược liệu dưới tán rừng; phát triển nông nghiệp sạch, công nghệ cao đa chức năng; phát triển công nghiệp năng lượng, chế biến ở phân khúc cấp cao; phát triển kinh tế cửa khẩu, du lịch…
Bảo hộ giá trị thương hiệu sâm Ngọc Linh như thương hiệu quốc gia Việt Nam
“Dược liệu không chỉ góp phần xóa đói, giảm nghèo mà còn giúp làm giàu nếu biết tổ chức và quản lý tốt”. Tinh thần chỉ đạo này của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về phát triển dược liệu Việt Nam đã tiếp tục được thể hiện tại hội nghị phát triển sâm Ngọc Linh Kon Tum và các dược liệu khác đã diễn ra tại tỉnh Kon Tum sáng 06-9.
Quảng Nam, Kon Tum là hai địa phương được coi là “thủ phủ” của loài biệt dược đặc hữu này. Hội nghị là bước khởi động mang tính cột mốc để đưa loài cây “đẻ trứng vàng” sâm Ngọc Linh - quốc bảo của Việt Nam phát huy tiềm năng lợi thế, thúc đẩy, phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Sâm Ngọc Linh là loài sâm được xếp là top 4 loài sâm tốt nhất trên thế giới. Điểm quan trọng làm nên giá trị cao của sâm Ngọc Linh là trong thành phần có tới 52 loại saponin khác nhau; trong đó, ngoài 26 loại có cấu trúc hóa học thường thấy trong các loại sâm khác như sâm Hàn Quốc, sâm Nhật Bản, sâm Tây Dương, còn có 26 loại saponin có cấu trúc mới, riêng có ở sâm Ngọc Linh.
Sâm Ngọc Linh cũng như hầu hết những dược liệu có giá trị kinh tế cao đều là những lâm sản ngoài gỗ, phát triển dưới tán rừng. Với cây sâm Ngọc Linh, theo ước tính với chi phí ban đầu bỏ ra 3 tỷ/ha, sau 5 năm có thể thu về 30 tỷ đồng. Là một con số trong mơ với bà con vùng rừng. Nhiều địa phương đang muốn di thực giống sâm Ngọc Linh về trồng. Tuy nhiên, đây là loài cây đặc hữu, mọc ở những nơi cố định (chỉ phát triển dưới tán rừng già quanh chân núi Ngọc Linh) và đòi hỏi điều kiện thổ nhưỡng, kế đến là độ che phủ, điều kiện khí hậu. Vì thế, sâm Ngọc Linh được trồng ở độ cao 1.200 - 2.000m nhưng nếu đem sâm ở Kon Tum đến.
Trong phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tán thành với ý kiến của các đại biểu, chuyên gia cần tìm kiếm dư địa phát triển cho nền kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là từ nguồn cây dược liệu. Từ đó, không chỉ phục vụ tăng trưởng mà còn giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
Nhận xét sau Hội nghị toàn quốc về dược liệu tháng 4-2017, đã có nhiều sự chuyển động mạnh mẽ của các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng nhấn mạnh: Phát triển ngành dược liệu, ngành thực phẩm chức năng dựa trên việc phát huy các giá trị tinh hoa mà trời đất đã ban tặng cho một quốc gia có 3/4 diện tích rừng núi, nơi đã sinh ra những bậc danh y nổi tiếng như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, vừa là trách nhiệm lịch sử đồng thời cũng chính là sự khẳng định bản sắc và tinh thần dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên hội nhập toàn cầu hoá; trong đó có ngành dược liệu Việt Nam giàu truyền thống, đậm chất di sản và nghìn năm lịch sử.
Thủ tướng khẳng định, 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam đều có thể phát triển dược liệu với nhiều loại cây, con, sinh vật biển, khoáng sản không chỉ chữa bệnh mà còn có thể làm giàu.
Chiều ngày 03-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có cuộc gặp mặt đoàn thể thao Việt Nam vừa tham dự ASIAD 2018 tại Indonesia. Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện và 150 cán bộ, chuyên gia, huấn luyện viên, vận động viên tiêu biểu đại diện cho đoàn.
Bày tỏ cảm ơn sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ý kiến các huấn luyện viên, vận động viên khẳng định quyết tâm, nỗ lực trong rèn luyện và thi đấu để đạt thành tích cao hơn nữa. Như lời của huấn luyện viên Nguyễn Mạnh Hiếu, môn điền kinh, sự quan tâm theo dõi, động viên, khích lệ kịp thời của Thủ tướng đã tạo thêm động lực cho đoàn. Anh cam kết sẽ nỗ lực rèn luyện, đưa thể thao nước nhà phát triển hơn nữa, đem vinh quang về cho Tổ quốc. Cùng một ý chí, vận động viên Tạ Thanh Huyền, môn Rowing, khẳng định sẽ cố gắng rèn luyện để đạt nhiều thành ích hơn nữa.
Thủ tướng nhìn nhận, đoàn đã thi đấu với ý chí, khát vọng của thể thao Việt Nam, đặc biệt, thể hiện tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc cao, văn hóa dân tộc. Không có tiếng kêu ca nào về đoàn thể thao Việt Nam về đạo đức, lối sống tại đại hội này. “Nhìn toàn diện, thành tích của đoàn thể thao là xuất sắc”, thể hiện màu cờ sắc áo.
Theo Thủ tướng, đoàn đã đạt một số thành tích “đầu tiên” quan trọng: Lần đầu tiên đội bóng đá nam vào bán kết, lần đầu tiên là chúng ta đạt huy chương vàng môn điền kinh, lần đầu tiên chúng ta tham dự ASIAD với số vận động viên đông nhất và số môn thi nhiều nhất.
“Tôi được biết 2 vận động viên Pencat Silat bị đau nhưng đã vượt qua để có huy chương vàng”, Thủ tướng bày tỏ.
Thủ tướng cho biết ông đã xem những hình ảnh về lễ đón đoàn thể thao Việt Nam hôm qua với ấn tượng mạnh mẽ về tình cảm nhân dân dành cho đoàn. "Đây là tình cảm thực sự chân thành, chúng ta thấy khi đội tuyển bóng đá vào sâu vòng trong thì hàng ngàn người dân đi cả đêm trên các con phố lớn ở những thành phố trên cả nước, nhưng không có ai va chạm, cãi cọ nhau”.
Thủ tướng nhấn mạnh, chiến thắng lớn là chiến thắng trong lòng người hâm mộ Việt Nam. Đây là niềm tin của nhân dân đối với thể thao Việt Nam, thành tích của đoàn “mang lại cảm giác lâng lâng khó tả”.
Một lần nữa, Thủ tướng đánh giá cao các huấn luyện viên, vận động viên, các liên đoàn thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao và các cơ quan liên quan đã góp phần làm nên chiến thắng này vào dịp kỷ niệm 73 năm Quốc khánh.
Thủ tướng khẳng định, mặc dù đất nước còn khó khăn, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đối với ngành thể dục thể thao, thể hiện qua nhiều chính sách, chế độ đối với vận động viên, huấn luyện viên.
Nhân dịp này, Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thể dục thể thao đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm từ ASIAD lần này để có biện pháp duy trì và phát triển thành tích đạt được, phát huy thế mạnh, tiếp tục đưa thể thao Việt Nam lên tầm cao mới. Phải chăng chúng ta đã đào tạo lớp trẻ tốt, phải chăng chúng ta có những huấn luyện viên nổi tiếng, tâm huyết, trách nhiệm, phải chăng chúng ta có những liên đoàn đã làm công việc vận động tốt để có nhiều nguồn lực, nhiều kinh nghiệm bổ trợ cho cơ quan nhà nước trong phát triển thể thao… Theo Thủ tướng, tất cả những điều đó đều cần tổng kết, đánh giá.
Phó Thủ tướng Thường trực thăm Trung tâm Huấn luyện Bộ đội Biên phòng
Sáng ngày 03-9, tại Vĩnh Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã đến thăm Trung tâm Huấn luyện Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (trước là Trường cán bộ An ninh miền Nam), thăm, tặng quà các cháu học sinh nghèo vượt khó.
Đến thăm Trung tâm Huấn luyện thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và nhân dân, học sinh xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình bày tỏ vui mừng trước những kết quả đáng khích lệ trong phát triển kinh tế-xã hội địa phương, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh trật tự được giữ vững.
Phó Thủ tướng ôn lại truyền thống của Trường cán bộ An ninh miền Nam - E1171 được Trung ương thành lập năm 1971, đứng chân trên địa bàn xã Đồng Tĩnh và Đại Đình. Nơi đây, nhiều thế hệ học sinh miền Nam đã từng ra sức học tập, rèn luyện ngày đêm với sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt của các thầy cô giáo để sớm trở về chi viện cho chiến trường miền Nam đang vào giai đoạn ác liệt nhất của thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
Trường E1171 trở thành chiếc nôi đào tạo nguồn cán bộ phục vụ công tác bảo vệ an ninh, trật tự các tỉnh miền Nam trước và sau ngày đất nước thống nhất. Nhiều cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, của ngành Công an đã trưởng thành từ nôi đào tạo của Trường.
Phó Thủ tướng bày tỏ mong muốn, những món quà nhỏ nhưng đầy ý nghĩa này sẽ giúp các cháu học sinh tiếp tục nỗ lực vượt khó, thi đua học tập và rèn luyện để thành “con ngoan, trò giỏi”, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
Khai mạc phiên họp mở rộng Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
Sáng 04-9, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên họp mở rộng. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chủ trì phiên họp.
Diễn ra trong hai ngày 04 và 05-9, tại phiên họp này, Ủy ban Pháp luật sẽ thẩm tra sơ bộ dự án Luật Hành chính công; Đề án hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội năm 2018; Báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2018.
Tại phiên làm việc sáng 04-9, Ủy ban Pháp luật đã thẩm tra sơ bộ Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
Trình bày Báo cáo của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho biết tính từ tháng 8-2017 đến tháng 8-2018, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ có nhiệm vụ xây dựng, ban hành 204 văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh.
Tính đến ngày 15-8, đã ban hành được 140/152 văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực, còn 12/152 văn bản nợ chưa ban hành. Qua kết quả theo dõi cho thấy mặc dù vẫn còn tình trạng nợ ban hành văn bản quy định chi tiết nhưng số lượng văn bản nợ đã giảm dần so với các năm trước, cụ thể giảm 45 văn bản so với cùng kỳ năm 2015 (57 văn bản) và giảm 23 văn bản so với cùng kỳ năm 2016 (35 văn bản). 12 văn bản chưa ban hành đa số là nội dung khó, phức tạp, cần xin ý kiến chỉ đạo của nhiều cấp.
Qua thảo luận, các đại biểu cho rằng, kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật vẫn chưa được chấp hành nghiêm chỉnh. Ở cấp bộ, ngành vẫn còn tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, chất lượng văn bản chưa cao.
Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Thái Bình nhấn mạnh đến nay, vẫn còn 12/152 văn bản hướng dẫn thi hành luật đã có hiệu lực mà chậm ban hành. Đặc biệt, có những luật có hiệu lực gần 4 năm nhưng văn bản thi hành hiện nay đang trình, thậm chí đang soạn thảo.
Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị cần xem xét, làm rõ phạm vi, nội hàm của báo cáo Chính phủ. Báo cáo cần đề cập toàn diện hơn các vấn đề chứ không chỉ nói về tình hình ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các văn bản quy định chi tiết thi hành...
Ngoài ra, trong báo cáo cần thể hiện rõ năm 2018 có những chuyển biến gì hơn so với năm 2017 và những năm trước đây trong công tác ban hành pháp luật, công tác tổ chức thực hiện pháp luật, tuyên truyền phổ biến pháp luật.
Thủ tướng: Kon Tum xử lý tốt vấn đề đất đai, không để xảy ra điểm nóng
Sau buổi sáng chung vui cùng thày và trò Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông trong lễ khai giảng năm học mới 2018 - 2019, chiều 05-9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn công tác của Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Kon Tum - địa phương nằm ở phía bắc Tây Nguyên với 28 dân tộc cùng sinh sống; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 53% và là tỉnh còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế xã hội.
Tại buổi làm việc, Kon Tum kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét có cơ chế cho tỉnh được thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng đặc dụng để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh và các loài dược liệu dưới tán rừng, trước mắt, xem xét thống nhất cho phép tỉnh được thực hiện thí điểm việc giao rừng, thuê rừng đối với diện tích rừng đặc dụng 8.807 ha thuộc lâm phần của Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh để trồng và phát triển sâm Ngọc Linh dưới tán rừng.
Cho ý kiến về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh Kon Tum tập hợp, rà soát, đánh giá kỹ kết quả các dự án đã triển khai; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trên tinh thần “tạo điều kiện thuận lợi” để tỉnh phát triển cây dược liệu đặc biệt quý hiếm và giá trị kinh tế cao là sâm Ngọc Linh.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đặc thù của Kon Tum là địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao cùng sinh sống. Do đó, yêu cầu gìn giữ, phát huy tình đoàn kết, không gian đa văn hóa của các dân tộc cần phải luôn được chú trọng.
Phân tích sâu về những tiềm năng lợi thế của Kon Tum, nhất là sở hữu nhiều kinh doanh thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu, Thủ tướng nhắc đến truyền thống của người dân Kon Tum trung kiên, anh dũng, luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân chung sức, chung lòng xây dựng quê hương Kon Tum ngày càng phát triển đi lên.
Thủ tướng cho rằng với các dự án trồng cây sâm Ngọc Linh - quốc bảo của Việt Nam, Kon Tum đã bước đầu đạt được thành công trên con đường phát triển loại dược liệu hiếm có và giá trị kinh tế cao này gắn với những vấn đề về “quốc kế dân sinh” tại địa phương.
Tuy nhiên, thẳng thắn chỉ rõ một số hạn chế cần khắc phục của tỉnh, Thủ tướng nhận xét Kon Tum còn phát triển dưới tiềm năng, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, có nguy cơ tụt hậu. Thương hiệu của một số sản phẩm như càphê, hàng nông sản còn yếu. Phát triển doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, hầu hết doanh nghiệp đều thuộc diện nhỏ và siêu nhỏ. Đáng chú ý, chỉ số PCI của tỉnh còn thấp, có những mặt thậm chí còn tụt hậu; chất lượng nguồn nhân lực còn cần phải cải thiện nhiều trong thời gian tới…
Về nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội Kon Tum, Thủ tướng đề nghị tỉnh chọn một số lĩnh vực quan trọng, phù hợp để ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ. Cùng với đó, tỉnh tập trung tìm nguồn lực bảo đảm cho chất lượng tăng trưởng bền vững, nhất là về giao thông, thủy lợi. Bên cạnh đó, tỉnh cần chú ý hơn đến nâng cao chất lượng giáo dục, xử lý tốt vấn đề đất đai, không để xảy ra điểm nóng; phát triển hài hòa các vấn đề xã hội và nâng cao dân trí cho người dân.
Gợi ý hướng phát triển của Kon Tum, Thủ tướng đề nghị tỉnh phát huy tiềm năng sẵn có dựa trên các trụ cột: phát triển rừng bền vững, nâng cao năng suất rừng gắn với trồng cây dược liệu dưới tán rừng; phát triển nông nghiệp sạch, công nghệ cao đa chức năng; phát triển công nghiệp năng lượng, chế biến ở phân khúc cấp cao; phát triển kinh tế cửa khẩu, du lịch…
Bảo hộ giá trị thương hiệu sâm Ngọc Linh như thương hiệu quốc gia Việt Nam
“Dược liệu không chỉ góp phần xóa đói, giảm nghèo mà còn giúp làm giàu nếu biết tổ chức và quản lý tốt”. Tinh thần chỉ đạo này của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về phát triển dược liệu Việt Nam đã tiếp tục được thể hiện tại hội nghị phát triển sâm Ngọc Linh Kon Tum và các dược liệu khác đã diễn ra tại tỉnh Kon Tum sáng 06-9.
Quảng Nam, Kon Tum là hai địa phương được coi là “thủ phủ” của loài biệt dược đặc hữu này. Hội nghị là bước khởi động mang tính cột mốc để đưa loài cây “đẻ trứng vàng” sâm Ngọc Linh - quốc bảo của Việt Nam phát huy tiềm năng lợi thế, thúc đẩy, phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Sâm Ngọc Linh là loài sâm được xếp là top 4 loài sâm tốt nhất trên thế giới. Điểm quan trọng làm nên giá trị cao của sâm Ngọc Linh là trong thành phần có tới 52 loại saponin khác nhau; trong đó, ngoài 26 loại có cấu trúc hóa học thường thấy trong các loại sâm khác như sâm Hàn Quốc, sâm Nhật Bản, sâm Tây Dương, còn có 26 loại saponin có cấu trúc mới, riêng có ở sâm Ngọc Linh.
Sâm Ngọc Linh cũng như hầu hết những dược liệu có giá trị kinh tế cao đều là những lâm sản ngoài gỗ, phát triển dưới tán rừng. Với cây sâm Ngọc Linh, theo ước tính với chi phí ban đầu bỏ ra 3 tỷ/ha, sau 5 năm có thể thu về 30 tỷ đồng. Là một con số trong mơ với bà con vùng rừng. Nhiều địa phương đang muốn di thực giống sâm Ngọc Linh về trồng. Tuy nhiên, đây là loài cây đặc hữu, mọc ở những nơi cố định (chỉ phát triển dưới tán rừng già quanh chân núi Ngọc Linh) và đòi hỏi điều kiện thổ nhưỡng, kế đến là độ che phủ, điều kiện khí hậu. Vì thế, sâm Ngọc Linh được trồng ở độ cao 1.200 - 2.000m nhưng nếu đem sâm ở Kon Tum đến.
Trong phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tán thành với ý kiến của các đại biểu, chuyên gia cần tìm kiếm dư địa phát triển cho nền kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là từ nguồn cây dược liệu. Từ đó, không chỉ phục vụ tăng trưởng mà còn giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
Nhận xét sau Hội nghị toàn quốc về dược liệu tháng 4-2017, đã có nhiều sự chuyển động mạnh mẽ của các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng nhấn mạnh: Phát triển ngành dược liệu, ngành thực phẩm chức năng dựa trên việc phát huy các giá trị tinh hoa mà trời đất đã ban tặng cho một quốc gia có 3/4 diện tích rừng núi, nơi đã sinh ra những bậc danh y nổi tiếng như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, vừa là trách nhiệm lịch sử đồng thời cũng chính là sự khẳng định bản sắc và tinh thần dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên hội nhập toàn cầu hoá; trong đó có ngành dược liệu Việt Nam giàu truyền thống, đậm chất di sản và nghìn năm lịch sử.
Thủ tướng khẳng định, 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam đều có thể phát triển dược liệu với nhiều loại cây, con, sinh vật biển, khoáng sản không chỉ chữa bệnh mà còn có thể làm giàu.
“Đó là niềm tự hào của dân tộc chúng ta khi từ những tinh hoa của đất mẹ, chúng ta có thể làm ra những sản phẩm phục vụ cho sức khỏe con người, được sự tin dùng của quốc tế bởi những giá trị độc đáo, hứa hẹn đem đến cho chúng ta lợi thế cạnh tranh về chất lượng so sánh với những nước có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam”, Thủ tướng nói.
Nhắc đến tiềm năng của mảnh đất Kon Tum không chỉ giàu có về bản sắc văn hóa mà rất giàu về nguồn cây dược liệu, đặc biệt là sâm Ngọc Linh, Thủ tướng cho rằng, đó là món quà núi rừng linh thiêng đã ban tặng cho con người.
“Nếu nói sức khỏe là vàng thì sâm Ngọc Linh còn quý hơn vàng vì ngoài những giá trị về sức khỏe, còn ẩn chứa những tiềm năng kinh tế to lớn”, Thủ tướng chỉ rõ.
Thủ tướng trao danh hiệu Anh hùng cho Đài Phát thanh Giải phóng
Sáng 07-9, tại Trung tâm Phát thanh Quốc gia, 58 Quán Sứ, Hà Nội, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Đài Phát thanh Giải Phóng.
Đây là sự kiện đặc biệt nhân kỷ niệm 73 năm ngày thành lập (07-9-1945 - 07-9-2018) của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Cùng dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành và các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Đài qua các thời kỳ.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận những thành tích đặc biệt xuất sắc và đóng góp quan trọng của các thế hệ cán bộ, phóng viên, nhân viên Đài Phát thanh Giải phóng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, qua 14 năm hoạt động, Đài Phát thanh Giải phóng đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao phó. Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hôm nay là vinh quang trước hết thuộc về 25 liệt sỹ đã ngã xuống trên các chiến trường cho làn sóng phát thanh giải phóng liên tục mạnh mẽ, vang xa.
Đây cũng thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với hơn 600 cán bộ, phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, nghệ sỹ, kỹ thuật viên… các thời kỳ của Đài Phát thanh Giải phóng đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Theo Thủ tướng, đất nước đang bước vào giai đoạn mới của quá trình phát triển, hội nhập ngày càng sâu rộng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự lan tỏa, tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ, kinh tế số, mạng xã hội… đến mọi mặt đời sống xã hội.
Nhiệm vụ đặt ra đối với các cơ quan thông tin báo chí là rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang nhằm thực hiện sứ mệnh tuyên truyền vận động, tạo đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng mong muốn, phát huy truyền thống 73 năm hoạt động, đặc biệt là ý chí cách mạng kiên cường của các thế hệ cán bộ Đài phát thanh Giải phóng, Đài Tiếng nói Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa, giữ vững, phát huy vai trò là lực lượng tiên phong, nòng cốt của báo chí cách mạng Việt Nam, là một trong những cơ quan báo chí chủ lực của Đảng và Nhà nước ta.
Trong diễn văn tại buổi lễ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ nêu rõ: Tháng 11-1961, tại căn cứ Tây Bắc (Tây Ninh), Đài Phát thanh Giải phóng được thành lập, bên cạnh Thông tấn xã Giải phóng và Báo Giải phóng trực thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương Cục Miền Nam.
Trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đài Phát thanh Giải Phóng đã thực sự là một mũi tiến công sắc bén và hết sức quan trọng trên mặt trận thông tin, đưa tiếng nói của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam - tiếng nói chính nghĩa đến với đồng bào, chiến sỹ cả nước, với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Qua đó, giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về cuộc kháng chiến chính nghĩa, toàn dân, toàn diện của đồng bào miền Nam, của dân tộc Việt Nam.
Sau khi hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao phó, các cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, nghệ sỹ Đài Phát thanh Giải phóng B và A tỏa đi tiếp tục công tác tại các Đài Phát thanh-Truyền hình, Đài Tiếng nói Việt Nam… phát huy truyền thống Anh hùng, giữ vững phẩm chất tốt đẹp của người làm phát thanh trong cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước...
Đưa Việt Nam thành cường quốc công nghệ thông tin
Sáng 08-9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông. Cùng dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng và đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương.
Báo cáo tại Hội nghị, Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông kiêm Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, thời gian qua, Bộ đã làm tốt vai trò kiến tạo, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường viễn thông trên nguyên tắc đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa xã hội, nhà nước và doanh nghiệp. Nhờ đó, gần 1 triệu km cáp quang đã được triển khai đến tận thôn, bản, xã, phường tại 63/63 tỉnh/thành phố trên cả nước và Việt Nam trở thành một trong những nước có tỷ lệ cáp quang hóa cao nhất thế giới; sóng di động đã phủ tới 99,5% dân số (trong đó vùng phủ 3G, 4G phục vụ 98% dân số). Mục tiêu trong giai đoạn tới, Việt Nam sẽ trở thành một trong 10 nước có mạng viễn thông phát triển nhất thế giới.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến vai trò quản lý Nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, đóng góp vào khát vọng của dân tộc trong các lĩnh vực: Công nghệ thông tin, báo chí nhằm xây dựng và phát triển đất nước.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị Bộ cần làm tốt việc tạo ra môi trường phát triển thuận lợi trong lĩnh vực công nghệ cao; phải giữ vai trò dẫn dắt trong chuyển đổi số và công nghệ 4.0 của Việt Nam; phấn đấu để Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ. Cùng với đó, Bộ cần làm tốt hơn nhiệm vụ quản lý Nhà nước về báo chí, mạng xã hội; trách nhiệm về phát triển nguồn nhân lực…phục vụ xây dựng và phát triển đất nước.
Chỉ ra những tồn tại cần khắc phục của ngành, Thủ tướng nêu rõ: Việc triển khai quy hoạch báo chí chậm; công tác quản lý báo chí, mạng xã hội còn nhiều hạn chế, bất cập; vẫn diễn ra tình trạng báo chí bị thương mại hóa, đăng tải hình ảnh thiếu nhân văn, phản giáo dục, tác dụng tiêu cực, làm suy giảm niềm tin của công chúng đối với báo chí; thông tin phản bác, khủng hoảng truyền thông chưa kịp thời. Công tác tham mưu cơ chế, chính sách vẫn còn những trường hợp chậm, chất lượng chưa cao, chậm chí còn để xảy ra sai sót, vi phạm.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cùng đội ngũ các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin phải đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu làm tốt sứ mệnh của bộ và doanh nghiệp trong quản lý và phát triển công nghệ, tạo niềm tin, đồng thuận xã hội, hun đúc sức mạnh tinh thần của đất nước.
Nhắc đến tiềm năng của mảnh đất Kon Tum không chỉ giàu có về bản sắc văn hóa mà rất giàu về nguồn cây dược liệu, đặc biệt là sâm Ngọc Linh, Thủ tướng cho rằng, đó là món quà núi rừng linh thiêng đã ban tặng cho con người.
“Nếu nói sức khỏe là vàng thì sâm Ngọc Linh còn quý hơn vàng vì ngoài những giá trị về sức khỏe, còn ẩn chứa những tiềm năng kinh tế to lớn”, Thủ tướng chỉ rõ.
Thủ tướng trao danh hiệu Anh hùng cho Đài Phát thanh Giải phóng
Sáng 07-9, tại Trung tâm Phát thanh Quốc gia, 58 Quán Sứ, Hà Nội, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Đài Phát thanh Giải Phóng.
Đây là sự kiện đặc biệt nhân kỷ niệm 73 năm ngày thành lập (07-9-1945 - 07-9-2018) của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Cùng dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành và các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Đài qua các thời kỳ.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận những thành tích đặc biệt xuất sắc và đóng góp quan trọng của các thế hệ cán bộ, phóng viên, nhân viên Đài Phát thanh Giải phóng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, qua 14 năm hoạt động, Đài Phát thanh Giải phóng đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao phó. Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hôm nay là vinh quang trước hết thuộc về 25 liệt sỹ đã ngã xuống trên các chiến trường cho làn sóng phát thanh giải phóng liên tục mạnh mẽ, vang xa.
Đây cũng thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với hơn 600 cán bộ, phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, nghệ sỹ, kỹ thuật viên… các thời kỳ của Đài Phát thanh Giải phóng đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Theo Thủ tướng, đất nước đang bước vào giai đoạn mới của quá trình phát triển, hội nhập ngày càng sâu rộng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự lan tỏa, tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ, kinh tế số, mạng xã hội… đến mọi mặt đời sống xã hội.
Nhiệm vụ đặt ra đối với các cơ quan thông tin báo chí là rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang nhằm thực hiện sứ mệnh tuyên truyền vận động, tạo đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng mong muốn, phát huy truyền thống 73 năm hoạt động, đặc biệt là ý chí cách mạng kiên cường của các thế hệ cán bộ Đài phát thanh Giải phóng, Đài Tiếng nói Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa, giữ vững, phát huy vai trò là lực lượng tiên phong, nòng cốt của báo chí cách mạng Việt Nam, là một trong những cơ quan báo chí chủ lực của Đảng và Nhà nước ta.
Trong diễn văn tại buổi lễ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Thế Kỷ nêu rõ: Tháng 11-1961, tại căn cứ Tây Bắc (Tây Ninh), Đài Phát thanh Giải phóng được thành lập, bên cạnh Thông tấn xã Giải phóng và Báo Giải phóng trực thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương Cục Miền Nam.
Trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đài Phát thanh Giải Phóng đã thực sự là một mũi tiến công sắc bén và hết sức quan trọng trên mặt trận thông tin, đưa tiếng nói của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam - tiếng nói chính nghĩa đến với đồng bào, chiến sỹ cả nước, với nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Qua đó, giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về cuộc kháng chiến chính nghĩa, toàn dân, toàn diện của đồng bào miền Nam, của dân tộc Việt Nam.
Sau khi hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao phó, các cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, nghệ sỹ Đài Phát thanh Giải phóng B và A tỏa đi tiếp tục công tác tại các Đài Phát thanh-Truyền hình, Đài Tiếng nói Việt Nam… phát huy truyền thống Anh hùng, giữ vững phẩm chất tốt đẹp của người làm phát thanh trong cuộc kháng chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước...
Đưa Việt Nam thành cường quốc công nghệ thông tin
Sáng 08-9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông. Cùng dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng và đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương.
Báo cáo tại Hội nghị, Quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông kiêm Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, thời gian qua, Bộ đã làm tốt vai trò kiến tạo, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường viễn thông trên nguyên tắc đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa xã hội, nhà nước và doanh nghiệp. Nhờ đó, gần 1 triệu km cáp quang đã được triển khai đến tận thôn, bản, xã, phường tại 63/63 tỉnh/thành phố trên cả nước và Việt Nam trở thành một trong những nước có tỷ lệ cáp quang hóa cao nhất thế giới; sóng di động đã phủ tới 99,5% dân số (trong đó vùng phủ 3G, 4G phục vụ 98% dân số). Mục tiêu trong giai đoạn tới, Việt Nam sẽ trở thành một trong 10 nước có mạng viễn thông phát triển nhất thế giới.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến vai trò quản lý Nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, đóng góp vào khát vọng của dân tộc trong các lĩnh vực: Công nghệ thông tin, báo chí nhằm xây dựng và phát triển đất nước.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị Bộ cần làm tốt việc tạo ra môi trường phát triển thuận lợi trong lĩnh vực công nghệ cao; phải giữ vai trò dẫn dắt trong chuyển đổi số và công nghệ 4.0 của Việt Nam; phấn đấu để Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ. Cùng với đó, Bộ cần làm tốt hơn nhiệm vụ quản lý Nhà nước về báo chí, mạng xã hội; trách nhiệm về phát triển nguồn nhân lực…phục vụ xây dựng và phát triển đất nước.
Chỉ ra những tồn tại cần khắc phục của ngành, Thủ tướng nêu rõ: Việc triển khai quy hoạch báo chí chậm; công tác quản lý báo chí, mạng xã hội còn nhiều hạn chế, bất cập; vẫn diễn ra tình trạng báo chí bị thương mại hóa, đăng tải hình ảnh thiếu nhân văn, phản giáo dục, tác dụng tiêu cực, làm suy giảm niềm tin của công chúng đối với báo chí; thông tin phản bác, khủng hoảng truyền thông chưa kịp thời. Công tác tham mưu cơ chế, chính sách vẫn còn những trường hợp chậm, chất lượng chưa cao, chậm chí còn để xảy ra sai sót, vi phạm.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cùng đội ngũ các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin phải đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu làm tốt sứ mệnh của bộ và doanh nghiệp trong quản lý và phát triển công nghệ, tạo niềm tin, đồng thuận xã hội, hun đúc sức mạnh tinh thần của đất nước.
Giao nhiệm vụ cho Bộ Thông tin và Truyền thông, Thủ tướng yêu cầu Bộ cần khẩn trương triển khai quy hoạch báo chí; phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương trong việc chỉ đạo, định hướng thông tin báo chí, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền đảm bảo khách quan, chính xác, đầy đủ kịp thời các chủ trương, chính sách cũng như những biện pháp mới của Chính phủ và các cấp, các ngành trong phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng, an ninh, phòng chống tham nhũng và những vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Đấu tranh phản bác đối với các luận điệu xuyên tạc, thông tin xấu độc, xử lý nghiêm những vi phạm.
Bộ phải chú trọng việc chỉ đạo cơ quan báo chí nâng cao vai trò quản lý, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, bản lĩnh người làm báo trong kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đồng chí Phạm Minh Chính thăm bà con vùng lũ Mường Lát, Thanh Hóa
Chiều 08-9, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã đi khảo sát thực tế, thăm hỏi, động viên và tặng quà cho người dân vùng lũ tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
Qua khảo sát thực tế công tác giải phóng các điểm gây ách tắc giao thông khiến Mường Lát bị cô lập gần 10 ngày qua trên tuyến quốc lộ 15C, đồng chí Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Thanh Hóa phải tập trung nhân lực, vật lực, chỉ đạo quyết liệt để thông đường trong thơi gian sớm nhất.
Ngay sau khi vượt quãng đường hàng chục km với nhiều điểm sạt lở, đồng chí Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ những khó khăn của bà con nhân dân bản Poọng, xã Tam Chung đang sơ tán tại trường Tiểu học cũ. Đồng thời, trao quả ủng hộ của Ban Tổ chức Trung ương cho các gia đình bị thiệt hại do cơn lũ vừa qua.
Đồng chí Phạm Minh Chính đã cùng đoàn công tác đã đi khảo sát thiệt hại tại bản Poọng, xã Tam Chung và đề nghị chính quyền địa phương sớm ổn định cuộc sống cho 452 hộ gia đình bị mất nhà. Đây là mục tiêu quan trọng nhất, vì người dân không chỉ mất nhà, mất đồ đạc mà còn mất ruộng nương.
Đồng chí Phạm Minh Chính cũng yêu cầu các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm giải quyết vấn đề về gạo, nước cho nhân dân; vấn đề đi học cho trẻ em, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm... Đối với các gia đình có nhà bị cuốn trôi, Trưởng ban Tổ chức Trung ương yêu cầu lập dự án khôi phục lại nhà cửa, khắc phục để ổn định lâu dài cho bà con.
Trước thiệt hại quá lớn của người dân và chính quyền huyện Mường Lát, đồng chí Phạm Minh Chính cũng đề nghị kêu gọi sự ủng hộ trong, ngoài tỉnh và các nhà hảo tâm. Đồng thời, lập quỹ, đường dây nóng và lập đội quản lý quỹ. Ngoài ra, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cũng đề nghị Mường Lát nhanh chóng thống kê lại thiệt hại để báo cáo Trung ương, sớm có kế hoạch hỗ trợ, trước mắt là gạo cho bà con./.
Việt Nam-Hungary nâng khuôn khổ quan hệ lên mức "Đối tác toàn diện"  (10/09/2018)
Việt Nam mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ tăng cường chuyển giao công nghệ  (10/09/2018)
Xu thế già hóa dân số ở nước ta hiện nay và yêu cầu nâng cao chất lượng sống của người cao tuổi  (10/09/2018)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 03 đến ngày 09-9-2018  (10/09/2018)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 03 đến 09-9-2018)  (10/09/2018)
Khai mạc Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (10/09/2018)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên