Xu hướng, thách thức đối với việc làm dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0
16:30, ngày 21-09-2018
TCCSĐT - Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự xuất hiện của rô bốt có trí tuệ nhân tạo được dự báo đến khoảng năm 2035 sẽ có trí thông minh ngang một người bình thường. Vấn đề đặt ra ở đây là con người sẽ phải đối diện như thế nào với thách thức việc làm khi người máy đang dần có thể thay thế?
Xu hướng đào tạo, tuyển dụng lao động và việc làm
Thứ nhất, xu hướng đào tạo, tuyển dụng lao động
Do sự tiến bộ và thay đổi nhanh chóng từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong thời gian tới sẽ có những xu thế về việc làm, tuyển dụng lao động như sau: Từ sản xuất hàng loạt sang sản xuất theo đơn đặt hàng; từ người lao động phục vụ máy và công cụ sang rô bốt và công cụ phục vụ người lao động; từ lao động thực hiện nhiệm vụ một cách lặp đi lặp lại sang lao động ứng dụng tri thức; từ lấy vốn làm cơ sở sang lấy tri thức làm cơ sở khi khởi nghiệp sáng tạo; từ kỹ năng tay chân là chủ yếu sang kỹ năng tư duy là chủ yếu; từ việc làm chủ yếu dựa vào sức lao động sang việc làm dựa vào tri thức gắn với kỹ năng kiểu công nghiệp 4.0; từ tìm việc làm sang tự tạo việc làm và khởi nghiệp sáng tạo; từ tuyển dụng đã qua đào tạo sang tuyển dụng có thể đào tạo được và có khả năng học tiếp và học tập suốt đời.
Thứ hai, tạo việc làm mới
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung chủ yếu số hóa, công nghệ rô bốt và tự động hóa - xu hướng máy móc thay dần sức lao động của con người; từ đó dẫn tới phát triển khả năng tạo việc làm mới trong nền kinh tế; nhiều ngành nghề sẽ biến mất nhưng lại có những công việc mới ra đời, ví dụ công nghệ in 3D, sản xuất trên hệ thống tự động, điện toán đám mây,… Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong ngành giày dép, công nghệ in 3D đã tiến bộ đến mức có thể sản xuất giày ngay tại chỗ, và công nghệ này sẽ sớm được hoàn thiện trong một tương lai không xa. Các nghề thiết kế, tổ chức vận hành, bảo trì rô bốt thông minh phát triển song song với các nhân viên và chuyên gia tham gia tổ chức, thiết lập, vận hành mạng lưới vạn vật kết nối Internet nhằm tạo ra mô hình kinh doanh mới, sản xuất các sản phẩm thông minh và triển khai sản xuất thông minh hơn. Đồng thời, xuất hiện các nghề mới trong công nghệ dữ liệu lớn nhằm phân tích dự đoán, phân tích hành vi người dùng, hoặc các phương thức phân tích dữ liệu nâng cao khác nhằm trích xuất giá trị từ dữ liệu thông tin. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện ngày càng nhiều những người làm nghề tự do trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa, dịch thuật… Những start-up, website giới thiệu, tư vấn việc làm,... Xu hướng chung là số lượng việc làm mới có thể thấp hơn mức độ bãi bỏ số lượng việc làm cũ vốn dựa vào lao động giá rẻ.
Thách thức đối với việc làm
Thứ nhất, cắt giảm việc làm
Ở nước ta, ILO dự báo, trong 10 năm tới, 70% số việc làm có rủi ro cao (hay còn được hiểu là những công việc có thể bị thay thế bằng các hệ thống, máy móc tự động hóa), 18% có rủi ro trung bình và 12% có rủi ro thấp. ILO cũng dự báo 86% lao động ngành dệt may và da giày ở Việt Nam sẽ bị mất việc trong vòng 15 năm tới. Hiện nay ở Việt Nam, ngành dệt may đang tạo việc làm cho 2,3 triệu người (78% là lao động nữ, 17% có trình độ tiểu học); ngành da giày đang tạo việc làm cho 1,0 triệu người (74% là lao động nữ, 26% có trình độ tiểu học). Những ngành có rủi ro cao nhất bao gồm: nông, lâm và thủy sản (với 83,3% số việc làm có rủi ro cao); công nghiệp chế biến, chế tạo (74,4% số việc làm có rủi ro cao); bán buôn, bán lẻ (84,1% số việc làm có rủi cao). Ngay cả những công việc trong lĩnh vực nông nghiệp truyền thống ở Việt Nam với đặc điểm là lao động thủ công và có tính lặp đi lặp lại cao cũng có nguy cơ bị thay thế bởi máy móc và thiết bị tự động. Những nghề có rủi ro cao là: trồng trọt (khoảng 13,7 triệu việc làm); chăn nuôi (gần 3,2 triệu việc làm); làm vườn (1,0 triệu việc làm); đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (0,84 triệu việc làm);…
Một thách thức lớn nữa là hằng năm phải tạo ra hơn bảy triệu việc làm mới. Trong khi đó đội ngũ lao động vốn được đào tạo ở trình độ cao của công nghiệp cơ khí lại không đáp ứng được yêu cầu của kiểu sản xuất và kỹ năng lao động của cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ hai, thách thức đối với đào tạo mới
Mặc dù nước ta hiện đang trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, tức thời kỳ dân số trong độ tuổi lao động đạt mức cao nhất, tuy vậy, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt trên 50% tổng số lực lượng lao động trong cả nước. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến tháng 11-2016, số sinh viên/1 vạn dân ở Việt Nam là 200 sinh viên/1 vạn dân, thấp hơn nhiều so với các nước như Hàn Quốc, Singapore. Sự hạn chế về kỹ năng lao động và tay nghề trong một số ngành đang là nét phổ biến của lao động Việt Nam hiện nay. Ví dụ, trong đội ngũ nhân lực ngành công nghệ thông tin, 72% số sinh viên ngành này không có kinh nghiệm thực hành; 42% số sinh viên thiếu kỹ năng làm việc nhóm. Số liệu này giải thích tại sao, trong khi các nhà tuyển dụng khó thu hút lao động chất lượng cao thì tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên lại cao nhất. Vào đầu năm 2017, số người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên là 138,8 nghìn người; tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này là 2,79%. Nhóm trình độ cao đẳng có 104,2 nghìn người thất nghiệp; tỷ lệ thất nghiệp nhóm này là 6%. Nhóm trình độ trung cấp có 83,2 nghìn người thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp là 3,08%(1). Phần lớn những người có trình độ đào tạo cao đẳng, đại học sau khi được tuyển dụng vào làm việc đều phải đào tạo lại. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay chỉ ở mức 3,39/10 điểm; còn năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133 quốc gia được xếp hạng.
Tình hình trên đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu đào tạo cho đối tượng người học mới, đối tượng chuyển đổi nghề nghiệp, đối tượng học bổ sung, nâng cấp trình độ và đào tạo lại nhằm đáp ứng cả về số lượng, chất lượng, tính hiệu quả của lực lượng lao động phù hợp với điều kiện mới của đất nước, góp phần làm tăng năng xuất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, ổn định xã hội và giảm tỷ lệ tệ nạn, tội phạm trong xã hội.
Thứ ba, yêu cầu đáp ứng linh hoạt kịp thời cả hai nhiệm vụ: đào tạo được những nghề chưa từng tồn tại trước đó và những nghề sử dụng công nghệ chưa từng được phát minh
Các công nghệ mới gây khó khăn cho các nhà quản lý và đào tạo nguồn nhân lực. Một công nghệ đã được thử thách và đang được triển khai mạnh mẽ vào thực tiễn sẽ tạo áp lực mới đối với việc tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực liên quan. Áp lực gay gắt về nhân lực thường xảy ra khi mới bắt đầu ứng dụng rộng rãi công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất hàng loạt sản phẩm trong ngành luyện kim, cơ khí đóng tàu, vật liệu xây dựng, giày da, may mặc,... Một trong những thách thức đáng chú ý là khó dự đoán về xu hướng và số lượng nhân lực để có thể đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với tương lai, đặc biệt ở lĩnh vực Internet kết nối vạn vật và Dữ liệu lớn.
Việc đáp ứng yêu cầu của những nghề chưa từng tồn tại trước đó và những nghề sử dụng công nghệ chưa từng được phát minh, là một thách thức thực sự và đang trở nên vô cùng cấp bách.
Thứ tư, giải quyết bất bình đẳng giới trong việc làm
Bất bình đẳng giới trong việc làm, theo một nghiên cứu của ILO, vẫn tồn tại dù thế giới có bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhưng mức độ bất bình đẳng giới tùy thuộc vào mức độ giàu có của các quốc gia. Chẳng hạn tại các nước phát triển, sự chênh lệch trong tỷ lệ thất nghiệp giữa phụ nữ và nam giới tương đối nhỏ. Tại Đông Âu và Bắc Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ thậm chí còn thấp hơn so với nam giới. Trong khi đó, ví dụ ở các quốc gia Ả-rập và Bắc Phi, do những định kiến xã hội tiếp tục cản trở phụ nữ tham gia vào những công việc được trả lương, nên tỷ lệ thất nghiệp của giới này vẫn cao gấp đôi nam giới.
Thứ năm, vi phạm hợp đồng lao động của doanh nghiệp
Hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển sẽ phải chịu nhiều áp lực về vốn, nguồn nhân lực, kinh nghiệm quản lý, sự hiểu biết về pháp luật…, đặc biệt yêu cầu về tiêu chuẩn lao động và tiêu chuẩn xã hội (điều kiện lao động, nguồn gốc nguyên, vật liệu, bảo vệ môi trường,...) để có thể sản xuất, cung ứng các sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và tham gia. Trong khi đó, kết quả thanh tra lao động của Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội trong những năm gần đây cho thấy, sai phạm phổ biến và tập trung của các doanh nghiệp là ở các nội dung hợp đồng lao động, tiền lương, trình tự ký kết và nội dung mới của Thỏa ước lao động tập thể, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động.
Nguyên nhân là người sử dụng lao động muốn tiết kiệm chi phí hoặc nhận thức chưa đầy đủ các quy định của pháp luật. Đồng thời, quan hệ lao động chưa thực sự bình đẳng, vì người lao động cần việc làm nên mặc dù biết người sử dụng lao động có những thỏa thuận sai vẫn phải thực hiện hợp đồng lao động. Ngoài ra, trên thực tế, một số quy định của pháp luật vẫn chưa phù hợp; việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn mang tính hình thức, lực lượng thanh tra lao động còn ít.
Nhiều doanh nghiệp hiện nay coi lợi nhuận là trên hết, xa rời yêu cầu kết hợp giữa mục tiêu vì sự phát triển của đất nước và mục tiêu lợi nhuận, nên tìm cách trốn đóng bảo hiểm xã hội, nợ bảo hiểm xã hội, không công khai tiền lương, định mức lao động, đặc biệt gần đây là hiện tượng tìm cách loại bỏ những người lao động từ 35 tuổi trở lên bằng cách dùng các khoản hỗ trợ để khuyến khích người lao động lớn tuổi ra khỏi doanh nghiệp; hoặc đổi tên công ty thành công ty mới hay chuyển doanh nghiệp từ vùng I (có quy định lương tối thiểu theo luật cao) sang vùng II, vùng III (có quy định lương tối thiểu thấp hơn) để tuyển mới lao động trẻ và trả lương thấp hơn, hay đóng cửa doanh nghiệp rồi lại lập doanh nghiệp mới và đăng ký mới. Trong khi đó, tổ chức công đoàn hầu như không sử dụng được quyền của mình trong thương lượng tập thể. Thỏa ước tập thể hiện nay chủ yếu là sao chép luật. Nếu giành được phúc lợi cho công nhân cao hơn quy định của luật là nhờ thiện chí của doanh nghiệp, chứ không phải là kết quả của thương lượng.
Thứ sáu, nguy cơ về bóc lột lao động trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
Có thể nói tất cả các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đều thiết lập mạng lưới cung ứng các dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp lớn, như Samsung ở Việt Nam, đã đưa ra 3 tiêu chí để xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ bền vững, gồm: (i) Môi trường và an toàn: Nhà cung cấp đáp ứng bộ tiêu chí đặt ra, gồm an toàn lao động, thiết bị phòng cháy, sức khoẻ nghề nghiệp, các chất nguy hại và cơ sở vật chất môi trường,… (ii) Quyền con người: Thực hiện kiểm toán bắt buộc phải tuân thủ, như quy định giờ làm việc rõ ràng, cấm sử dụng lao động trẻ em, bảo đảm mức lương tối thiểu và nghiêm cấm các hành vi vô nhân đạo và sự kỳ thị. (iii) Đối tác môi trường: Kiểm tra các chính sách bảo vệ môi trường khi sản xuất sản phẩm, các hoạt động giáo dục & đào tạo, cách sử dụng các chất hóa học độc hại đúng chuẩn. Samsung chỉ hợp tác với các nhà cung cấp được chứng nhận Eco-Partner (Đối tác phát triển). Cho đến nay, các nhà cung cấp Việt Nam thuộc chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, ví dụ cho Samsung, chủ yếu thực hiện những dịch vụ đơn giản với giá trị không cao (bao bì, in ấn,...).
Nhiều doanh nghiệp lớn, không chỉ ở Việt Nam, thực hiện hợp tác với các đối tác phát triển không công bằng. Vì mục tiêu lợi nhuận, nên các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đều tìm cách không công khai giá thành thực sự của sản phẩm. Chi phí cho các đối tác phát triển được tính trong giá thành tổng thể của sản phẩm. Vì thế, vấn đề đặt ra là làm sao để chi phí cho các đối tác phát triển càng thấp càng tốt nhằm mang lại lợi nhuận tối ưu. Nên một hiện tượng không hiếm là họ tìm cách thay đối tác phát triển cũ bằng đối tác phát triển mới có chi phí thấp hơn thông qua những khoản hỗ trợ nhất định hay áp đặt một số yêu cầu ngặt nghèo hơn.
Do đó, để giảm nguy cơ về bóc lột lao động trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, các ngành, nghề cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và công khai trong việc chống chạy đua “hạ thấp giá thành” dịch vụ của các doanh nghiệp cung ứng; theo dõi để giảm bớt các cấp trung gian, đặc biệt giảm bớt các nhà cung ứng trung gian không sản xuất trong chuối nhằm tạo điều kiện cho hàng hóa, dịch vụ đến thẳng doanh nghiệp cung ứng. Các “Nhãn hiệu hàng hóa” (Nhãn hàng) cần bao gồm chi phí lao động trong toàn bộ chuỗi cung ứng của doanh nghiệp để bảo đảm việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong toàn chuỗi cung ứng của doanh nghiệp; và phải thực hiện các biện pháp mạnh, quyết liệt để bảo đảm tuân thủ trách nhiệm xã hội này./.
-------------------------------------------
(1) Lê Hữu Lập, Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Báo Nhân Dân điện tử, ngày 09-4-2016
Thứ nhất, xu hướng đào tạo, tuyển dụng lao động
Do sự tiến bộ và thay đổi nhanh chóng từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong thời gian tới sẽ có những xu thế về việc làm, tuyển dụng lao động như sau: Từ sản xuất hàng loạt sang sản xuất theo đơn đặt hàng; từ người lao động phục vụ máy và công cụ sang rô bốt và công cụ phục vụ người lao động; từ lao động thực hiện nhiệm vụ một cách lặp đi lặp lại sang lao động ứng dụng tri thức; từ lấy vốn làm cơ sở sang lấy tri thức làm cơ sở khi khởi nghiệp sáng tạo; từ kỹ năng tay chân là chủ yếu sang kỹ năng tư duy là chủ yếu; từ việc làm chủ yếu dựa vào sức lao động sang việc làm dựa vào tri thức gắn với kỹ năng kiểu công nghiệp 4.0; từ tìm việc làm sang tự tạo việc làm và khởi nghiệp sáng tạo; từ tuyển dụng đã qua đào tạo sang tuyển dụng có thể đào tạo được và có khả năng học tiếp và học tập suốt đời.
Thứ hai, tạo việc làm mới
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung chủ yếu số hóa, công nghệ rô bốt và tự động hóa - xu hướng máy móc thay dần sức lao động của con người; từ đó dẫn tới phát triển khả năng tạo việc làm mới trong nền kinh tế; nhiều ngành nghề sẽ biến mất nhưng lại có những công việc mới ra đời, ví dụ công nghệ in 3D, sản xuất trên hệ thống tự động, điện toán đám mây,… Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trong ngành giày dép, công nghệ in 3D đã tiến bộ đến mức có thể sản xuất giày ngay tại chỗ, và công nghệ này sẽ sớm được hoàn thiện trong một tương lai không xa. Các nghề thiết kế, tổ chức vận hành, bảo trì rô bốt thông minh phát triển song song với các nhân viên và chuyên gia tham gia tổ chức, thiết lập, vận hành mạng lưới vạn vật kết nối Internet nhằm tạo ra mô hình kinh doanh mới, sản xuất các sản phẩm thông minh và triển khai sản xuất thông minh hơn. Đồng thời, xuất hiện các nghề mới trong công nghệ dữ liệu lớn nhằm phân tích dự đoán, phân tích hành vi người dùng, hoặc các phương thức phân tích dữ liệu nâng cao khác nhằm trích xuất giá trị từ dữ liệu thông tin. Bên cạnh đó, cũng xuất hiện ngày càng nhiều những người làm nghề tự do trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa, dịch thuật… Những start-up, website giới thiệu, tư vấn việc làm,... Xu hướng chung là số lượng việc làm mới có thể thấp hơn mức độ bãi bỏ số lượng việc làm cũ vốn dựa vào lao động giá rẻ.
Thách thức đối với việc làm
Thứ nhất, cắt giảm việc làm
Ở nước ta, ILO dự báo, trong 10 năm tới, 70% số việc làm có rủi ro cao (hay còn được hiểu là những công việc có thể bị thay thế bằng các hệ thống, máy móc tự động hóa), 18% có rủi ro trung bình và 12% có rủi ro thấp. ILO cũng dự báo 86% lao động ngành dệt may và da giày ở Việt Nam sẽ bị mất việc trong vòng 15 năm tới. Hiện nay ở Việt Nam, ngành dệt may đang tạo việc làm cho 2,3 triệu người (78% là lao động nữ, 17% có trình độ tiểu học); ngành da giày đang tạo việc làm cho 1,0 triệu người (74% là lao động nữ, 26% có trình độ tiểu học). Những ngành có rủi ro cao nhất bao gồm: nông, lâm và thủy sản (với 83,3% số việc làm có rủi ro cao); công nghiệp chế biến, chế tạo (74,4% số việc làm có rủi ro cao); bán buôn, bán lẻ (84,1% số việc làm có rủi cao). Ngay cả những công việc trong lĩnh vực nông nghiệp truyền thống ở Việt Nam với đặc điểm là lao động thủ công và có tính lặp đi lặp lại cao cũng có nguy cơ bị thay thế bởi máy móc và thiết bị tự động. Những nghề có rủi ro cao là: trồng trọt (khoảng 13,7 triệu việc làm); chăn nuôi (gần 3,2 triệu việc làm); làm vườn (1,0 triệu việc làm); đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (0,84 triệu việc làm);…
Một thách thức lớn nữa là hằng năm phải tạo ra hơn bảy triệu việc làm mới. Trong khi đó đội ngũ lao động vốn được đào tạo ở trình độ cao của công nghiệp cơ khí lại không đáp ứng được yêu cầu của kiểu sản xuất và kỹ năng lao động của cách mạng công nghiệp 4.0.
Thứ hai, thách thức đối với đào tạo mới
Mặc dù nước ta hiện đang trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, tức thời kỳ dân số trong độ tuổi lao động đạt mức cao nhất, tuy vậy, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt trên 50% tổng số lực lượng lao động trong cả nước. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến tháng 11-2016, số sinh viên/1 vạn dân ở Việt Nam là 200 sinh viên/1 vạn dân, thấp hơn nhiều so với các nước như Hàn Quốc, Singapore. Sự hạn chế về kỹ năng lao động và tay nghề trong một số ngành đang là nét phổ biến của lao động Việt Nam hiện nay. Ví dụ, trong đội ngũ nhân lực ngành công nghệ thông tin, 72% số sinh viên ngành này không có kinh nghiệm thực hành; 42% số sinh viên thiếu kỹ năng làm việc nhóm. Số liệu này giải thích tại sao, trong khi các nhà tuyển dụng khó thu hút lao động chất lượng cao thì tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên lại cao nhất. Vào đầu năm 2017, số người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên là 138,8 nghìn người; tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này là 2,79%. Nhóm trình độ cao đẳng có 104,2 nghìn người thất nghiệp; tỷ lệ thất nghiệp nhóm này là 6%. Nhóm trình độ trung cấp có 83,2 nghìn người thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp là 3,08%(1). Phần lớn những người có trình độ đào tạo cao đẳng, đại học sau khi được tuyển dụng vào làm việc đều phải đào tạo lại. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay chỉ ở mức 3,39/10 điểm; còn năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam xếp thứ 73/133 quốc gia được xếp hạng.
Tình hình trên đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu đào tạo cho đối tượng người học mới, đối tượng chuyển đổi nghề nghiệp, đối tượng học bổ sung, nâng cấp trình độ và đào tạo lại nhằm đáp ứng cả về số lượng, chất lượng, tính hiệu quả của lực lượng lao động phù hợp với điều kiện mới của đất nước, góp phần làm tăng năng xuất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, ổn định xã hội và giảm tỷ lệ tệ nạn, tội phạm trong xã hội.
Thứ ba, yêu cầu đáp ứng linh hoạt kịp thời cả hai nhiệm vụ: đào tạo được những nghề chưa từng tồn tại trước đó và những nghề sử dụng công nghệ chưa từng được phát minh
Các công nghệ mới gây khó khăn cho các nhà quản lý và đào tạo nguồn nhân lực. Một công nghệ đã được thử thách và đang được triển khai mạnh mẽ vào thực tiễn sẽ tạo áp lực mới đối với việc tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực liên quan. Áp lực gay gắt về nhân lực thường xảy ra khi mới bắt đầu ứng dụng rộng rãi công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất hàng loạt sản phẩm trong ngành luyện kim, cơ khí đóng tàu, vật liệu xây dựng, giày da, may mặc,... Một trong những thách thức đáng chú ý là khó dự đoán về xu hướng và số lượng nhân lực để có thể đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với tương lai, đặc biệt ở lĩnh vực Internet kết nối vạn vật và Dữ liệu lớn.
Việc đáp ứng yêu cầu của những nghề chưa từng tồn tại trước đó và những nghề sử dụng công nghệ chưa từng được phát minh, là một thách thức thực sự và đang trở nên vô cùng cấp bách.
Thứ tư, giải quyết bất bình đẳng giới trong việc làm
Bất bình đẳng giới trong việc làm, theo một nghiên cứu của ILO, vẫn tồn tại dù thế giới có bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhưng mức độ bất bình đẳng giới tùy thuộc vào mức độ giàu có của các quốc gia. Chẳng hạn tại các nước phát triển, sự chênh lệch trong tỷ lệ thất nghiệp giữa phụ nữ và nam giới tương đối nhỏ. Tại Đông Âu và Bắc Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ thậm chí còn thấp hơn so với nam giới. Trong khi đó, ví dụ ở các quốc gia Ả-rập và Bắc Phi, do những định kiến xã hội tiếp tục cản trở phụ nữ tham gia vào những công việc được trả lương, nên tỷ lệ thất nghiệp của giới này vẫn cao gấp đôi nam giới.
Thứ năm, vi phạm hợp đồng lao động của doanh nghiệp
Hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển sẽ phải chịu nhiều áp lực về vốn, nguồn nhân lực, kinh nghiệm quản lý, sự hiểu biết về pháp luật…, đặc biệt yêu cầu về tiêu chuẩn lao động và tiêu chuẩn xã hội (điều kiện lao động, nguồn gốc nguyên, vật liệu, bảo vệ môi trường,...) để có thể sản xuất, cung ứng các sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và tham gia. Trong khi đó, kết quả thanh tra lao động của Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội trong những năm gần đây cho thấy, sai phạm phổ biến và tập trung của các doanh nghiệp là ở các nội dung hợp đồng lao động, tiền lương, trình tự ký kết và nội dung mới của Thỏa ước lao động tập thể, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động.
Nguyên nhân là người sử dụng lao động muốn tiết kiệm chi phí hoặc nhận thức chưa đầy đủ các quy định của pháp luật. Đồng thời, quan hệ lao động chưa thực sự bình đẳng, vì người lao động cần việc làm nên mặc dù biết người sử dụng lao động có những thỏa thuận sai vẫn phải thực hiện hợp đồng lao động. Ngoài ra, trên thực tế, một số quy định của pháp luật vẫn chưa phù hợp; việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn mang tính hình thức, lực lượng thanh tra lao động còn ít.
Nhiều doanh nghiệp hiện nay coi lợi nhuận là trên hết, xa rời yêu cầu kết hợp giữa mục tiêu vì sự phát triển của đất nước và mục tiêu lợi nhuận, nên tìm cách trốn đóng bảo hiểm xã hội, nợ bảo hiểm xã hội, không công khai tiền lương, định mức lao động, đặc biệt gần đây là hiện tượng tìm cách loại bỏ những người lao động từ 35 tuổi trở lên bằng cách dùng các khoản hỗ trợ để khuyến khích người lao động lớn tuổi ra khỏi doanh nghiệp; hoặc đổi tên công ty thành công ty mới hay chuyển doanh nghiệp từ vùng I (có quy định lương tối thiểu theo luật cao) sang vùng II, vùng III (có quy định lương tối thiểu thấp hơn) để tuyển mới lao động trẻ và trả lương thấp hơn, hay đóng cửa doanh nghiệp rồi lại lập doanh nghiệp mới và đăng ký mới. Trong khi đó, tổ chức công đoàn hầu như không sử dụng được quyền của mình trong thương lượng tập thể. Thỏa ước tập thể hiện nay chủ yếu là sao chép luật. Nếu giành được phúc lợi cho công nhân cao hơn quy định của luật là nhờ thiện chí của doanh nghiệp, chứ không phải là kết quả của thương lượng.
Thứ sáu, nguy cơ về bóc lột lao động trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp
Có thể nói tất cả các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đều thiết lập mạng lưới cung ứng các dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp lớn, như Samsung ở Việt Nam, đã đưa ra 3 tiêu chí để xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ bền vững, gồm: (i) Môi trường và an toàn: Nhà cung cấp đáp ứng bộ tiêu chí đặt ra, gồm an toàn lao động, thiết bị phòng cháy, sức khoẻ nghề nghiệp, các chất nguy hại và cơ sở vật chất môi trường,… (ii) Quyền con người: Thực hiện kiểm toán bắt buộc phải tuân thủ, như quy định giờ làm việc rõ ràng, cấm sử dụng lao động trẻ em, bảo đảm mức lương tối thiểu và nghiêm cấm các hành vi vô nhân đạo và sự kỳ thị. (iii) Đối tác môi trường: Kiểm tra các chính sách bảo vệ môi trường khi sản xuất sản phẩm, các hoạt động giáo dục & đào tạo, cách sử dụng các chất hóa học độc hại đúng chuẩn. Samsung chỉ hợp tác với các nhà cung cấp được chứng nhận Eco-Partner (Đối tác phát triển). Cho đến nay, các nhà cung cấp Việt Nam thuộc chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, ví dụ cho Samsung, chủ yếu thực hiện những dịch vụ đơn giản với giá trị không cao (bao bì, in ấn,...).
Nhiều doanh nghiệp lớn, không chỉ ở Việt Nam, thực hiện hợp tác với các đối tác phát triển không công bằng. Vì mục tiêu lợi nhuận, nên các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đều tìm cách không công khai giá thành thực sự của sản phẩm. Chi phí cho các đối tác phát triển được tính trong giá thành tổng thể của sản phẩm. Vì thế, vấn đề đặt ra là làm sao để chi phí cho các đối tác phát triển càng thấp càng tốt nhằm mang lại lợi nhuận tối ưu. Nên một hiện tượng không hiếm là họ tìm cách thay đối tác phát triển cũ bằng đối tác phát triển mới có chi phí thấp hơn thông qua những khoản hỗ trợ nhất định hay áp đặt một số yêu cầu ngặt nghèo hơn.
Do đó, để giảm nguy cơ về bóc lột lao động trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, các ngành, nghề cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và công khai trong việc chống chạy đua “hạ thấp giá thành” dịch vụ của các doanh nghiệp cung ứng; theo dõi để giảm bớt các cấp trung gian, đặc biệt giảm bớt các nhà cung ứng trung gian không sản xuất trong chuối nhằm tạo điều kiện cho hàng hóa, dịch vụ đến thẳng doanh nghiệp cung ứng. Các “Nhãn hiệu hàng hóa” (Nhãn hàng) cần bao gồm chi phí lao động trong toàn bộ chuỗi cung ứng của doanh nghiệp để bảo đảm việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong toàn chuỗi cung ứng của doanh nghiệp; và phải thực hiện các biện pháp mạnh, quyết liệt để bảo đảm tuân thủ trách nhiệm xã hội này./.
-------------------------------------------
(1) Lê Hữu Lập, Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Báo Nhân Dân điện tử, ngày 09-4-2016
Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần  (21/09/2018)
Tỉ lệ tai biến sau tiêm chủng của Việt Nam như thế nào so với tiêu chuẩn thế giới?  (20/09/2018)
Thủ tướng chủ trì Phiên họp đầu Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử  (20/09/2018)
Thư mừng nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản  (20/09/2018)
Việt Nam luôn trân trọng sự giúp đỡ, ủng hộ quý báu của Ba Lan  (20/09/2018)
Nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công  (20/09/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển