Ngành y tế Thủ đô: Tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân
TCCS - Là lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, ngành y tế nói chung và ngành y tế Thủ đô nói riêng đã đóng vai trò quan trọng trong việc “đánh thắng” đại dịch. Tuy nhiên, cũng như nhiều ngành nghề khác, y tế cũng phải chịu không ít những tác động tiêu cực hậu đại dịch.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, ngành y tế đã thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Thủ tướng Chính phủ và thành phố để quyết tâm triển khai các giải pháp theo nguyên tắc “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”.
Tính đến 16-6-2022, tổng số ca mắc trên địa bàn thành phố Hà Nội là 1.604.739 ca mắc. Riêng trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến ngày 16-6-2022), toàn thành phố đã ghi nhận 1.603.499 ca mắc. Về tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, toàn thành phố đã triển khai tiêm 18.639.382 mũi. Trong đó, mũi 1 là 7.120.763 mũi (99,4%); mũi 2 là 6.701.258 mũi (96,6%); mũi nhắc lại lần 1 là 4.482.693 mũi (96,1%); mũi nhắc lại lần 2 là 105.542 mũi.
Đối với công tác khám, chữa bệnh, tuy bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 các bệnh viện vẫn bảo đảm các hoạt động khám, chữa bệnh thường xuyên và khám, chữa bệnh cho người bệnh COVID-19. Đồng thời nâng cao năng lực khám chữa bệnh, bố trí giường bệnh hồi sức tích cực để điều trị người bệnh thường xuyên và người bệnh COVID-19. Tổng số giường bệnh hồi sức cấp cứu đã bố trí là 1.367 giường bệnh (tăng 1,11% so với năm 2021). Các bệnh viện cũng tổ chức khoa khám bệnh để bảo đảm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, phù hợp với điều kiện tình hình mới trong công tác phòng, chống dịch.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành y tế Thủ đô cũng gặp không ít những khó khăn. Từ năm 2021 đến hết tháng 6-2022, Hà Nội có khoảng 1.000 cán bộ y tế nghỉ việc. Số lượng cán bộ y tế nghỉ trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến công tác khám, chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh. Lực lượng cán bộ y tế nghỉ việc tập trung ở khối khám chữa bệnh tại các bệnh viện nhiều hơn và là những người có tay nghề, chuyên môn cao… Đây cũng chính là lực lượng mà y tế tư nhân muốn thu hút về cơ sở của họ. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của các đơn vị y tế công.
Thời gian qua đội ngũ y, bác sĩ chịu áp lực lớn tập trung chủ yếu trong thời điểm dịch bệnh tăng cao, còn hiện tại dịch bệnh đã giảm nhiều và được kiểm soát nên áp lực đè lên vai các y, bác sĩ không còn như trước nữa. Nhưng về thu nhập thì thực tế vẫn còn nhiều cán bộ y tế lương thấp, không có thu nhập tăng thêm, dẫn đến khó khăn về đời sống vật chất. Do dịch bệnh COVID-19 nên hai năm qua công tác khám chữa bệnh và các hoạt động dịch vụ của các đơn vị y tế giảm mạnh từ 50 đến 70%, vì vậy cán bộ y tế không có thu nhập tăng thêm, chỉ có lương và phụ cấp của Nhà nước. Hiện nay, khi dịch bệnh đã được kiểm soát, các hoạt động chuyên môn trở lại bình thường, nguồn thu nhập của ngành y dần được cải thiện.
Để hỗ trợ, động viên cán bộ ngành y tế, vừa qua thành phố ban hành Nghị quyết về Quy định mức hỗ trợ, động viên đối với công chức, viên chức lao động hợp đồng lĩnh vực y tế tại các cơ quan, đơn vị công lập trực thuộc thành phố với 3 mức là: 5 triệu, 7 triệu và 10 triệu. Đây là sự quan tâm rất lớn của thành phố đối với ngành y tế giúp đội ngũ y, bác sĩ yên tâm công tác, phục vụ chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Bên cạnh đó, việc mua sắm thuốc, trang thiết bị vật tư sinh phẩm y tế bổ sung cho bệnh viện đang đứt gãy, đình đốn, vấn đề tự chủ bệnh viện còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt, cụ thể đối với các cơ quan chức năng, trong đó yêu cầu các bộ, ngành liên quan rà soát tổng thể các quy định hiện hành để khẩn trương sửa đổi và sớm ban hành các thông tư liên quan hướng dẫn đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, vật tư sinh phẩm y tế ở các mức độ khác nhau. Đồng thời các địa phương phải phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm để quyết liệt khắc phục tình trạng này trong thời gian sớm nhất, tất cả vì sức khoẻ, tính mạng của nhân dân, vì sự phát triển ổn định, bền vững của ngành y tế.
Để tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân, ngành y tế Thủ đô cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, xây dựng hệ thống chính sách về y tế một cách đồng bộ từ xã, phường đến huyện, thị xã, thành phố; từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh ở tất cả các tuyến. Trong đó, chế độ đãi ngộ, quy định về khám, chữa bệnh và cơ chế chi trả bảo hiểm y tế phải phù hợp nhằm duy trì đội ngũ cán bộ y tế làm việc tại các trạm y tế cơ sở; quy định về dịch vụ khám, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế phù hợp để khuyến khích phát triển đội ngũ bác sĩ làm việc cho cơ sở y tế tư nhân, kết nối và bổ trợ với hệ thống y tế công.
Hai là, đánh giá hiệu quả công tác đấu thầu thuốc tập trung thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả, bảo đảm tiến độ mua sắm, đấu thầu thời gian tới; chủ trì xây dựng cơ chế tổ chức cung ứng, dự trữ, mua sắm đặc thù đối với các loại thuốc hiếm, thuốc cần thiết cho điều trị các bệnh hiếm gặp để kịp thời phục vụ công tác mua sắm, điều trị của các cơ sở y tế nhằm xóa bỏ tình trạng thiếu thuốc và thiết bị y tế cần thiết.
Ba là, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ; bảo đảm vận hành hiệu quả hệ thống khám, chữa bệnh. Thực hiện, chăm sóc toàn diện người bệnh và nâng cao sự hài lòng của người bệnh ở các tuyến. Phát triển các kỹ thuật y khoa chuyên sâu; phát huy lợi thế y học cổ truyền, kết hợp chặt chẽ y học cổ truyền với y học hiện đại trong phòng bệnh, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, nâng cao sức khoẻ./.
Kinh tế Hà Nội phục hồi và phát triển mạnh mẽ sau đại dịch  (28/10/2022)
Hà Nội chú trọng đối ngoại nhân dân trong tình hình mới  (28/10/2022)
Đảng bộ thành phố Hà Nội nỗ lực thực hiện các mục tiêu năm 2022  (28/10/2022)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm