Biệt động Sài Gòn-Gia Định: Khúc hùng ca Xuân Mậu Thân 1968
Thay mặt lãnh đạo Thành phố, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân ghi nhận, đánh giá cao tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường và những đóng góp to lớn của lực lượng biệt động Sài Gòn-Gia Định đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; cam kết Thành phố Hồ Chí Minh sẽ làm hết sức mình để tôn vinh, phát huy truyền thống cách mạng của lực lượng vũ trang Thành phố, trong đó có lực lượng biệt động thành Sài Gòn-Gia Định năm xưa.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh bên cạnh Hội thảo lần này, cần có những tổng kết sâu hơn nữa về những đóng góp của lực lượng biệt động thành Sài Gòn-Gia Định đối với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 cũng như công cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước; biểu dương và tri ân công lao, sự hy sinh thầm lặng của lực lượng biệt động Sài Gòn-Gia Định đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Thiếu tướng Ngô Tuấn Nghĩa, Chính ủy Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, nhấn mạnh cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã làm chấn động nước Mỹ và thế giới, làm đảo lộn thế chiến lược của địch trên chiến trường, tạo bước ngoặt chiến tranh, đánh dấu sự thất bại của chiến lược Chiến tranh cục bộ, làm lung lay ý chí xâm lược, buộc đế quốc Mỹ phải chủ trương “phi Mỹ hóa chiến tranh,” chấm dứt chiến tranh phá hoạc miền Bắc không điều kiện, chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Paris về lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Thiếu tướng Ngô Tuấn Nghĩa cho rằng Hội thảo được tổ chức là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất đáng trân trọng; tiếp tục ghi nhận, tôn vinh những chiến công của lực lượng Biệt động Sài Gòn-Gia Đình và đóng góp to lớn của nhân dân Thành phố trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí độc lập tự chủ, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, niềm tự hào dân tộc cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân ta; góp phần đập tan những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận giá trị, ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Tại Hội thảo, đồng chí Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, khẳng định lực lượng biệt động Sài Gòn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và sức mạnh lòng dân.
Phân tích và chứng minh bằng các chứng cứ lịch sử, đồng chí Lê Thanh Hải nhấn mạnh lực lượng biệt động Sài Gòn luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân đùm bọc, che chở, nuôi dưỡng và với nghệ thuật chiến đấu thông minh, sáng tạo, tinh thần dũng cảm vô song, đã đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chiến tranh nhân dân ở đô thị.
Chứng minh bằng những cuộc tấn công của lực lượng biệt động Sài Gòn-Gia Định vào các mục tiêu là các cơ quan đầu não của đối phương tại Sài Gòn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Thiếu tướng Võ Văn Cổ, Phó Tham mưu trưởng Quân khu 7 cho rằng Mậu Thân 1968 là đỉnh cao của Biệt động Sài Gòn-Gia Định về sức đột phá tấn công, về nghệ thuật chiến đấu mang tính đặc thù trong lòng địch và đặc biệt là tinh thần, ý chí của cán bộ, chiến sỹ trong thời điểm quyết định; để lại những bài học quý về công tác tổ chức và thực hành chiến đấu trong đô thị Sài Gòn-Gia Định nói riêng và các đô thị miền Đông Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ nói chung.
Với 65 bài tham luận gửi đến Hội thảo, trong đó có 10 tham luận được báo cáo trực tiếp tại Hội thảo đã làm sáng tỏ lịch sử hình thành và phương thức hoạt động đặc sắc cùng những chiến công oanh liệt của của lực lượng biệt động Sài Gòn-Gia Định trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung, cuộc Tổng tấn công Xuân Mậu Thân 1968 nói riêng; tập trung phân tích làm rõ, khẳng định và đánh giá tầm vóc, ý nghĩa, sự mưu trí, quả cảm, vai trò to lớn của lực lượng Biệt động Sài Gòn-Gia Định trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Hội thảo khẳng định cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một biểu hiện tập trung ý chí và sức mạnh quật cường của dân tộc Việt Nam và mưu lược của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta; đúc kết những bài học kinh nghiệm, những bài học có giá trị thực tiễn-lý luận vận dụng vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Tiếp tục nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người đại biểu nhân dân  (28/01/2018)
Bình Phước: Tuyên dương trí thức, sinh viên, học sinh giỏi, xuất sắc và các mô hình học tập tiêu biểu năm 2017  (28/01/2018)
Bộ trưởng Tô Lâm làm việc với cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Lào  (28/01/2018)
Hân hoan chào đón những “Chiến binh vàng son” chiến thắng trở về  (28/01/2018)
Hoạt động của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Bồ Đào Nha  (28/01/2018)
Tạo dựng tương lai chung trong một thế giới bị chia rẽ  (28/01/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên