Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra với Việt Nam
Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Đó là quá trình nhất thể hóa nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là kinh tế và khoa học - kỹ thuật.
Cơn lốc của toàn cầu hóa làm gia tăng phân công lao động quốc tế, kinh tế thị trường phát triển sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới, khoa học và công nghệ phát triển nhanh, mạnh, tác động
Bên cạnh những mặt khách quan, tích cực mà toàn cầu hóa đưa lại, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các quốc gia dân tộc thì còn có mặt trái của toàn cầu hóa, đó là sự cạnh tranh bất bình đẳng, sự lũng đoạn của tư bản độc quyền; là sự loại trừ xã hội với sự giàu sang vô hạn độ cho những người có lợi thế, biết tận dụng cơ hội do toàn cầu hóa mang lại; là thất nghiệp, nghèo đói, bần cùng hóa của những người “yếu thế”, bị đặt ra ngoài lề của sự phát triển. Mặt trái của toàn cầu hóa đặt các quốc gia dân tộc đang phát triển đứng trước nguy cơ bị các giá trị phương Tây, nhất là các giá trị văn hóa Mỹ xâm nhập ồ ạt, làm tổn hại bản sắc văn hóa dân tộc. Mặt trái của toàn cầu hóa còn tạo ra nguy cơ đe dọa độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia dân tộc...
Dưới khẩu hiệu “Một thế giới khác là có thể”, Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa có mặt ở khắp nơi trên thế giới, tạo nên một “đội quân lữ hành cách mạng”, đang góp phần điều chỉnh quá trình này mang tính nhân bản hơn.
Việt Nam cũng nằm trong dòng chảy của toàn cầu hóa. Với nhận thức: toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu, gồm hai mặt cả tích cực lẫn tiêu cực, Việt Nam chủ động hội nhập, chủ trương xác lập một tiến trình hội nhập quốc tế phù hợp, bảo đảm hiệu quả cả về kinh tế và chính trị, phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa. Để hạn chế mặt trái của toàn cầu hóa, Việt Nam tích cực hoàn thiện chính sách phát triển bền vững, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, phát triển vì lợi ích hài hòa giữa các nước, giữa các tầng lớp nhân dân.
Để góp phần tìm hiểu về toàn cầu hóa, đặc biệt là phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa và những vấn đề đặt ra hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra với Việt Nam do TS. Nguyễn Thị Quế, PGS,TS. Nguyễn Hoàng Giáp và ThS. Mai Hoài Anh đồng chủ biên.
Nội dung của cuốn sách gồm 6 chương:
Chương 1: Khái quát về xu thế toàn cầu hoá
Chương 2: Sự ra đời phong trào chống mặt trái của toàn cầu hoá
Chương 3: Mục tiêu, tính chất, đặc điểm, nội dung và hình thức đấu tranh của phong trào chống mặt trái của toàn cầu hoá
Chương 4: Những kết quả và xu hướng của phong trào chống mặt trái của toàn cầu hoá
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta  (31/03/2009)
Hội nghị Già làng tiêu biểu khu vực Tây Nguyên  (30/03/2009)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 23-3-2009 đến 29-3-2009)  (30/03/2009)
Hội nghị Già làng tiêu biểu khu vực Tây Nguyên  (30/03/2009)
Phát động Cuộc thi “Tìm hiểu biển, đảo Việt Nam”  (30/03/2009)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay