Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ứng phó với biến đổi khí hậu ở các tỉnh ven biển Việt Nam
TCCSĐT - Ngày 10-6-2015, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp tổ chức Hội thảo: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ứng phó với biến đổi khí hậu ở các tỉnh ven biển Việt Nam - Lý luận và thực tiễn”. PGS, TS. Lê Quốc Lý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì Hội thảo.
Về mục đích và tầm quan trọng của Hội thảo, PGS,TS. Lê Quốc Lý phát biểu, biến đổi khí hậu đã trở thành một thách thức hết sức nghiêm trọng, đe dọa sự tồn tại của con người và việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, phát triển bền vững cũng như các mục tiêu thiên niên kỷ. Báo cáo mới nhất của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho rằng: Trong vòng 100 năm qua, nhiệt độ của trái đất đã tăng lên 0,80C so với giai đoạn trước; mực nước biển đã dâng cao 20cm và biến đổi khí hậu đã làm giảm tăng trưởng kinh tế hằng năm khoảng 0,5% GDP. Với tính chất cấp bách và tầm quan trọng của vấn đề như vậy, Hội thảo lần này tập trung triển khai các vấn đề chính như sau: Thực trạng vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ hiện nay và các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế để ứng phó hữu hiệu với vấn đề biến đổi khí hậu tại Việt Nam nói chung và Nam Trung Bộ nói riêng trong giai đoạn tới.
Các ý kiến tham luận tại Hội thảo cho thấy, nhận thức rõ về những ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu, nhiều giải pháp được đặt ra, trong đó có giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu kinh tế ngành. Cụ thể, đã có chủ trương, chính sách quy hoạch vùng ven biển Nam Trung Bộ, phát triển các ngành như kinh tế biển, kinh tế nông nghiệp, thủy sản, du lịch biển… Theo đó, các địa phương trong khu vực đã bước đầu thay đổi cơ cấu kinh tế, hướng về phát triển du lịch sinh thái ở Nha Trang, Đà Nẵng; phát triển nông nghiệp hữu cơ và các năng lượng tái tạo như năng lượng gió ở Bình Thuận… Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch khá hợp lý, có tính toán đến các lợi thế tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa phương trong vùng. Những địa phương có lợi thế về bờ biển dài và cảng nước sâu như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Khánh Hòa… đã phát triển khá mạnh mẽ công nghiệp nặng và dịch vụ vận tải biển. Một số tỉnh như Quảng Ngãi, Ninh Thuận đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sinh thái, ở Bình Thuận khai thác tối đa tiềm lực du lịch từ nguồn vốn FDI …
Hội thảo cũng đặt ra những khó khăn, bất cập, tồn tại trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường. Việc khai thác các tiềm năng du lịch, nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu tại các địa phương chưa đồng bộ, chưa tận dụng được lợi thế liên kết vùng; những đóng góp của các ngành kinh tế có sử dụng năng lượng sạch chưa cao. Dù tỷ trọng các ngành đã có sự thay đổi đáng kể so với trước đây nhưng chưa có đánh giá hay báo cáo đề cập đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách toàn diện và đầy đủ. Nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, ứng phó với biến đổi khí hậu, công tác truyền thông chính sách còn yếu và thiếu, do vậy, việc xây dựng quy hoạch tổng thể cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm ứng phó biến đổi khí hậu còn gặp nhiều khó khăn.
Để có thể thực hiện thành công việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy những lợi thế của từng địa phương, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, các ý kiến tham luận cho rằng, cần có những đề xuất khoa học và khả thi dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá tương đối toàn diện về thực trạng cơ cấu kinh tế, tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển các ngành kinh tế, tính dễ tổn thương của cơ cấu kinh tế dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên các tỉnh Nam Trung Bộ./.
Thủ tướng: Tạo mọi thuận lợi để có môi trường kinh doanh tốt hơn  (10/06/2015)
Sớm hoàn thành cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia  (10/06/2015)
Phong trào thi đua yêu nước ở Đoàn Khối các cơ quan Trung ương  (10/06/2015)
Quốc hội biểu quyết thông qua nhiều nội dung quan trọng  (09/06/2015)
Việt Nam sẽ cử các sĩ quan tham mưu tham gia gìn giữ hòa bình  (09/06/2015)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên