Chỉ tiêu cho đủ, cho có, cho đẹp
Trong chuyến công tác vừa rồi, tôi được nghe những tâm sự rất thẳng, thật của một số cán bộ các cấp liên quan đến việc đề ra và thực hiện các chỉ tiêu cụ thể trong nghị quyết một số đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện, xã qua nửa nhiệm kỳ đại hội. Thực tế, có những chỉ tiêu được đề ra khá... trên trời. Thậm chí, có “chỉ tiêu khó lắm, nhiều năm chưa đạt được”, nhưng vẫn hiện diện.
Ví dụ, đó là chỉ tiêu về tỷ lệ trường chuẩn quốc gia của một địa phương cấp huyện quá cao, khó có thể đạt được, nhất là trong điều kiện tiêu chuẩn đã được nâng lên so với trước. Hay như chỉ tiêu phát triển đảng viên, hằng năm phải kết nạp được số đảng viên mới bằng 3 - 4% so với tổng số đảng viên hiện có trong chi bộ. Có ý kiến cho rằng, chỉ tiêu này không sát với thực tế, không phù hợp với một số loại hình chi bộ đã “bão hòa”, không có nguồn để phát triển đảng. Chỉ tiêu được đưa ra mà không có sự khảo sát từng loại hình chi bộ, vì vậy, sẽ rất khó để hoàn thành nếu không có sự điều chỉnh.
Lại có ý kiến cho rằng, việc cấp xã đưa ra chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng, mức phát triển kinh tế - xã hội là thiếu căn cứ, bởi cấp chính quyền này không có người chuyên trách làm công tác thống kê, công chức văn phòng - thống kê cấp xã phải thực hiện nhiều nhiệm vụ nên không thể nắm rõ, vì vậy, nên để cấp trên có bộ phận chuyên trách thực hiện thì việc đề ra chỉ tiêu mới sát. Chẳng hạn như việc thống kê số lao động có việc làm ổn định, thường xuyên, cấp xã có đưa ra cụ thể đấy, nhưng nhiều lao động nông thôn đi làm ăn xa quê hương, chính quyền có nắm được đâu mà biết họ có việc làm, thu nhập ổn định, thường xuyên hay không...
Còn khá nhiều chỉ tiêu trên những lĩnh vực khác khi đề ra còn thiếu cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn. Đó là những chỉ tiêu cho đủ, cho có, cho đẹp, nhiều khi phải đề nghị “xin rút” vì không thể thực hiện được, chủ yếu là bởi lý do khách quan. Vì thế, việc xây dựng chỉ tiêu cần phải được tính toán kỹ lưỡng, khoa học, sát hợp; khi đã đề ra chỉ tiêu rồi, phải tính toán đến nguồn lực (lấy từ đâu, tạo nguồn như thế nào...) để thực hiện các chỉ tiêu đó; tránh việc đề ra chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng, phát triển cao, nhưng không biết lấy đâu ra nguồn lực để thực hiện, để rồi buộc phải điều chỉnh, thậm chí rút bỏ sau một thời gian thực hiện nghị quyết, nếu không sẽ không hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, cần nghiêm túc, thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện nghị quyết nói chung, các chỉ tiêu nói riêng.
Suy cho cùng, khi đề ra chỉ tiêu, cần tránh tình trạng hình thức, đề ra cho đủ, cho có, cho đẹp một cách máy móc, cảm tính, xa rời thực tiễn. Việc kéo dài tình trạng này sẽ trở thành căn bệnh quan liêu, phản cảm, gây tâm lý bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, cản trở sự phát triển chung. Ấy cũng là thứ bệnh nên tránh và chữa trị triệt để, loại trừ khỏi cuộc sống./.
Tuýt còi những kiểu “đá bóng” trong công sở  (30/04/2023)
“Của nhà trồng được”!  (11/04/2023)
Danh không chính, ngôn có thuận?  (12/01/2023)
Sống khỏe nhờ... "ngậm miệng"!  (12/12/2022)
Đoàn kết “diễn”  (29/11/2022)
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
- Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
- Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp