Chương trình chính luận nghệ thuật “Sao Độc lập 2024” năm thứ IX với chủ đề: “Lời Bác - Lời của non sông”
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là bản hùng ca vĩ đại, là mốc son chói lọi nhất của lịch sử dân tộc thế kỷ XX, cũng là ngày Công an nhân dân Việt Nam ra đời. 79 mùa xuân kiên định theo con đường chủ nghĩa xã hội đó, lực lượng công an nhân dân luôn song hành cùng đất nước, là lực lượng nòng cốt trên mặt trận bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân, làm nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội.
Chào mừng Kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945 - 19-8-2024), Quốc khánh 2-9 (2-9-1945 - 2-9-2024) và 79 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19-8-1945 - 19-8-2024), Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Đảng ủy Công an Trung ương - Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Thành ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Báo Nhân dân đồng tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật “Sao Độc lập” năm 2024 (năm thứ IX) với chủ đề: “Lời Bác - Lời của non sông”. Chương trình có sự hiện diện của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các ban, bộ, ngành, địa phương, sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam vào lúc 20g10, ngày 25-8-2024 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, tiếp sóng trên Truyền hình Nhân dân, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Truyền hình Công an nhân dân và lan tỏa trên các phương tiện truyền thông xã hội khác.
Nhiều năm qua, “Sao Độc lập” đã trở thành chương trình thường niên (bắt đầu từ năm 2016), được đông đảo các đồng chí lão thành cách mạng, nhân sĩ trí thức, đảng viên và quần chúng nhân dân đón chờ trong những ngày mùa thu Tháng Tám. Với nội dung nghệ thuật đặc sắc, khắc họa những giá trị văn hóa, lịch sử cao đẹp về tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của nhiều thế hệ người Việt Nam anh hùng trong đấu tranh, xây dựng và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. Chương trình gợi lại những ký ức hào hùng của dân tộc, những trang sử vẻ vang được viết lên bằng xương máu, bằng sự hy sinh phấn đấu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, mà tiêu biểu là những tấm gương sáng ngời của các chiến sĩ cách mạng tiền bối, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trên các mặt trận.
Với thời lượng 80 phút, Chương trình chính luận nghệ thuật “Sao Độc lập”với chủ đề “Lời Bác - Lời của non sông” được kết cấu gồm 3 chương (Chương I - Tổ quốc gọi tên mình; chương II - Khúc tráng ca huyền thoại; chương III - Việt Nam dáng đứng Rồng bay) và màn khai từ - Việt Nam rực rỡ những mùa xuân:
Điểm nhấn của màn khai từ là những tư liệu vô giá trích dẫn từ 236 bài viết của cố Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng in trên Tạp chí Cộng sản trải rộng khắp từ Thủ đô Hà Nội, trái tim của cả nước tới thành phố mang tên Bác; từ miền núi phía Bắc tới miền Trung, Tây Nguyên; từ điệp trùng dãy Trường Sơn ra tới Hoàng Sa, Trường Sa vùng biển trời của Tổ quốc. Bất cứ đâu trên mảnh đất Việt vẫn còn lưu hơi ấm những dòng chữ triết chảy từ trái tim nhân văn, tư tưởng vĩ đại của bậc hiền nhân truyền lại khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc trường tồn cho nhân dân và cho đất nước Việt Nam.
Xuyên suốt chương 1 và chương 2, thông qua hình tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại của Đảng, của dân tộc luôn nhìn thấu và phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tinh thần anh hùng, bất khuất để đưa cách mạng nước ta đạt được những thành tựu to lớn, lực lượng công an từ những ngày đầu thành lập đã được Bác trực tiếp giáo dục, rèn luyện, chỉ dạy, 8 đồng chí cảnh vệ ngày đêm sống bên Bác: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi chính là tiền thân của lực lượng cảnh vệ; lực lượng an ninh trưởng thành cùng lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đã làm nên một thế hệ anh hùng, đứng lên quật cường xả thân vì nghĩa lớn. Lịch sử đất nước đã đi qua những trang hào hùng, bi tráng, thấm đẫm máu xương của các thế hệ cha anh đi trước. Có những bài ca không bao giờ quên, có một tình yêu không bao giờ phai nhạt, âm ỉ nhen lên trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam dù ở bất cứ đâu. Bài ca ấy, tình yêu ấy lại dâng trào mỗi khi thanh âm ấy cất lên, hình ảnh ấy được khắc họa, trang sử hào hùng vẻ vang của dân tộc ta đã được viết lên bằng xương máu, bằng sự hy sinh phấn đấu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta mà đặc biệt là sự hy sinh thầm lặng của những chiến sĩ an ninh.
Điểm nhấn của chương 1 là những hình ảnh nghệ thuật tái hiện không khí của các đội tự vệ, đội du kích như các ATK hoạt động ngầm ở nông thôn các vùng ven Hà Nội, như: Trầm Lộng, 7 làng La, 3 làng Mỗ - Hoài Đức, Đình Bảng - Bắc Ninh, Cổ Loa.. chuẩn bị xuất thần tiến vào Thủ đô với sức mạnh của ý chí, niềm tin, khát khao mãnh liệt của cả dân tộc tạo nên khí thế ngút ngàn của Tổng Khởi nghĩa 19-8 long trời, lở đất qua hồi ức của bác Nguyễn Quyết về tổng khởi nghĩa và thời khắc thiêng liêng khi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập trên Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945.
Điểm nhấn của chương 2 là những quyết sách làm nên lịch sử của Bộ Chính trị Trung ương Đảng mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cố Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn đề ra Kế hoạch tuyệt mật của đoàn Phương Đông 1 và đội trinh sát chi viện cho chiến trường miền Nam, thành lập Đoàn công tác đặc biệt đúng ngày sinh nhật Bác 19-5-1959 mang tên đường Hồ Chí Minh huyền thoại với con đường huyết mạch: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước vận chuyển hàng triệu tấn hàng hóa và vũ khí của miền Bắc đã băng rừng qua dãy Trường Sơn, vượt biển với những con tàu không số trên đường Hồ Chí Minh trên biển để kịp vào phục vụ cuộc kháng chiến của quân và dân miền Nam. Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam đã chi viện những cán bộ chiến sĩ quả cảm, mưu trí nhập với các mũi trinh sát an ninh Sài Gòn - Chợ Lớn hình thành lực lượng Biệt động, nhanh chóng xây dựng các tổ chức vũ trang diệt ác trừ gian, phá hủy những kho hàng, trừ khử những tên bán nước, chiến đấu với Mỹ, Ngụy bảo vệ Sài Gòn, bảo vệ cách mạng, chuẩn bị sẵn sàng chờ hiệu lệnh phối hợp Tổng tiến công Mậu Thân năm 1968.
Điểm nhấn của chương 3 là hai ca khúc được tác giả Tuyết Minh sáng tác riêng cho chương trình đó là hành khúc: “Người Lính An ninh biệt động Sài Gòn” tri ân những người con ưu tú của đất mẹ Việt Nam đã dâng hiến trọn vẹn cuộc đời mình cho Tổ quốc trong trận Mậu Thân năm 68 và Trường ca: “Lời Bác - Lời của non sông” là khoảng lặng tri ân cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với tình cảm thiêng liêng, niềm xúc động sâu lắng hòa cùng nhân dân cả nước “đáp lời sông núi” như những ngày thu năm xưa với nhiều hoạt động tri ân đền ơn đáp nghĩa ở khắp mọi miền đất nước, thể hiện niềm tin sâu sắc vào thế hệ hôm nay sẽ bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng mà cha anh đã dày công vun đắp. Bắc, Trung, Nam ngày hôm nay dệt gấm thêu hoa, lịch sử hào hùng cùng những giá trị văn hóa cội nguồn kết tinh thành hồn cốt dân tộc như bản hùng ca tự hào bất diệt mãi vút bay vào tương lai rạng rỡ.
Chương trình nghệ thuật hứa hẹn mang đến cho khán giả tại khán phòng Nhà hát Lớn Hà Nội và khán giả truyền hình cả nước những giây phút hào hùng và cũng đầy lắng đọng,với niềm tự hào, lòng biết ơn bằng cả niềm tin và khát vọng vươn lên chung tay xây dựng đất nước. Khát vọng ấy đã và đang tiếp thêm ngọn lửa truyền thống để các thế hệ hôm nay tiếp tục vượt qua khó khăn, thách thức, đoàn kết một lòng, xây dựng và bảo vệ đất nước ta ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc./.
TẠP CHÍ CỘNG SẢN
Đoàn công tác Tạp chí Cộng sản thăm và làm việc tại Singapore  (24/08/2024)
Hội nghị cộng tác viên năm 2024 và trao giải “Ngọn lửa” lần thứ VII của Tạp chí Cộng sản  (16/08/2024)
Hội nghị cộng tác viên năm 2024 và trao giải “Ngọn lửa” lần thứ VII của Tạp chí Cộng sản  (16/08/2024)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Đoàn Tạp chí Cộng sản thăm, làm việc với Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ-Mác-xít
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên