Sự lựa chọn khó khăn
TCCSĐT - Sau gần 10 tháng ngưng trệ, Nhật Bản và Ô-xtrây-li-a lại khởi động tiến trình đàm phán về hiệp định thương mại tự do song phương. Trong khi đối với Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản chỉ là một đối tác thương mại lớn như nhiều đối tác khác thì đối với Nhật Bản, thoả thuận thương mại tự do với Ô-xtrây-li-a lại có ý nghĩa đặc biệt vì sẽ là thoả thuận thương mại tự do đầu tiên mà Nhật Bản ký kết với một trong những nước xuất khẩu nông phẩm chính trên thế giới, hơn thế việc mở cửa thị trường nông phẩm vốn là chuyện rất nhạy cảm về chính trị nội bộ ở Nhật Bản.
Hai nước đã bắt đầu tiến hành đàm phán từ nhiều năm nay và chưa đạt được thoả thuận bởi bất đồng quan điểm về mở cửa thị trường nông phẩm ở Nhật Bản. Với lý do “truyền thống văn hoá nông nghiệp và an ninh lương thực”, Nhật bản từ lâu nay vẫn bảo hộ nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, đánh thuế rất nặng vào nhập khẩu nông sản. Việc nối lại đàm phán với Ô-xtrây-li-a về hiệp ước mậu dịch tự do báo hiệu nhận thức mới từ phía Nhật Bản về sự cần thiết phải mở cửa thị trường nông phẩm cho Ô-xtrây-li-a để đổi lấy những lợi ích khác cấp thiết và quan trọng không kém.
Và đó là sự lựa chọn khó khăn của Chính phủ Nhật Bản, nhưng xem ra Chính phủ Nhật Bản không có sự lựa chọn nào khác. Thủ tướng Nhật Bản Nao-tô Kan phải dành ưu tiên hàng đầu cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà đẩy mạnh thương mại là một động lực. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản phải đổi nhượng bộ cho Ô-xtrây-li-a về mở cửa thị trường nông phẩm để đổi lấy sự bảo đảm cung ứng nguyên vật liệu, đặc biệt về Uranium cho năng lượng hạt nhân từ Ô-xtrây-li-a. Mấy tháng nữa thôi, ông Kan phải quyết định Nhật Bản có hay không tham gia vào tiến trình hình thành Khu vực mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương mà Mỹ cùng với 8 quốc gia khác đang nỗ lực thúc đẩy. Nếu không tham gia thì Nhật Bản càng bị tụt hậu trong khi hiện đã chậm chân so với Mỹ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc và ASEAN trong việc hình thành các khu vực mậu dịch tự do song phương. Hàn Quốc đã đạt được thoả thuận về mậu dịch tự do với Mỹ và EU. Trung Quốc cũng đã thu xếp ổn thoả chuyện ấy với Mỹ và ASEAN cũng đã đạt được kết quả tương tự với nhiều đối tác chiến lược của mình. Trong bối cảnh ấy, việc nối lại đàm phán với Ô-xtrây-li-a còn vừa là sự chuẩn bị lại vừa như một thử nghiệm đối với Nhật Bản./.
Uể oải như công sở ngái... nghỉ” sau ngày Tết (09/02/2011)
Xuất nhập khẩu năm 2011 – cơ hội và thách thức (08/02/2011)
- Phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong kỷ nguyên mới
- Hoàn thiện thể chế thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước
- Bối cảnh quốc tế và trong nước - Những vấn đề đặt ra để đưa đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới
- Bảy mươi lăm năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nga: Viết tiếp những trang sử vẻ vang và tự hào
- Vai trò công tác tuyên truyền của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh trong xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên