Mỹ chủ định tăng cường hải quân ở châu Á - Thái Bình Dương
22:27, ngày 07-06-2012
TCCSĐT- Tại Diễn đàn an ninh khu vực Shangri-La mới rồi ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã cụ thể hóa thêm một bước về chiến lược an ninh mới của Mỹ mà Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên cáo hồi cuối năm ngoái và đầu năm nay.
Nội dung mấu chốt nhất trong chiến lược mới đó là Mỹ chuyển dịch ưu tiên hàng đầu sang dành cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều đó không chỉ thể hiện trên lĩnh vực ngoại giao và trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa Mỹ và các đối tác trong khu vực, mà trước hết trên phương diện chính trị an ninh.
Tại Singapore, ông L.Panetta tuyên bố Mỹ sẽ bố trí lại lực lượng hải quân theo hướng tăng cường triển khai tàu sân bay và các loại tàu chiến, tàu ngầm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, cho tới năm 2020, Mỹ sẽ giảm dần lực lượng hải quân Mỹ hiện triển khai ở Đại Tây Dương để tăng cường cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ thay đổi tỷ lệ hiện là 50:50 giữa hai khu vực thành 40 ở Đại Tây Dương và 60 ở châu Á - Thái Bình Dương, trong đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói rõ, sẽ có "sáu tàu sân bay và đa số tàu chiến, tàu ngầm của Mỹ".
Bố trí lại lực lượng hải quân như thế có nghĩa là Mỹ sẽ gia tăng sự hiện diện quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương để chủ động can dự trực tiếp hơn và nhanh chóng hơn vào diễn biến tình hình chính trị an ninh ở khu vực này.
Dự định điều chỉnh bố trí chiến lược nói trên bổ sung cho những bước đi khác đã và đang được Mỹ tiến hành để triển khai thực hiện chiến lược quân sự và an ninh mới như củng cố quan hệ đồng minh chiến lược với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipines, Australia và Thái Lan, gây dựng và tăng cường quan hệ đối tác về chính trị, quân sự và an ninh với một số quốc gia khác như Ấn Độ, Indonesia, Singapore.....
Mỹ không chỉ đã nhìn nhận trong khu vực này hiện đã có và còn tiềm ẩn nhiều thách thức đối với lợi ích chiến lược của Mỹ mà còn muốn phát đi thông điệp rằng, thời thế tuy đã thay đổi cơ bản nhưng nước Mỹ đã, đang và vẫn muốn sẽ tiếp tục là cường quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trung Quốc có nhiều lý do nhất để quan ngại về sự điều chỉnh và bố trí chiến lược mới này của Mỹ. Cũng chính vì thế mà ông L.Panetta phải quả quyết ngay rằng, Mỹ không nhằm vào Trung Quốc.
Cũng ngay tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ L.Panetta đã trấn an Trung Quốc với tuyên bố: "Việc Mỹ coi trọng hơn khu vực châu Á - Thái Bình Dương được một số bên hiểu là thách thức Trung Quốc. Tôi kiên quyết bác bỏ quan điểm đó. Chúng tôi không ngây thơ và Trung Quốc cũng vậy". Ông L.Panetta cho rằng, các nước lớn không có sự lựa chọn nào khác ngoài phải cải thiện liên hệ giữa quân đội của họ với nhau để có được "mối quan hệ chín muồi, ổn định và tin cậy" trong các lợi ích về quân sự". Vai trò trung tâm của Mỹ được Bộ trưởng L.Panetta định nghĩa là tăng cường khả năng tự bảo vệ của các nước trong khu vực.
Trong khi Australia hoan nghênh Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực thì Trung Quốc lại tỏ thái độ rất ngần ngại. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, bước đi của Mỹ là không "hợp thời", còn các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc gần như đều đi xa hơn thế. Họ ám chỉ Mỹ nhằm đối phó Trung Quốc và cảnh báo Mỹ không nên làm "dậy sóng ở khu vực"./.
Tại Singapore, ông L.Panetta tuyên bố Mỹ sẽ bố trí lại lực lượng hải quân theo hướng tăng cường triển khai tàu sân bay và các loại tàu chiến, tàu ngầm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, cho tới năm 2020, Mỹ sẽ giảm dần lực lượng hải quân Mỹ hiện triển khai ở Đại Tây Dương để tăng cường cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ thay đổi tỷ lệ hiện là 50:50 giữa hai khu vực thành 40 ở Đại Tây Dương và 60 ở châu Á - Thái Bình Dương, trong đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói rõ, sẽ có "sáu tàu sân bay và đa số tàu chiến, tàu ngầm của Mỹ".
Bố trí lại lực lượng hải quân như thế có nghĩa là Mỹ sẽ gia tăng sự hiện diện quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương để chủ động can dự trực tiếp hơn và nhanh chóng hơn vào diễn biến tình hình chính trị an ninh ở khu vực này.
Dự định điều chỉnh bố trí chiến lược nói trên bổ sung cho những bước đi khác đã và đang được Mỹ tiến hành để triển khai thực hiện chiến lược quân sự và an ninh mới như củng cố quan hệ đồng minh chiến lược với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipines, Australia và Thái Lan, gây dựng và tăng cường quan hệ đối tác về chính trị, quân sự và an ninh với một số quốc gia khác như Ấn Độ, Indonesia, Singapore.....
Mỹ không chỉ đã nhìn nhận trong khu vực này hiện đã có và còn tiềm ẩn nhiều thách thức đối với lợi ích chiến lược của Mỹ mà còn muốn phát đi thông điệp rằng, thời thế tuy đã thay đổi cơ bản nhưng nước Mỹ đã, đang và vẫn muốn sẽ tiếp tục là cường quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trung Quốc có nhiều lý do nhất để quan ngại về sự điều chỉnh và bố trí chiến lược mới này của Mỹ. Cũng chính vì thế mà ông L.Panetta phải quả quyết ngay rằng, Mỹ không nhằm vào Trung Quốc.
Cũng ngay tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ L.Panetta đã trấn an Trung Quốc với tuyên bố: "Việc Mỹ coi trọng hơn khu vực châu Á - Thái Bình Dương được một số bên hiểu là thách thức Trung Quốc. Tôi kiên quyết bác bỏ quan điểm đó. Chúng tôi không ngây thơ và Trung Quốc cũng vậy". Ông L.Panetta cho rằng, các nước lớn không có sự lựa chọn nào khác ngoài phải cải thiện liên hệ giữa quân đội của họ với nhau để có được "mối quan hệ chín muồi, ổn định và tin cậy" trong các lợi ích về quân sự". Vai trò trung tâm của Mỹ được Bộ trưởng L.Panetta định nghĩa là tăng cường khả năng tự bảo vệ của các nước trong khu vực.
Trong khi Australia hoan nghênh Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực thì Trung Quốc lại tỏ thái độ rất ngần ngại. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, bước đi của Mỹ là không "hợp thời", còn các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc gần như đều đi xa hơn thế. Họ ám chỉ Mỹ nhằm đối phó Trung Quốc và cảnh báo Mỹ không nên làm "dậy sóng ở khu vực"./.
Giảm lãi suất cho vay thêm nhiều lĩnh vực khác (07/06/2012)
- Vận dụng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Tư cách người chính trị viên” vào công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở quân đội hiện nay
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và những bài học kinh nghiệm trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
- Địa - chiến lược và giá trị địa - chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh mới
- Giáo dục thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, phát huy giá trị lịch sử của chiến thắng 30-4-1975 để xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển
- Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam