Học và làm theo Bác “là tự mình vươn lên, để giảm bớt khó khăn cho gia đình và xã hội”
Vào những năm chống Mỹ ác liệt nhất, theo tiếng gọi của non sông, lớp lớp thanh niên cả nước hăng hái lên đường chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc. Năm 1966, anh thanh niên Bùi Văn Minh (xã Liên Sơn, huyện Gia Viễn), tốt nghiệp cấp III, khi vừa tròn 18 tuổi. Anh tạm gác ước mơ đại học, tình nguyện lên đường nhập ngũ, được biên chế vào đơn vị bộ đội đặc công. Sau 6 tháng huấn luyện, anh cùng đồng đội vượt Trường Sơn vào chiến trường miền Đông Nam Bộ. Do có nhiều thành tích trong rèn luyện, học tập, chiến đấu, tháng 4-1967, đơn vị tổ chức Lễ kết nạp anh vào Đảng ngay tại chiến trường. Người chiến sỹ trẻ Bùi Văn Minh vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng. Trong chiến dịch Mậu Thân 1968, anh tham gia trong cánh quân đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. Từ đó cho đến ngày toàn thắng (năm 1975), anh đã tham gia hàng trăm trận đánh và bị thương nhiều lần, nặng nhất là năm 1972 và thuộc diện chuyển ra Bắc để điều trị. “Đang là trợ lý tổ chức, cấp ủy viên trung đoàn bộ, tôi suy nghĩ ở lại chiến trường cùng đồng đội chiến đấu hay ra Bắc? Cuối cùng, tôi quyết định ở lại chiến trường, với quyết tâm: Đánh thắng giặc Mỹ mới về quê hương” - Ông Bùi Văn Minh kể lại.
Đất nước thống nhất, năm 1975, ông Minh chuyển về làm việc tại Ban Chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Bình, rồi Ban Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Nam Ninh. Năm 1978, ông làm Phó Ban Chỉ huy quân sự huyện Tam Điệp; năm 1983, Phó Ban Chỉ huy quân sự huyện Hoa Lư. Ông nghỉ hưu năm 1988, với quân hàm thiếu tá, cư trú tại tổ dân phố 13, phường Vân Giang, thành phố Ninh Bình.
Tới chuyện người lính Cụ Hồ trở lại với đời thường
Với trên 20 năm trong quân ngũ, năm 1988, trở về với đời thường, chưa quen làm kinh tế, trợ cấp thương binh hạng 1/4 và lương hưu chi phí cho gia đình 5 người lúc ấy là thật sự khó khăn với ông và gia đình. Nhưng, người lính Cụ Hồ vẫn hoàn thành tốt trách nhiệm với gia đình, đồng đội và xã hội. Năm 2002, ông Minh được tín nhiệm bầu vào cấp ủy, giữ chức Phó Bí thư Chi bộ tổ dân phố 13, phường Vân Giang. Năm 2005, ông được bầu giữ chức Bí thư.
Trao đổi với chúng tôi, ông Minh cho biết, qua 5 lần bị thương, điều trị và xác định thương tật với tỷ lệ 81%, xếp hạng thương binh ¼. Hiện nay, trên cơ thể ông còn 20 mảnh đạn (ở đầu 4 mảnh, trong não 4 mảnh), vỡ khớp gối phải, cánh tay phải, mắt trái hỏng và vỡ hộp sọ, diện tích 16 cm2. |
Trong quá trình tham gia cấp ủy, ông Minh luôn được đảng viên và nhân dân khu phố tin yêu, quý trọng; 5 năm liền được chi bộ bầu là đảng viên xuất sắc tiêu biểu và là gia đình văn hóa gương mẫu với 3 thế hệ cùng chung sống; 6 con của ông (cả trai, gái, dâu, rể) đều phấn đấu trở thành đảng viên. Ông đã vinh dự được chọn là đại biểu của tỉnh dự Hội nghị toàn quốc Biểu dương các điển hình tiêu biểu trong Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tháng 8-2009; Hội nghị Biểu dương người có công tiêu biểu toàn quốc: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tháng 7-2010, và Hội nghị toàn quốc Tổng kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tháng 12-2010.
Quyết tâm tự mình vươn lên, để giảm bớt khó khăn cho gia đình và xã hội
Bắt nhịp với sự đổi mới của đất nước, năm 1996, ông Minh đã cùng 6 đồng đội đều là thương binh, góp vốn thành lập Tổ hợp Thương binh Bình Minh, do ông làm Chủ nhiệm, với số vốn ban đầu là 80 triệu đồng, với 6 công nhân. Tuy không phải là những người làm kinh tế, quen với hoạt động kinh doanh; nhưng, với sự từng trải, tinh thần, ý chí, bản lĩnh của Bộ đội Cụ Hồ, vừa làm vừa học, Tổ hợp Thương binh Bình Minh đã trụ vững và vươn lên trong sự khốc liệt của quy luật kinh tế thị trường. Đến nay, Tổ hợp đã tạo việc làm cho trên 20 lao động; họ đều là thương binh, con em của họ và những người khuyết tật, với mức lương bình quân từ 2 triệu đến trên 5 triệu đồng/người/tháng. Từ chỗ chỉ làm đồ mộc dân dụng, nay Tổ hợp đã làm đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp, sửa chữa ô-tô, kinh doanh hàng lâm sản, nội thất, điện dân dụng; doanh thu năm 2011 đạt trên 8 tỉ đồng. Tuy, doanh thu và lợi nhuận không cao, nhưng, Tổ hợp luôn làm tốt công tác từ thiện, xã hội và nghĩa vụ thuế với Nhà nước; có uy tín cao với khách hàng trong và ngoài tỉnh.
Khi được hỏi về sự cố gắng vươn lên của Tổ hợp và thành tích đạt được ở tổ dân phố trong những năm ông vừa làm bí thư chi bộ, vừa làm chủ nhiệm, ông Minh trao đổi với chúng tôi: “Trong xã hội hiện nay, cũng còn có những người công thần; trong đó, có thương binh. Họ luôn đòi hỏi những lợi ích cá nhân bất hợp lý với Nhà nước, làm ảnh hưởng uy tín của Đảng, danh dự, hình ảnh cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ. Do đó, chúng tôi quyết tâm thành lập Tổ hợp Thương binh Bình Minh. Trước hết, tập trung làm kinh tế là tự mình vươn lên, giảm bớt khó khăn cho gia đinh, xã hội, tạo việc làm cho những người cùng cảnh ngộ, người khuyết tật; thực hiện lời Bác dạy và chứng minh cho xã hội thấy: Thương binh tàn nhưng không phế. Mặt khác, để gìn giữ hình ảnh cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ. Tuy nhiên, trong lãnh đạo, quản lý ở cương vị chủ nhiệm tổ hợp, hay bí thư chi bộ, để đạt được thành công, tôi luôn luôn xác định, tập thể phải đoàn kết, đồng thuận, người đứng đầu phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ nhất hằng ngày trong gia đình cũng như ở cơ quan. Thực sự dân chủ trong trong công tác và giải quyết công việc khéo léo, có lý, có tình, vì lợi ích của dân”.
Cũng theo ông Minh, để học và làm theo Bác thực sự có hiệu quả, mỗi chúng ta phải có quyết tâm và kiên trì thực hiện ngay trong những việc làm hằng ngày theo chuẩn mực của đạo đức xã hội, của lương tâm, như: “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm là rách”, “chí công vô tư...”; nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước. Do đó, cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ có chức, có quyền, học và làm theo Bác là làm tốt nhiệm vụ được giao, bằng hành động thực tế, mang lại lợi ích cho dân, cho nước; cho chính bản thân và gia đình mình. Đối với Đảng ta, cán bộ, đảng viên học và làm theo Bác, tức là công tác chỉnh đốn, xây dựng Đảng được thực hiện thường xuyên, liên tục để Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn; với xã hội, là để nước ta tiến lên văn minh, hiện đại./.
Học Bác bằng tinh thần vượt khó trong những thời điểm khó khăn nhất  (13/12/2012)
Bộ đội Biên phòng Lai Châu làm theo lời Bác  (13/12/2012)
Mít-tinh kỷ niệm liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam  (13/12/2012)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Thống nhất nhận thức và hành động, tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế
- Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên
- Thành ủy Hải Phòng và Tạp chí Cộng sản ký kết Chương trình phối hợp nghiên cứu, tuyên truyền về xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với con người xã hội chủ nghĩa tại thành phố Hải Phòng
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm