Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Công nghiệp Mê Công - Nhật Bản lần thứ hai
20:09, ngày 26-08-2010
TCCSĐT - Ngày 26-8-2010, tại Đà Nẵng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Võ Hồng Phúc và Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, ông Masayuki Naoshima đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Công nghiệp Mê Công - Nhật Bản lần thứ hai nhằm thảo luận và thông qua kế hoạch hành động thực hiện sáng kiến hợp tác kinh tế công nghiệp Mê Công – Nhật Bản.
Tại Hội nghị, các bộ trưởng đã tập trung thảo luận và thông qua Kế hoạch hành động thực hiện Sáng kiến hợp tác kinh tế kông nghiệp Mê Công – Nhật Bản. Sáng kiến sẽ chỉ ra những vấn đề, những điều cần hành động để phát triển kết cấu hạ tầng phần cứng, phần mềm và tạo thuận phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển dịch vụ và các ngành công nghệ mới trên cơ sở các khuyến nghị của các doanh nghiệp.
Theo các bộ trưởng, Kế hoạch hành động cần được tiến hành trong khuôn khổ Nhóm công tác về Hợp tác kinh tế công nghiệp phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây thuộc Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN và Bộ Kinh tế Công nghiệp, thương mại Nhật Bản với sự hợp tác của các doanh nghiệp. Kế hoạch này sẽ được báo cáo lên các lãnh đạo tại Hội nghị Thượng đỉnh Mê Công – Nhật Bản lần thứ 4 dự kiến tổ chức vào ngày 29-10-2010.
Việc đánh giá Kế hoạch sẽ được báo cáo lên các bộ trưởng phụ trách hợp tác kinh tế công nghiệp 6 tháng một lần và được đánh giá lại vào kỳ họp cấp Bộ trưởng Kinh tế Công nghiệp Mê Công - Nhật Bản vào năm 2011./.
Tháng 8-2010, thu hút hơn 2,5 tỉ USD vốn FDI  (26/08/2010)
Thành phố Hồ Chí Minh: Thấm sâu, tỏa rộng phong trào làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ  (26/08/2010)
Luôn xứng đáng là cơ quan tham mưu tổng hợp và giúp việc tin cậy của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ  (26/08/2010)
Mục lục chuyên đề cơ sở số 44 (8-2010)  (26/08/2010)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên