Vĩnh Phúc: Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới
Các cơ quan, ban, ngành, địa phương từ Trung ương đến cơ sở, các cơ quan, đơn vị toàn quân cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, phát triển lý luận, làm cơ sở để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quan trọng này trong tình hình mới. Quán triệt tinh thần đó, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới.
Hội nghị diễn ra sáng ngày 19-9, dưới sự chủ trì của các đồng chí: Trần Văn Vinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Trì, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự có Thiếu tướng Hoàng Ngọc Dũng, Phó Tư lệnh Quân khu 2; các đồng chí Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thành phố.
Báo cáo tại hội nghị khẳng định: Sau 10 năm quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 28, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong đó, nổi bật nhất là đã giữ vững được sự ổn định về chính trị, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội; thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân ngày càng được củng cố vững mạnh. Đã có sự chuyển biến về tư tưởng, nhận thức của lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân về nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ, vị trí, chiến lược của khu vực phòng thủ, qua đó, chủ động xây dựng các tiềm lực kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học, công nghệ; xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh và đối ngoại… đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong hình hình mới.
Trong 10 năm qua, tỉnh đã đầu tư trên 700 tỷ đồng từ ngân sách cho xây dựng các công trình trong khu vực phòng thủ và các trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo tổ chức gần 300 cuộc diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh, khu vực phòng thủ huyện, thành phố và khu vực phòng thủ cấp xã, phường, thị trấn; mở trên 1.900 lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị; bồi dưỡng, giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh cho trên 25.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức, các tầng lớp nhân dân. Lực lượng vũ trang nhân dân trên địa bàn có số lượng phù hợp, chất lượng cao, góp phần nâng cao sức chiến đấu của lực lượng quân đội và công an, không để các thế lực thù địch lợi dụng phân hóa, chia rẽ.
Cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, điều hành, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể địa phương làm tham mưu theo chức năng và tổ chức thực hiện thường xuyên được coi trọng, vận hành tương đối hiệu quả. Chất lượng tổng hợp, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang trong khu vực phòng thủ từng bước được nâng lên, xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống quốc phòng - an ninh trên địa bàn, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi để địa phương thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết 28 trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế như: Một số cấp ủy, chính quyền và một bộ phận nhân dân chưa quan tâm đúng mức đến nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ, còn lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện; một số công trình trong khu vực phòng thủ chậm tiến độ so với quy định; khả năng vận dụng kiến thức quân sự, quốc phòng trong thực thi nhiệm vụ của bộ phận dự bị động viên, dân quân tự vệ chưa đáp ứng yêu cầu; công tác phối hợp giữa các cấp, ngành, địa phương có nội dung chưa thống nhất, còn vướng mắc trong khâu chỉ đạo và tổ chức thực hiện,…
Thiếu tướng Hoàng Ngọc Dũng, Phó Tư lệnh Quân khu 2 đánh giá cao những kết quả các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân Vĩnh Phúc đã đạt được trong 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 28 và đề nghị trong thời gian tới, tỉnh cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nội dung của Nghị quyết số 28, xây dựng Vĩnh Phúc thành khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc. Cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; quan tâm đầu tư xây dựng, hoàn thành các hạng mục công trình trong khu vực phòng thủ; tập trung phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội gắn với xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh; làm tốt công tác phối hợp giữa các ngành chức năng, nhất là giữa lực lượng quân đội, công an trong tham mưu cho cấp ủy, chính quyền nắm chắc tình hình, giải quyết kịp thời những vụ việc phức tạp, không để bị động, bất ngờ. Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị các cấp vững mạnh, tạo tiềm lực, sức mạnh cho quốc phòng, an ninh; thường xuyên rà soát, bổ sung phương án, kế hoạch sẵn sàng chiến đấu; tập trung xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh vững mạnh để chủ động xử lý tốt các tình huống quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.
Đồng chí Trần Văn Vinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cho rằng tuy tình hình chính trị trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, quốc phòng, an ninh được giữ vững, song vẫn tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định, nhất là tình hình an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn, những phức tạp trong công tác đền bù đất đai, giải phóng mặt bằng, tệ nạn xã hội,… Vì vậy, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh cần xác định nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc là trọng yếu, thường xuyên liên tục để chủ động xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp, đảm bảo ngân sách thực hiện phù hợp với thực tiễn địa phương, đơn vị. Trước mắt, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân chủ động làm tốt công tác phòng ngừa, đề cao cảnh giác không để bị động, bất ngờ trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng của các thế lực thù địch; thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc.
Cơ quan quân sự và công an các cấp phải làm tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng nói chung và nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ nói riêng; tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng huấn luyện, diễn tập, chuẩn bị tốt công tác sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tác chiến phòng thủ bảo vệ địa phương trong tình hình mới.
Đại hội Thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2018
Trao Bằng khen cho 24 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2018.
Trong xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố, lực lượng vũ trang, đặc biệt là Quân đội nhân dân giữ vai trò nòng cốt. Nhằm phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng vũ trang trong xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố theo tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW, ngày 22-9-2008 của Bộ Chính trị, sáng 17-9, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức Đại hội Thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh giai đoạn 2013 - 2018. Dự Đại hội có các đồng chí: Trần Văn Vinh, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Trì, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Thiếu tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 2; Vũ Việt Văn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang tỉnh. Cùng dự có các đại biểu Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 220 đại biểu các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn và các tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang tỉnh.
Trong 5 năm qua, phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang tỉnh luôn gắn kết chặt chẽ với các phong trào thi đua yêu nước của địa phương, được lan tỏa bằng nhiều đợt thi đua với chủ đề, nội dung phong phú, cách làm sáng tạo, hiệu quả nhằm cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào việc giữ vững sự ổn định về chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn. Giai đoạn 2013 - 2018, toàn tỉnh có trên 10.550 thanh niên ưu tú hăng hái lên đường bảo vệ Tổ quốc, 76% trong số này viết đơn tình nguyện nhập ngũ; tỷ lệ tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh hằng năm đạt trên 66,6%; hơn 97,7% đảng viên hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ. Đặc biệt, qua các phong trào thi đua, lực lượng vũ trang tỉnh đã phối hợp với các đơn vị đóng quân trên địa bàn xây dựng 79 nhà tình nghĩa với số tiền 5,5 tỷ đồng; nhận phụng dưỡng suốt đời 15 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; phối hợp tìm kiếm, tiếp nhận, quy tập, truy điệu, an táng 9 hài cốt liệt sỹ và tiếp nhận, chuẩn hóa cập nhật phần mềm 3.070 thông tin liệt sỹ và mộ liệt sỹ quê Vĩnh Phúc; xét đề nghị hưởng chế độ chính sách và chi trả trợ cấp 1 lần cho 40.418 đối tượng với số tiền trên 150 tỷ đồng.
Kết quả, trong giai đoạn 2013 - 2018, lực lượng vũ trang tỉnh đã có 620 lượt tập thể và 1.284 lượt cá nhân được tặng các danh hiệu thi đua của Thủ tướng Chính phủ và được tôn vinh tại Hội nghị điển hình tiên tiến toàn quốc; 3 đơn vị được tặng Cờ thi đua của Bộ Quốc phòng; 13 đơn vị được tặng Cờ thi đua của Bộ tư lệnh Quân khu 2 và Cờ thi đua của UBND tỉnh và các danh hiệu thi đua khác. Hàng nghìn lượt tập thể, cá nhân được tặng Huân chương chiến công, Huân chương bảo vệ Tổ quốc, Huy chương Quân kỳ quyết thắng và Huy chương chiến sỹ vẻ vang các hạng.
Kết quả phong trào thi đưa quyết thắng trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã góp phần xây dựng tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh toàn diện; thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh của địa phương.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của tỉnh hình mới, lực lượng vũ trang tỉnh cần tiếp tục đổi mới phương pháp, hình thức hoạt động của phong trào thi đua quyết thắng sát với tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị; bám sát vào nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhất là Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh gắn với xây dựng thế trận lòng dân ngày càng vững chắc, tạo động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh. Đồng thời, phối hợp với lực lượng Công an tỉnh nắm chắc tình hình địa phương, kịp thời xử lý tốt các tình huống xảy ra, không để bị động bất ngờ. Cùng với làm tốt công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, tiếp tục quan tâm tới đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ chiến sỹ và nhân dân.
Với chủ đề “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, an toàn, quyết thắng”, Đại hội thảo luận, đánh giá kết quả đạt được của phong trào thi đua Quyết thắng 5 năm qua; đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng, các phong trào thi đua quyết thắng trong thời gian tới. Đại hội cũng thông qua mục tiêu trong giai đoạn 2018 - 2023, phong trào Thi đua quyết thắng lực lượng vụ trang tỉnh phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho 100% đối tượng đã được xác định; đạt 100% chỉ tiêu tuyển quân và chỉ tiêu động viên; xây dựng 100% tổ chức Đảng hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; 100% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn “Đơn vị văn hóa”, 95% gia đình cán bộ, chiến sỹ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa…./.
Chủ động phòng chống dịch bệnh  (21/09/2018)
Phát triển kinh tế phải đi kèm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa  (21/09/2018)
Chủ tịch Quốc hội dự Lễ khai giảng tại Học viện Quốc phòng  (21/09/2018)
Phó Chủ tịch nước: Việt Nam chú trọng thể chế hóa bình đẳng giới  (21/09/2018)
Công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán  (21/09/2018)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên