Việt Nam kêu gọi Liên hợp quốc xây dựng chiến lược dài hạn ngăn ngừa xung đột
Ngày 20-12, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức phiên thảo luận mở với chủ đề “Các thách thức đương đại phức tạp đối với hòa bình và an ninh quốc tế” theo đề xuất của Phái đoàn Nhật Bản tại Liên hợp quốc, Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 12-2017.
Phát biểu trước Hội đồng Bảo an, Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres nêu bật các thách thức hiện nay như phổ biến vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt, biến đổi khí hậu, các thành tựu khoa học - công nghệ bị sử dụng sai mục đích, xung đột tôn giáo, sắc tộc, chủ nghĩa khủng bố, bạo lực cực đoan, buôn người, khủng hoảng di cư.
Để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức trên, Tổng Thư ký nhấn mạnh Liên hợp quốc cần đề cao vai trò trung tâm của ngoại giao phòng ngừa gắn liền với phát triển bền vững và tôn trọng quyền con người. Trong các nỗ lực này, Hội đồng Bảo an cần tận dụng hiệu quả các công cụ sẵn có của Liên hợp quốc về giải quyết hòa bình tranh chấp và trung gian hòa giải, tăng cường vai trò điều phối trong hệ thống Liên hợp quốc và hợp tác với các cơ chế an ninh, tổ chức khu vực và tiểu khu vực.
Đại diện nhiều nước phát biểu cho rằng, Liên hợp quốc cần điều chỉnh cách tiếp cận để phù hợp với những thay đổi nhanh chóng của thế giới hiện nay, hoan nghênh các sáng kiến cải tổ của Tổng Thư ký Liên hợp quốc trên cả ba trụ cột là hòa bình an ninh, phát triển và công tác quản lý. Một số nước nhấn mạnh cần giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột như bất ổn chính trị, yếu kém thể chế, đói nghèo, kém phát triển và bất bình đẳng. Một số nước, nhất là các quốc đảo nhỏ đang phát triển, cho rằng biến đổi khí hậu và khan hiếm nguồn nước cũng ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định và an ninh khu vực.
Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, cho rằng Liên hợp quốc cần xây dựng một chiến lược dài hạn và toàn diện về ngăn ngừa xung đột và giữ vững hòa bình, trong đó Hội đồng Bảo an cần phát huy hơn nữa trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Đại sứ khẳng định tính thống nhất trong Hội đồng Bảo an có vai trò quyết định trong quá trình ra quyết sách và phản ứng tập thể trước các vấn đề an ninh quốc tế, ủng hộ cải tổ Hội đồng Bảo an theo hướng tăng tính đại diện, dân chủ, minh bạch và trách nhiệm hơn, bảo đảm thực hiện hiệu quả sứ mệnh của mình.
Đề cập tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định quan điểm của Việt Nam ủng hộ phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên bằng các biện pháp hòa bình, kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và tôn trọng đầy đủ các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an.
Đại sứ khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực, kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Đại sứ nhấn mạnh với việc thông qua dự thảo khung Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), các bên liên quan cần thúc đẩy đàm phán thực chất để xây dựng một COC có tính khả thi và ràng buộc pháp lý./.
Công tác thi đua, khen thưởng phải gắn với nâng cao đạo đức, trách nhiệm thực thi công vụ  (21/12/2017)
Đại sứ Việt Nam Đặng Xuân Dũng trình Quốc thư tại Uruguay  (21/12/2017)
Phát triển hợp tác xã kiểu mới từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh  (21/12/2017)
Phát triển hợp tác xã kiểu mới từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh  (21/12/2017)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith thăm Quân khu 4  (21/12/2017)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay