Diễn đàn kinh tế miền Trung: Tìm con đường phát triển bền vững
22:08, ngày 25-09-2017
Ngày 25-9 tại thành phố Đà Nẵng, Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Ban Điều phối vùng duyên hải miền Trung, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Diễn đàn Kinh tế miền Trung năm 2017 (lần thứ hai) với chủ đề “Con đường phát triển kinh tế miền Trung bền vững".
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tham dự và chủ trì Diễn đàn.
Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định phát triển kinh tế vùng và tăng cường liên kết vùng có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Việc tập trung phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong vùng và giữa các vùng sẽ tạo sức lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, cần tiếp tục nhận thức, đánh giá tiềm năng, lợi thế, cơ hội, thách thức của miền Trung trong điều kiện tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng năng suất lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Đặc biệt, vùng duyên hải miền Trung nằm ở trục giao thông chính Bắc Nam và quan hệ chặt chẽ với vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia. Cùng với đó, tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào, kết nối tiểu vùng sông Mekong mở rộng; các tỉnh duyên hải miền Trung cũng mạnh nhất về kinh tế biển, đóng vai trò mặt tiền của kinh tế.
Tiếp nối thành công của Diễn đàn Kinh tế miền Trung (lần thứ nhất) vào năm 2014, Diễn đàn Kinh tế miền Trung năm 2017 (lần thứ hai) chọn chủ đề “Con đường phát triển kinh tế miền Trung bền vững” đề cập và bàn thảo 3 chuyên đề chính. Đó là giải pháp tháo gỡ rào cản về cơ chế, chính sách tạo đột phá phát triển vùng duyên hải miền Trung; giải pháp tạo sự phát triển hài hòa giữa kinh tế địa phương và liên kết phát triển vùng duyên hải miền Trung bền vững; phát triển kinh tế tư nhân - động lực phát triển kinh tế miền Trung bền vững.
GS. Đào Nguyên Cát, Tổng Biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam cho rằng nhiều hội thảo, diễn đàn đã bàn thảo và tìm giải pháp cho kinh tế miền Trung nhưng vẫn chưa hóa giải được những xung đột lợi ích cục bộ, vẫn mạnh tỉnh nào tỉnh đó khai thác tiềm năng, thế mạnh, liên kết vùng chưa thực sự hiệu quả.
Ông Đào Nguyên Cát hy vọng diễn đàn lần này sẽ đưa ra được những giải pháp thực sự phù hợp, hiệu quả và thiết thực với các tỉnh miền Trung.
Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng mở cửa-hội nhập được coi là năng lực phát triển “tự thân” và phát triển nhu cầu tự nhiên của vùng, nhưng để vùng duyên hải miền Trung phát triển thực sự thì năng lực đó cần có thêm hàng loạt điều kiện và năng lực khác, đủ để chuyển hóa thành thực lực phát triển.
Đánh giá về liên kết vùng giữa các tỉnh duyên hải miền Trung, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế thẳng thắn chỉ ra một trong những nguyên nhân hạn chế liên kết vùng là do tiềm năng, thế mạnh của các tỉnh, thành phố trong vùng tương đối tương đồng như biển, cảng biển, sân bay, khu kinh tế, khu công nghiệp...
Phần lớn các địa phương đều có xu hướng phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh hiện có của mình nên cơ cấu ngành, sản phẩm của các địa phương trong vùng khá trùng lắp, thiếu các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ.
Với sự quan tâm và chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ, sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành, sự tham gia đầy đủ của lãnh đạo 9 tỉnh duyên hải miền Trung, mục tiêu của Diễn đàn lần này là đưa ra những giải pháp có tính thực tiễn cao. Điều này góp phần thúc đẩy tạo đột phá phát triển kinh tế miền Trung thông qua việc phân tích tính phù hợp, hiệu quả và tác động của các chính sách hiện hành đối với khu vực kinh tế miền Trung.
Theo số liệu của Ban điều phối vùng duyên hải miền Trung, hầu hết các tỉnh, thành phố trong khu vực đều có tốc độ tăng trưởng trên 8,4%/năm giai đoạn 2011-2016, cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nước (5,9% /năm). Tổng thu ngân sách 9 tỉnh, thành phố vùng duyên hải miền Trung năm 2016 đạt 132.200 tỷ đồng.
Qua nguồn thống kê của các tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2017 của 8/9 tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Thuận đều đạt trên mức trung bình 5,73% của cả nước, cao nhất là thành phố Đà Nẵng 8,1%.
Ba năm qua, mặc dù kinh tế các tỉnh duyên hải miền Trung có tốc độ tăng trưởng khá, song do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tiềm năng và lợi thế của các tỉnh duyên hải miền Trung chưa được phát huy đầy đủ, nhiều lực cản còn đang níu kéo sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế miền Trung. Do đó, cần phải có sự chung tay góp sức của các bộ, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh để đưa kinh tế miền Trung "cất cánh" cùng cả nước.
Diễn đàn này cũng đã đề ra những định hướng và giải pháp chủ yếu liên quan đến rà soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế vùng trên cơ sở lợi thế so sánh của từng địa phương, khắc phục không gian kinh tế bị chia cắt bởi địa giới hành chính, đồng thời, tạo lập thể chế kinh tế ưu đãi cho các vùng kinh tế trọng điểm thực sự trở thành động lực lan tỏa vùng ngoại vi và cả nước.
Bên cạnh đó, phát triển mạnh kinh tế biển đảo nhất là cảng biển, vận tải biển, đóng và sửa chữa tàu biển, các dịch vụ hậu cần, du lịch, dầu khí, khai thác hải sản xa bờ... gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo đảm an ninh, an toàn trên biển. Cùng với đó là phát triển các hành lang, vành đai kinh tế, kết nối với các vùng trong nước và khu vực; hoàn thiện thể chế phân quyền, phân cấp giữa Trung ương và địa phương, vừa bảo đảm tập trung thống nhất của nền kinh tế vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương…
Cũng trong khuôn khổ của Diễn đàn Kinh tế miền Trung 2017, lễ ký kết hợp tác truyền thông thúc đẩy liên kết phát triển kinh tế vùng duyên hải miền Trung giữa Thời báo Kinh tế Việt Nam và 9 tỉnh duyên hải miền Trung đã diễn ra./.
Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định phát triển kinh tế vùng và tăng cường liên kết vùng có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Việc tập trung phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong vùng và giữa các vùng sẽ tạo sức lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, cần tiếp tục nhận thức, đánh giá tiềm năng, lợi thế, cơ hội, thách thức của miền Trung trong điều kiện tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng năng suất lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Đặc biệt, vùng duyên hải miền Trung nằm ở trục giao thông chính Bắc Nam và quan hệ chặt chẽ với vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia. Cùng với đó, tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào, kết nối tiểu vùng sông Mekong mở rộng; các tỉnh duyên hải miền Trung cũng mạnh nhất về kinh tế biển, đóng vai trò mặt tiền của kinh tế.
Tiếp nối thành công của Diễn đàn Kinh tế miền Trung (lần thứ nhất) vào năm 2014, Diễn đàn Kinh tế miền Trung năm 2017 (lần thứ hai) chọn chủ đề “Con đường phát triển kinh tế miền Trung bền vững” đề cập và bàn thảo 3 chuyên đề chính. Đó là giải pháp tháo gỡ rào cản về cơ chế, chính sách tạo đột phá phát triển vùng duyên hải miền Trung; giải pháp tạo sự phát triển hài hòa giữa kinh tế địa phương và liên kết phát triển vùng duyên hải miền Trung bền vững; phát triển kinh tế tư nhân - động lực phát triển kinh tế miền Trung bền vững.
GS. Đào Nguyên Cát, Tổng Biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam cho rằng nhiều hội thảo, diễn đàn đã bàn thảo và tìm giải pháp cho kinh tế miền Trung nhưng vẫn chưa hóa giải được những xung đột lợi ích cục bộ, vẫn mạnh tỉnh nào tỉnh đó khai thác tiềm năng, thế mạnh, liên kết vùng chưa thực sự hiệu quả.
Ông Đào Nguyên Cát hy vọng diễn đàn lần này sẽ đưa ra được những giải pháp thực sự phù hợp, hiệu quả và thiết thực với các tỉnh miền Trung.
Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng mở cửa-hội nhập được coi là năng lực phát triển “tự thân” và phát triển nhu cầu tự nhiên của vùng, nhưng để vùng duyên hải miền Trung phát triển thực sự thì năng lực đó cần có thêm hàng loạt điều kiện và năng lực khác, đủ để chuyển hóa thành thực lực phát triển.
Đánh giá về liên kết vùng giữa các tỉnh duyên hải miền Trung, ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế thẳng thắn chỉ ra một trong những nguyên nhân hạn chế liên kết vùng là do tiềm năng, thế mạnh của các tỉnh, thành phố trong vùng tương đối tương đồng như biển, cảng biển, sân bay, khu kinh tế, khu công nghiệp...
Phần lớn các địa phương đều có xu hướng phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh hiện có của mình nên cơ cấu ngành, sản phẩm của các địa phương trong vùng khá trùng lắp, thiếu các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ.
Với sự quan tâm và chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ, sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành, sự tham gia đầy đủ của lãnh đạo 9 tỉnh duyên hải miền Trung, mục tiêu của Diễn đàn lần này là đưa ra những giải pháp có tính thực tiễn cao. Điều này góp phần thúc đẩy tạo đột phá phát triển kinh tế miền Trung thông qua việc phân tích tính phù hợp, hiệu quả và tác động của các chính sách hiện hành đối với khu vực kinh tế miền Trung.
Theo số liệu của Ban điều phối vùng duyên hải miền Trung, hầu hết các tỉnh, thành phố trong khu vực đều có tốc độ tăng trưởng trên 8,4%/năm giai đoạn 2011-2016, cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nước (5,9% /năm). Tổng thu ngân sách 9 tỉnh, thành phố vùng duyên hải miền Trung năm 2016 đạt 132.200 tỷ đồng.
Qua nguồn thống kê của các tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2017 của 8/9 tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Thuận đều đạt trên mức trung bình 5,73% của cả nước, cao nhất là thành phố Đà Nẵng 8,1%.
Ba năm qua, mặc dù kinh tế các tỉnh duyên hải miền Trung có tốc độ tăng trưởng khá, song do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tiềm năng và lợi thế của các tỉnh duyên hải miền Trung chưa được phát huy đầy đủ, nhiều lực cản còn đang níu kéo sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế miền Trung. Do đó, cần phải có sự chung tay góp sức của các bộ, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh để đưa kinh tế miền Trung "cất cánh" cùng cả nước.
Diễn đàn này cũng đã đề ra những định hướng và giải pháp chủ yếu liên quan đến rà soát, hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế vùng trên cơ sở lợi thế so sánh của từng địa phương, khắc phục không gian kinh tế bị chia cắt bởi địa giới hành chính, đồng thời, tạo lập thể chế kinh tế ưu đãi cho các vùng kinh tế trọng điểm thực sự trở thành động lực lan tỏa vùng ngoại vi và cả nước.
Bên cạnh đó, phát triển mạnh kinh tế biển đảo nhất là cảng biển, vận tải biển, đóng và sửa chữa tàu biển, các dịch vụ hậu cần, du lịch, dầu khí, khai thác hải sản xa bờ... gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo đảm an ninh, an toàn trên biển. Cùng với đó là phát triển các hành lang, vành đai kinh tế, kết nối với các vùng trong nước và khu vực; hoàn thiện thể chế phân quyền, phân cấp giữa Trung ương và địa phương, vừa bảo đảm tập trung thống nhất của nền kinh tế vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương…
Cũng trong khuôn khổ của Diễn đàn Kinh tế miền Trung 2017, lễ ký kết hợp tác truyền thông thúc đẩy liên kết phát triển kinh tế vùng duyên hải miền Trung giữa Thời báo Kinh tế Việt Nam và 9 tỉnh duyên hải miền Trung đã diễn ra./.
Thủ tướng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo  (25/09/2017)
Chủ tịch nước dự kỷ niệm 25 năm tái lập Văn phòng Chủ tịch nước  (25/09/2017)
Hà Tĩnh: Công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng  (25/09/2017)
Đảng ủy Agribank và Hành trình về nguồn năm 2017  (25/09/2017)
Đảng ủy Agribank và Hành trình về nguồn năm 2017  (25/09/2017)
Hà Tĩnh tập trung khắc phục hậu quả Bão số 10  (25/09/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên