APEC 2017: Đối thoại chính sách y tế người cao tuổi vì một châu Á - Thái Bình Dương khỏe mạnh
Chiều 22-8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhóm công tác về y tế APEC (HWG) tổ chức Đối thoại chính sách y tế về tăng cường sức khỏe người cao tuổi và phòng chống các bệnh không lây nhiễm vì một châu Á - Thái Bình Dương khỏe mạnh.
Đây là hoạt động nằm trong chương trình Hội nghị các quan chức cao cấp lần thứ 3 (SOM 3) và các cuộc họp liên quan thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC 2017), thu hút hơn 100 đại biểu đến từ các nền kinh tế thành viên APEC, đại diện của các cơ quan Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, tổ chức xã hội, các nhà nghiên cứu, nhà cung cấp dịch vụ y tế…
Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Phạm Lê Tuấn cho biết, già hóa dân số mang lại nhiều cơ hội và thách thức, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của kinh tế, xã hội. Mỗi năm, thế giới có thêm khoảng 58 triệu người trên 60 tuổi và số người lớn tuổi sẽ tăng lên 2 tỷ người vào năm 2050. Hiện dân số của các nền kinh tế thành viên APEC chiếm 40,5% dân số thế giới, nhưng chiếm gần 50% người cao tuổi; đồng thời là một trong những khu vực có tốc độ lão hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Hầu hết các nền kinh tế thành viên APEC đã và đang phải đối mặt với vấn đề này.
Theo Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn, Việt Nam bắt đầu thời kỳ già hóa dân số từ năm 2011, với tỷ lệ người trên 60 tuổi chiếm 10%, là một trong những quốc gia có dân số già hóa nhanh nhất thế giới. Với các nền kinh tế phát triển, việc chuyển đổi sang dân số già có thể diễn ra một vài thế kỷ, thì Việt Nam chỉ mất khoảng trên 20 năm. Hiện tại, Việt Nam có hơn 10 triệu người lớn tuổi và dự báo sẽ tăng cao vào năm 2030 và có thể đạt tới 28 triệu người cao tuổi năm 2050.
Tại buổi đối thoại, đại diện một số nền kinh tế thành viên APEC cùng các chuyên gia y tế trình bày các vấn đề như tổng quan già hóa dân số trong khu vực APEC và những khuyến nghị chính sách; gánh nặng bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số; phòng chống và kiểm soát bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi, những bài học kinh nghiệm của một số thành viên…
Theo ông Phạm Lê Tuấn, sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm cùng với quá trình già hóa dân số nhanh chóng đặt ra những thách thức lớn cho hệ thống y tế toàn cầu. Các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư và bệnh mãn tính của người cao tuổi là nguyên nhân hàng đầu gia tăng tình trạng bệnh tật và tử vong. Vì vậy, làm thế nào để ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm của người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số là một vấn đề quan tâm của các nền kinh tế thành viên APEC.
Chính vì vậy, đối thoại lần này là cơ hội để các nhà quản lý y tế, nhà khoa học, các tổ chức và cá nhân chia sẻ tình huống và học hỏi kinh nghiệm về các bệnh không lây nhiễm trong bối cảnh già hóa dân số. Thông qua đó, các đại biểu sẽ thảo luận để tìm ra các phương pháp thực tiễn phù hợp với luật pháp và điều kiện kinh tế xã hội của từng nền kinh tế thành viên; tiến tới một khu vực châu Á - Thái Bình Dương lành mạnh và thịnh vượng./.
Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Phạm Minh Chính tiếp Đoàn Ban Thanh niên Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản  (22/08/2017)
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tiếp Đoàn đại biểu chức sắc tôn giáo, người có uy tín các dân tộc tỉnh Bình Thuận  (22/08/2017)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình và Đoàn kết Lào  (22/08/2017)
Đổi mới công tác học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương  (22/08/2017)
Chiến lược mới của Mỹ tại Afghanistan tập trung vào chống khủng bố  (22/08/2017)
Việt - Lào hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động đối ngoại nhân dân  (22/08/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên