Chủ tịch nước: Ngành cơ yếu cần làm chủ khoa học-công nghệ mật mã
21:31, ngày 18-05-2017
Nhân dịp kỷ niệm 127 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 18-5-2017, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức trọng thể Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trao tặng Ban Cơ yếu thống nhất Trung ương Cục miền Nam vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới dự và trao phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước tặng Ban Cơ yếu thống nhất Trung ương Cục miền Nam.
Tham dự buổi lễ có các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam; đại diện các Mẹ Việt Nam Anh hùng tại Thành phố Hồ Chí Minh, các gia đình liệt sĩ Cơ yếu Trung ương Cục, gia đình các lãnh đạo Trung ương Cục, Ban Cơ yếu thống nhất Trung ương Cục miền Nam; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ qua các thời kỳ; Cục Cơ yếu các bộ, ngành, các cơ quan, đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, các cơ quan đơn vị đóng quân trên địa bàn.
Đặc biệt, buổi lễ có sự có mặt của các cán bộ, nhân viên đã từng công tác, chiến đấu tại Ban Cơ yếu thống nhất Trung ương Cục miền Nam, đại diện Ban Liên lạc các tổ chức cơ yếu hoạt động tại chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước...
Thiếu tướng Đặng Vũ Sơn, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ báo cáo tóm tắt những thành tích đặc biệt xuất sắc của Ban Cơ yếu thống nhất Trung ương Cục miền Nam trong suốt những năm tháng kháng chiến gian khổ cho đến khi đất nước được thống nhất.
Trước yêu cầu thực tiễn của cách mạng miền Nam, tháng 8/1961, tại Mã Đà, Chiến khu Đ, Ban Cơ yếu thống nhất Trung ương Cục miền Nam được thành lập (trên cơ sở Cơ yếu của Xứ ủy Nam Bộ) với hơn 10 cán bộ, nhân viên. Ban Cơ yếu thống nhất Trung ương Cục miền Nam là một ban chuyên môn của Trung ương Cục đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Thường vụ Trung ương Cục miền Nam và sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Ban Cơ yếu Trung ương (nay là Ban Cơ yếu Chính phủ)...
Trải qua 21 năm kể từ khi Cơ yếu Xứ ủy Nam Bộ ra đời cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cán bộ, nhân viên Ban Cơ yếu thống nhất Trung ương Cục miền Nam luôn phát huy tinh thần sáng tạo, chủ động, bảo đảm tuyệt đối bí mật thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang trong điều kiện chiến tranh ác liệt; đồng thời đối phó có hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn thu tin, mã thám của địch.
Trong cuộc chiến đấu thầm lặng nhưng vô cùng khốc liệt, cán bộ, nhân viên Ban Cơ yếu thống nhất Trung ương Cục miền Nam đã vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, luôn phát huy truyền thống vẻ vang của ngành cơ yếu Việt Nam “Trung thành, Tận tụy, Đoàn kết, Kỷ luật, Sáng tạo”; nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, đoàn kết thống nhất, khắc phục khó khăn, bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Trung ương Cục và các cấp, các ngành, lập nên nhiều chiến công, thành tích xuất sắc, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Ban Cơ yếu thống nhất Trung ương Cục miền Nam đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Giải phóng hạng Nhất năm 1965 và Huân chương Thành đồng năm 1968. Nhiều tổ chức cơ yếu trực thuộc và các cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, dũng sỹ diệt Mỹ cùng các phần thưởng cao quý khác.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trân trọng trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân tặng Ban Cơ yếu Trung ương Cục miền Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt biểu dương những công lao, đóng góp to lớn của Ban Cơ yếu thống nhất Trung ương Cục miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; chúc mừng các thế hệ cán bộ, nhân viên ngành cơ yếu Việt Nam, đặc biệt là các cán bộ, nhân viên đã từng công tác tại Ban Cơ yếu thống nhất Trung ương Cục miền Nam nhân dịp đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước.
Chủ tịch nước bày tỏ lòng biết ơn và tri ân sâu sắc các Anh hùng liệt sỹ, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và các thế hệ cán bộ, nhân viên ngành cơ yếu Việt Nam đã suốt đời phấn đấu, hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.
Phân tích tình hình thế giới, khu vực và những nguy cơ tác động đối với đất nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh là ngành khoa học-kỹ thuật cơ mật đặc biệt, ngành cơ yếu cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về công tác cơ yếu, trọng tâm là Chỉ thị số 41 của Bộ Chính trị (Khóa IX) về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển công tác cơ yếu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị ngành cơ yếu tập trung nghiên cứu, ứng dụng, phát triển khoa học-công nghệ mật mã, kỹ thuật nghiệp vụ; tăng cường đầu tư, xây dựng, phát triển cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện đại, đồng bộ; thường xuyên tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học-kỹ thuật mật mã, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ công tác, chiến đấu trong tình hình mới.
Cùng với đó, ngành cơ yếu cần tăng cường phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương trong công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, phấn đấu làm chủ khoa học-công nghệ mật mã; đáp ứng đầy đủ các loại hình kỹ thuật thông tin và truyền thông; từng bước xây dựng ngành cơ yếu Việt Nam chính quy, tiến thẳng lên hiện đại.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị ngành cơ yếu chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng ngành; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XI, XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị (Khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; công tác giáo dục truyền thống, “đền ơn, đáp nghĩa”.
Với bề dày truyền thống vẻ vang của hơn 70 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành của Ngành, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tin tưởng trong giai đoạn cách mạng mới, ngành Cơ yếu Việt Nam tiếp tục phát triển, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội./.
Tham dự buổi lễ có các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam; đại diện các Mẹ Việt Nam Anh hùng tại Thành phố Hồ Chí Minh, các gia đình liệt sĩ Cơ yếu Trung ương Cục, gia đình các lãnh đạo Trung ương Cục, Ban Cơ yếu thống nhất Trung ương Cục miền Nam; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ qua các thời kỳ; Cục Cơ yếu các bộ, ngành, các cơ quan, đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, các cơ quan đơn vị đóng quân trên địa bàn.
Đặc biệt, buổi lễ có sự có mặt của các cán bộ, nhân viên đã từng công tác, chiến đấu tại Ban Cơ yếu thống nhất Trung ương Cục miền Nam, đại diện Ban Liên lạc các tổ chức cơ yếu hoạt động tại chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước...
Thiếu tướng Đặng Vũ Sơn, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ báo cáo tóm tắt những thành tích đặc biệt xuất sắc của Ban Cơ yếu thống nhất Trung ương Cục miền Nam trong suốt những năm tháng kháng chiến gian khổ cho đến khi đất nước được thống nhất.
Trước yêu cầu thực tiễn của cách mạng miền Nam, tháng 8/1961, tại Mã Đà, Chiến khu Đ, Ban Cơ yếu thống nhất Trung ương Cục miền Nam được thành lập (trên cơ sở Cơ yếu của Xứ ủy Nam Bộ) với hơn 10 cán bộ, nhân viên. Ban Cơ yếu thống nhất Trung ương Cục miền Nam là một ban chuyên môn của Trung ương Cục đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Thường vụ Trung ương Cục miền Nam và sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Ban Cơ yếu Trung ương (nay là Ban Cơ yếu Chính phủ)...
Trải qua 21 năm kể từ khi Cơ yếu Xứ ủy Nam Bộ ra đời cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cán bộ, nhân viên Ban Cơ yếu thống nhất Trung ương Cục miền Nam luôn phát huy tinh thần sáng tạo, chủ động, bảo đảm tuyệt đối bí mật thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang trong điều kiện chiến tranh ác liệt; đồng thời đối phó có hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn thu tin, mã thám của địch.
Trong cuộc chiến đấu thầm lặng nhưng vô cùng khốc liệt, cán bộ, nhân viên Ban Cơ yếu thống nhất Trung ương Cục miền Nam đã vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, luôn phát huy truyền thống vẻ vang của ngành cơ yếu Việt Nam “Trung thành, Tận tụy, Đoàn kết, Kỷ luật, Sáng tạo”; nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, đoàn kết thống nhất, khắc phục khó khăn, bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Trung ương Cục và các cấp, các ngành, lập nên nhiều chiến công, thành tích xuất sắc, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Ban Cơ yếu thống nhất Trung ương Cục miền Nam đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Giải phóng hạng Nhất năm 1965 và Huân chương Thành đồng năm 1968. Nhiều tổ chức cơ yếu trực thuộc và các cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, dũng sỹ diệt Mỹ cùng các phần thưởng cao quý khác.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trân trọng trao danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân tặng Ban Cơ yếu Trung ương Cục miền Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt biểu dương những công lao, đóng góp to lớn của Ban Cơ yếu thống nhất Trung ương Cục miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; chúc mừng các thế hệ cán bộ, nhân viên ngành cơ yếu Việt Nam, đặc biệt là các cán bộ, nhân viên đã từng công tác tại Ban Cơ yếu thống nhất Trung ương Cục miền Nam nhân dịp đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước.
Chủ tịch nước bày tỏ lòng biết ơn và tri ân sâu sắc các Anh hùng liệt sỹ, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và các thế hệ cán bộ, nhân viên ngành cơ yếu Việt Nam đã suốt đời phấn đấu, hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.
Phân tích tình hình thế giới, khu vực và những nguy cơ tác động đối với đất nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh là ngành khoa học-kỹ thuật cơ mật đặc biệt, ngành cơ yếu cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về công tác cơ yếu, trọng tâm là Chỉ thị số 41 của Bộ Chính trị (Khóa IX) về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển công tác cơ yếu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị ngành cơ yếu tập trung nghiên cứu, ứng dụng, phát triển khoa học-công nghệ mật mã, kỹ thuật nghiệp vụ; tăng cường đầu tư, xây dựng, phát triển cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện đại, đồng bộ; thường xuyên tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học-kỹ thuật mật mã, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ công tác, chiến đấu trong tình hình mới.
Cùng với đó, ngành cơ yếu cần tăng cường phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương trong công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, phấn đấu làm chủ khoa học-công nghệ mật mã; đáp ứng đầy đủ các loại hình kỹ thuật thông tin và truyền thông; từng bước xây dựng ngành cơ yếu Việt Nam chính quy, tiến thẳng lên hiện đại.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị ngành cơ yếu chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng ngành; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XI, XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị (Khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; công tác giáo dục truyền thống, “đền ơn, đáp nghĩa”.
Với bề dày truyền thống vẻ vang của hơn 70 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành của Ngành, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tin tưởng trong giai đoạn cách mạng mới, ngành Cơ yếu Việt Nam tiếp tục phát triển, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội./.
Tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron: Chiến thắng và con đường chông gai phía trước  (18/05/2017)
Phát triển cây xóa đói, giảm nghèo ở Phú Yên  (18/05/2017)
Phát triển cây xóa đói, giảm nghèo ở Phú Yên  (18/05/2017)
Chủ tịch nước dự Lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ cho các cụm công trình trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng  (17/05/2017)
Bắt đầu Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp APEC  (17/05/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay