Việt Nam và Myanmar thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực có thế mạnh
22:59, ngày 16-05-2017
TCCSĐT - Ngày 16-5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp thân mật Ngài Mahn Win Khaing Than, Chủ tịch Quốc hội kiêm Chủ tịch Thượng viện Myanmar, đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Nhiệt liệt chào mừng chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Thượng viện Mahn Win Khaing Than, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh Việt Nam trân trọng và đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Myanmar thời gian qua.
Hợp tác chính trị, ngoại giao phát triển tốt đẹp; hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư đã đạt được những kết quả tích cực. Việt Nam đang là đối tác thương mại đứng thứ 9, đối tác đầu tư lớn thứ 7 của Myanmar. Đây là tiền đề quan trọng để tiếp tục mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác song phương Việt Nam - Myanmar trong những năm tới.
Trên cơ sở kết quả cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Thượng viện Mahn Win Khaing Than với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ đồng tình và ủng hộ việc Quốc hội hai nước tăng cường hợp tác, cho rằng đây là cơ sở quan trọng để thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Myanmar ngày càng phát triển.
Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam và Myanmar có nhiều tiềm năng hợp tác, vì vậy cần duy trì các cơ chế hợp tác đã được thiết lập, tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, đẩy mạnh giao lưu giữa các địa phương, giao lưu nhân dân nhằm tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Cùng với đó, hai bên cần thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực mà mỗi nước có thế mạnh để cùng nhau phát triển.
Doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm và mong muốn phát triển quan hệ hợp tác kinh doanh, đầu tư tại Myanmar, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Myanmar tiếp tục tạo điều kiện, ủng hộ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực ngân hàng, hàng không, viễn thông, khoáng sản, du lịch, nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng...
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cảm ơn Myanmar đã ủng hộ Việt Nam ở các diễn đàn khu vực và quốc tế; mong muốn thời gian tới hai nước tăng cường tham vấn chính trị, phối hợp và ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế, trong khuôn khổ các tổ chức mà hai nước là thành viên, nhất là tại ASEAN, Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết...
Nhân dịp này, qua Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Thượng viện Mahn Win Khaing Than, Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi lời thăm hỏi, lời chúc sức khỏe đến Tổng thống Myanmar Htin Kyaw.
Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Thượng viện Mahn Win Khaing Than bày tỏ vui mừng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Myanmar sang Việt Nam tham dự Hội nghị chuyên đề của IPU khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thăm chính thức Việt Nam; trân trọng cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và chu đáo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam dành cho Đoàn.
Bày tỏ sự ngưỡng mộ về những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Thượng viện Mahn Win Khaing Than nhận thấy có nhiều lĩnh vực Myanmar cần học hỏi kinh nghiệm từ Việt Nam, nhất là về phát triển kinh tế.
Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Thượng viện Mahn Win Khaing Than đã giới thiệu một số nét về hoạt động của Quốc hội Myanmar, đặc biệt trong lĩnh vực lập pháp.
Ngài Mahn Win Khaing Than nhấn mạnh muốn phát triển phải cần nguồn lực đầu tư nước ngoài, Myanmar đang tích cực triển khai quá trình sửa đổi luật để có thể sớm ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Công ty nước ngoài nhằm thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Myanmar, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam.
** Cùng ngày, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước Cộng hòa Liên bang Myanmar do ngài Mahn Win Khaing Than, Chủ tịch Thượng viện kiêm Chủ tịch Quốc hội Myanmar dẫn đầu kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 10- đến 16-5 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Thượng viện kiêm Chủ tịch Quốc hội Myanmar đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; chào xã giao Chủ tịch nước Trần Đại Quang; hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; gặp Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân; tham dự Hội nghị chuyên đề của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) khu vực châu Á - Thái Bình Dương về “Ứng phó với biến đổi khí hậu - hành động của các nhà lập pháp nhằm thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững” do Quốc hội Việt Nam phối hợp với IPU tổ chức.
Nhân dịp này, Chủ tịch Mahn Win Khaing Than cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Myanmar đã tới đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
Tại các cuộc tiếp xúc, hai bên khẳng định tầm quan trọng của nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tướng Aung San gây dựng, cũng như tiếp tục phát huy các thành quả đạt được sau hơn 40 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Hai bên đồng ý cùng nhau tạo điều kiện về chính sách pháp luật để hỗ trợ doanh nghiệp hai nước đầu tư và kinh doanh tại nước sở tại.
Phía Myanmar bày tỏ hy vọng sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, kinh doanh. Việt Nam đề nghị sớm ký kết Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực hải quan, tài chính, sửa đổi, bổ sung Hiệp định Khuyến khích bảo hộ đầu tư và Biên bản ghi nhớ xúc tiến đầu tư giữa hai nước cho phù hợp với tình hình mới; cần tập trung vào các lĩnh vực tiềm năng như: ngân hàng, hàng không, viễn thông, dầu khí, nông nghiệp.
Hai bên đồng tình về việc cần tiếp tục duy trì việc trao đổi đoàn lãnh đạo cấp cao giữa hai Quốc hội; trao đổi đoàn giao lưu nhóm nghị sĩ để tham khảo, trao đổi kinh nghiệm hoạt động lập pháp, giám sát và các vấn đề quốc tế, khu vực hai bên cùng quan tâm.
Hai bên thống nhất Quốc hội hai nước sẽ tham khảo và ủng hộ các quan điểm của nhau tại các diễn đàn liên minh nghị viện thế giới và khu vực, vì lợi ích chung của nhân dân hai nước; xây dựng sự đoàn kết của cộng đồng ASEAN. Hai Quốc hội cần phối hợp giám sát việc thực hiện các Thỏa thuận, chương trình hợp tác giữa hai Chính phủ. Hai bên thống nhất tăng cường giao lưu nhân dân, coi đây là kênh thông tin cần thiết, là cầu nối để thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai nước.
Chủ tịch Mahn Win Khaing Than khẳng định lại lập trường của Myanmar về vấn đề Biển Đông là các bên liên quan cần tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982); ủng hộ việc triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hợp tác, thúc đẩy sớm ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Myanmar khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ với các nước trong khu vực để thể hiện lập trường chung của ASEAN về vấn đề này./.
Hợp tác chính trị, ngoại giao phát triển tốt đẹp; hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư đã đạt được những kết quả tích cực. Việt Nam đang là đối tác thương mại đứng thứ 9, đối tác đầu tư lớn thứ 7 của Myanmar. Đây là tiền đề quan trọng để tiếp tục mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác song phương Việt Nam - Myanmar trong những năm tới.
Trên cơ sở kết quả cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Thượng viện Mahn Win Khaing Than với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ đồng tình và ủng hộ việc Quốc hội hai nước tăng cường hợp tác, cho rằng đây là cơ sở quan trọng để thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Myanmar ngày càng phát triển.
Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam và Myanmar có nhiều tiềm năng hợp tác, vì vậy cần duy trì các cơ chế hợp tác đã được thiết lập, tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, đẩy mạnh giao lưu giữa các địa phương, giao lưu nhân dân nhằm tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Cùng với đó, hai bên cần thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực mà mỗi nước có thế mạnh để cùng nhau phát triển.
Doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm và mong muốn phát triển quan hệ hợp tác kinh doanh, đầu tư tại Myanmar, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Myanmar tiếp tục tạo điều kiện, ủng hộ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực ngân hàng, hàng không, viễn thông, khoáng sản, du lịch, nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng...
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cảm ơn Myanmar đã ủng hộ Việt Nam ở các diễn đàn khu vực và quốc tế; mong muốn thời gian tới hai nước tăng cường tham vấn chính trị, phối hợp và ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế, trong khuôn khổ các tổ chức mà hai nước là thành viên, nhất là tại ASEAN, Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết...
Nhân dịp này, qua Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Thượng viện Mahn Win Khaing Than, Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi lời thăm hỏi, lời chúc sức khỏe đến Tổng thống Myanmar Htin Kyaw.
Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Thượng viện Mahn Win Khaing Than bày tỏ vui mừng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Myanmar sang Việt Nam tham dự Hội nghị chuyên đề của IPU khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thăm chính thức Việt Nam; trân trọng cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và chu đáo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam dành cho Đoàn.
Bày tỏ sự ngưỡng mộ về những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Thượng viện Mahn Win Khaing Than nhận thấy có nhiều lĩnh vực Myanmar cần học hỏi kinh nghiệm từ Việt Nam, nhất là về phát triển kinh tế.
Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Thượng viện Mahn Win Khaing Than đã giới thiệu một số nét về hoạt động của Quốc hội Myanmar, đặc biệt trong lĩnh vực lập pháp.
Ngài Mahn Win Khaing Than nhấn mạnh muốn phát triển phải cần nguồn lực đầu tư nước ngoài, Myanmar đang tích cực triển khai quá trình sửa đổi luật để có thể sớm ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Công ty nước ngoài nhằm thu hút thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Myanmar, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam.
** Cùng ngày, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước Cộng hòa Liên bang Myanmar do ngài Mahn Win Khaing Than, Chủ tịch Thượng viện kiêm Chủ tịch Quốc hội Myanmar dẫn đầu kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 10- đến 16-5 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Thượng viện kiêm Chủ tịch Quốc hội Myanmar đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; chào xã giao Chủ tịch nước Trần Đại Quang; hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; gặp Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân; tham dự Hội nghị chuyên đề của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) khu vực châu Á - Thái Bình Dương về “Ứng phó với biến đổi khí hậu - hành động của các nhà lập pháp nhằm thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững” do Quốc hội Việt Nam phối hợp với IPU tổ chức.
Nhân dịp này, Chủ tịch Mahn Win Khaing Than cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Myanmar đã tới đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.
Tại các cuộc tiếp xúc, hai bên khẳng định tầm quan trọng của nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tướng Aung San gây dựng, cũng như tiếp tục phát huy các thành quả đạt được sau hơn 40 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Hai bên đồng ý cùng nhau tạo điều kiện về chính sách pháp luật để hỗ trợ doanh nghiệp hai nước đầu tư và kinh doanh tại nước sở tại.
Phía Myanmar bày tỏ hy vọng sẽ ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, kinh doanh. Việt Nam đề nghị sớm ký kết Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực hải quan, tài chính, sửa đổi, bổ sung Hiệp định Khuyến khích bảo hộ đầu tư và Biên bản ghi nhớ xúc tiến đầu tư giữa hai nước cho phù hợp với tình hình mới; cần tập trung vào các lĩnh vực tiềm năng như: ngân hàng, hàng không, viễn thông, dầu khí, nông nghiệp.
Hai bên đồng tình về việc cần tiếp tục duy trì việc trao đổi đoàn lãnh đạo cấp cao giữa hai Quốc hội; trao đổi đoàn giao lưu nhóm nghị sĩ để tham khảo, trao đổi kinh nghiệm hoạt động lập pháp, giám sát và các vấn đề quốc tế, khu vực hai bên cùng quan tâm.
Hai bên thống nhất Quốc hội hai nước sẽ tham khảo và ủng hộ các quan điểm của nhau tại các diễn đàn liên minh nghị viện thế giới và khu vực, vì lợi ích chung của nhân dân hai nước; xây dựng sự đoàn kết của cộng đồng ASEAN. Hai Quốc hội cần phối hợp giám sát việc thực hiện các Thỏa thuận, chương trình hợp tác giữa hai Chính phủ. Hai bên thống nhất tăng cường giao lưu nhân dân, coi đây là kênh thông tin cần thiết, là cầu nối để thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa hai nước.
Chủ tịch Mahn Win Khaing Than khẳng định lại lập trường của Myanmar về vấn đề Biển Đông là các bên liên quan cần tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982); ủng hộ việc triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hợp tác, thúc đẩy sớm ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Myanmar khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ với các nước trong khu vực để thể hiện lập trường chung của ASEAN về vấn đề này./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam  (16/05/2017)
Chuyển giao các chương trình đào tạo chất lượng từ Nhật về Việt Nam  (16/05/2017)
Hợp tác kết nối hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số khởi nghiệp  (16/05/2017)
Việt Nam chia sẻ quan điểm về hợp tác “Vành đai và Con đường”  (16/05/2017)
"Ưu tiên hàng đầu cho kết nối kinh tế thông suốt giữa các quốc gia"  (16/05/2017)
Thảo luận, làm rõ quan điểm mới về xây dựng "thế trận lòng dân"  (16/05/2017)
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay