Báo giới Pháp đánh giá thế nào về chiến dịch tranh cử tổng thống?
11:00, ngày 09-04-2017
Chỉ còn hai tuần nữa là đến ngày bỏ phiếu vòng một cuộc bầu cử tổng thống Pháp 2017, các nhật báo Pháp đã dành nhiều bài viết phân tích các chiến dịch tranh cử của 5 ứng cử viên: François Fillon, Emmanuel Macron, Marine Le Pen, Benoit Hamon và Jean-Luc Mélenchon.
Đáng chú ý là bài viết "Bầu cử tổng thống: Chi phí thực sự cho những lời hứa của các ứng cử viên” trên trang nhất của nhật báo Les Echos.
Bài báo dẫn kết quả nghiên cứu của tổ chức tư vấn Montaigne nhận định chương trình hành động đề xuất của cả 5 ứng cử viên đều không tiết kiệm cho ngân sách quốc gia như họ cam kết, do phát sinh nhiều chi phí mới.
Cụ thể, ứng cử viên Fillon và Macron từng tuyên bố chương trình hành động của họ sẽ giúp tiết kiệm lần lượt là 100 tỷ và 60 tỷ euro, song trên thực tế con số sẽ chỉ vào khoảng 60 tỷ và 35 tỷ euro.
Montaigne thậm chí còn lo ngại hơn về phương hướng hành động của 3 ứng cử viên còn lại do mức chi phí phát sinh liên quan chương trình của ông Hamon thuộc đảng cánh tả Xã hội và bà Le Pen - đại diện đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia - lần lượt là khoảng 100 tỷ và 200 tỷ euro, trong khi kế hoạch đề xuất của ứng cử viên Mélenchon sẽ khiến người dân Pháp phải đóng thêm 85 tỷ euro tiền thuế.
Theo một loạt bài viết khác cũng trên tờ Les Echos, ứng cử viên cánh hữu Fillon của đảng Những người Cộng hòa bị chỉ trích là “quá lạc quan" về chương trình kinh tế mà ông đề xuất. Ứng cử viên trung dung Macron được đánh giá là “đáng tin cậy nhất để vực dậy nền kinh tế Pháp.”
Tuy nhiên, kết quả thăm dò dư luận của hãng Elabe mới đây cho thấy ứng cử viên cực tả Mélenchon của phong trào "Nước Pháp bất khuất" lại là chính trị gia được người dân Pháp yêu thích nhất, với tỷ lệ lên tới 51%, trong khi đối thủ Macron chỉ nhận được 44%.
Trong khi đó, tờ Libération số ra ngày 07-4 lại hướng độc giả tới chính sách đối ngoại của 5 ứng cử viên nặng ký nói trên thông qua bài phỏng vấn các cố vấn của họ. Theo đó, chính sách đối ngoại của các chính trị gia hàng đầu đều liên quan tới các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, vấn đề người di cư, quốc phòng, đoàn kết quốc tế và hoạt động của Liên hợp quốc./.
Bài báo dẫn kết quả nghiên cứu của tổ chức tư vấn Montaigne nhận định chương trình hành động đề xuất của cả 5 ứng cử viên đều không tiết kiệm cho ngân sách quốc gia như họ cam kết, do phát sinh nhiều chi phí mới.
Cụ thể, ứng cử viên Fillon và Macron từng tuyên bố chương trình hành động của họ sẽ giúp tiết kiệm lần lượt là 100 tỷ và 60 tỷ euro, song trên thực tế con số sẽ chỉ vào khoảng 60 tỷ và 35 tỷ euro.
Montaigne thậm chí còn lo ngại hơn về phương hướng hành động của 3 ứng cử viên còn lại do mức chi phí phát sinh liên quan chương trình của ông Hamon thuộc đảng cánh tả Xã hội và bà Le Pen - đại diện đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia - lần lượt là khoảng 100 tỷ và 200 tỷ euro, trong khi kế hoạch đề xuất của ứng cử viên Mélenchon sẽ khiến người dân Pháp phải đóng thêm 85 tỷ euro tiền thuế.
Theo một loạt bài viết khác cũng trên tờ Les Echos, ứng cử viên cánh hữu Fillon của đảng Những người Cộng hòa bị chỉ trích là “quá lạc quan" về chương trình kinh tế mà ông đề xuất. Ứng cử viên trung dung Macron được đánh giá là “đáng tin cậy nhất để vực dậy nền kinh tế Pháp.”
Tuy nhiên, kết quả thăm dò dư luận của hãng Elabe mới đây cho thấy ứng cử viên cực tả Mélenchon của phong trào "Nước Pháp bất khuất" lại là chính trị gia được người dân Pháp yêu thích nhất, với tỷ lệ lên tới 51%, trong khi đối thủ Macron chỉ nhận được 44%.
Trong khi đó, tờ Libération số ra ngày 07-4 lại hướng độc giả tới chính sách đối ngoại của 5 ứng cử viên nặng ký nói trên thông qua bài phỏng vấn các cố vấn của họ. Theo đó, chính sách đối ngoại của các chính trị gia hàng đầu đều liên quan tới các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, vấn đề người di cư, quốc phòng, đoàn kết quốc tế và hoạt động của Liên hợp quốc./.
Khai mạc chương trình “Những ngày Hàn Quốc tại Hà Nội 2017”  (09/04/2017)
Xây dựng Đề án đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc  (09/04/2017)
Xây dựng Đề án đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc  (09/04/2017)
Khai mạc Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ II - Bình Dương 2017  (09/04/2017)
Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Thụy Điển  (08/04/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay