Quyết định nâng lãi suất cơ bản của FED sẽ ảnh hưởng không lớn đến VND
22:44, ngày 17-03-2017
Việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm, lên mức 0,75-1,0% trong phiên họp 15-3 đã nằm trong những dự báo trước đó của thị trường.
Song đánh giá chung từ giới chuyên môn, việc FED nâng lãi suất sẽ ít ảnh hưởng tỷ giá trong nước cũng như lãi suất tiền đồng tại thời điểm này.
Thị trường ngoại hối ổn định
Trong nước, thị trường ngoại hối duy trì khá ổn định, các mức biến động không quá lớn. Tuần trước (ngày 06-3 – 10-3), Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm (tổng mức tăng 17 đồng), tuy nhiên tại các ngân hàng, tỷ giá chính thức lại biến động trái chiều (giảm nhẹ 30 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, giao dịch xung quanh mức giá 22.765 đồng - 22.835 đồng/USD.
Sang đến tuần này, tỷ giá có xu hướng tăng nhẹ, giao dịch 22.790 đồng - 22.860 đồng/USD (ngày 15-3), nhưng sau khi có thông tin từ FED tỷ giá quay đầu điều chỉnh giảm mạnh, giao dịch 22.745 đồng - 22.815 đồng/USD (ngày 17-3).
Theo ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân Công ty Chứng khoán – SSI, Việt Nam đang sử dụng cơ chế kiểm soát dòng ngoại tệ, do đó rủi ro bị rút vốn làm ảnh hưởng đến đồng nội tệ thấp hơn so với các nước châu Á khác.
Thị trường ngoại hối kể từ khi FED nâng lãi suất thời điểm tháng 12-2016 có chiều hướng ổn định trở lại, tỷ giá thị trường tự do đã giảm 1,9%. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng chủ động điều chỉnh tỷ giá tham chiếu thêm 0,6% nhằm giảm bớt áp lực tỷ giá khi FED nâng lãi suất trong tuần này”, ông Linh nói.
Tín dụng cao hơn huy động
Một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cho biết, quyết định của FED trong lần này không ảnh hưởng nhiều đến lãi suất trong nước. Bởi, lãi suất VND hiện đang phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố nội tại của Việt Nam, một trong những yếu tố quyết định đó là tính thanh khoản hệ thống ngân hàng.
Vị chuyên gia này chỉ ra, trên thực tế trong tháng đầu năm, mức tín dụng tại các ngân hàng đang tăng nhanh hơn so với mức huy động. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng tháng Một là 1,75% và đây là mức cao nhất 5 năm trở lại đây. Trong khi, mức huy động lại giảm 1,6%, cũng là mức thấp nhất trong vòng 5 năm, khiến tỷ lệ chênh lệch giữa tín dụng và huy động của hệ thống tăng từ 87,7% lên 88,2%.
“Nếu tín dụng và huy động tiếp tục lệch pha kéo dài, hệ quả tất yếu là thanh khoản trong hệ thống ngân hàng sẽ giảm và hệ quả là lãi suất khó có thể giữ ở mức thấp”, ông này nói.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến lãi suất là lạm phát và nhập siêu cũng đang có xu hướng tăng.
Theo Báo cáo từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng Hai tăng 0,69% so với tháng 12-2016 (trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng 0,42%), bên cạnh đó nhập siêu hai tháng đầu năm là 800 triệu USD (cùng kỳ xuất siêu 675 triệu USD).
Với diễn biến này, ông Linh cho rằng “chính sách tiền tệ nên tiếp tục giữ theo hướng cân bằng tăng trưởng tín dụng với huy động dựa trên nền tảng cán cân thanh toán tổng thể dương nhằm ổn định lãi suất và tỷ giá”.
Các quỹ rút vốn
Đón trước quyết định tăng lãi suất từ FED, từ tuần trước (ngày 6-3 – 10-3), giới đầu tư trên toàn cầu đã bắt đầu điều chỉnh danh mục, diễn biến tương tự như đã từng xảy ra hồi tháng 11-2016. Theo báo cáo từ EPFR Global (Informa Business Intelligence, Inc), dòng vốn vào các quỹ đầu tư trái phiếu của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 10 tuần, đạt 0,9 tỷ USD và bằng 1/7 so với tuần trước.
Tuy nhiên, dòng tiền có xu hướng chảy vào các quỹ đầu tư ngành tài chính, bởi đây là ngành sẽ hưởng lợi từ việc nâng lãi suất, với mức tăng mạnh và đạt 1,6 tỷ USD. Đề phòng với những rủi ro có thể xảy ra, dòng tiền cũng đổ vào các quỹ đầu tư chứng khoán của thị trường tiền tệ (moneny market fund) lên tới 16,2 tỷ USD, mức cao nhất 13 tuần qua. Trong khi, các quỹ đầu tư hàng hóa cơ bản lại bị rút 361 triệu USD.
Đánh giá chung từ các chuyên gia kinh tế, phản ứng trên của giới đầu tư tài chính cùng với diễn biến giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế có xu hướng giảm sẽ ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế của các nước mới nổi, do đa phần các nước phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu các hàng hóa cơ bản. Chỉ số giá hàng hóa cơ bản của Bloomberg kể từ đầu tháng Ba, đã giảm mạnh 3,7%.
Dòng tiền vào các quỹ khu vực (châu Á, Đông Âu, châu Phi) và từng quốc gia mới nổi đang tiếp tục rút ra tại tuần thứ sáu liên tiếp.
Theo ông Linh, trong bối cảnh dòng tiền tập trung về thị trường phát triển thì việc thu hút vốn nước ngoài cho các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Tuy nhiên, Việt Nam hiện đang sử dụng cơ chế kiểm soát dòng ngoại tệ do đó rủi ro bị rút vốn từ khối ngoại gây ảnh hưởng đến đồng nội tệ là thấp hơn so với các nước châu Á khác.
“Vì vậy, Việt Nam phải có ‘một câu chuyện đặc biệt’ để trở nên nổi bật khiến cho giới đầu tư quan tâm trở lại. Một hướng đi khả thi đó là việc nâng hạng thị trường. Về dài hạn, chính sách phát triển đúng đắn để có được tăng trưởng kinh tế cao và bền vững mới thực sự là sức hút quan trọng nhất với nhà đầu tư nước ngoài”, ông Linh nói./.
Thị trường ngoại hối ổn định
Trong nước, thị trường ngoại hối duy trì khá ổn định, các mức biến động không quá lớn. Tuần trước (ngày 06-3 – 10-3), Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm (tổng mức tăng 17 đồng), tuy nhiên tại các ngân hàng, tỷ giá chính thức lại biến động trái chiều (giảm nhẹ 30 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, giao dịch xung quanh mức giá 22.765 đồng - 22.835 đồng/USD.
Sang đến tuần này, tỷ giá có xu hướng tăng nhẹ, giao dịch 22.790 đồng - 22.860 đồng/USD (ngày 15-3), nhưng sau khi có thông tin từ FED tỷ giá quay đầu điều chỉnh giảm mạnh, giao dịch 22.745 đồng - 22.815 đồng/USD (ngày 17-3).
Theo ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân Công ty Chứng khoán – SSI, Việt Nam đang sử dụng cơ chế kiểm soát dòng ngoại tệ, do đó rủi ro bị rút vốn làm ảnh hưởng đến đồng nội tệ thấp hơn so với các nước châu Á khác.
Thị trường ngoại hối kể từ khi FED nâng lãi suất thời điểm tháng 12-2016 có chiều hướng ổn định trở lại, tỷ giá thị trường tự do đã giảm 1,9%. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng chủ động điều chỉnh tỷ giá tham chiếu thêm 0,6% nhằm giảm bớt áp lực tỷ giá khi FED nâng lãi suất trong tuần này”, ông Linh nói.
Tín dụng cao hơn huy động
Một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cho biết, quyết định của FED trong lần này không ảnh hưởng nhiều đến lãi suất trong nước. Bởi, lãi suất VND hiện đang phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố nội tại của Việt Nam, một trong những yếu tố quyết định đó là tính thanh khoản hệ thống ngân hàng.
Vị chuyên gia này chỉ ra, trên thực tế trong tháng đầu năm, mức tín dụng tại các ngân hàng đang tăng nhanh hơn so với mức huy động. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng tháng Một là 1,75% và đây là mức cao nhất 5 năm trở lại đây. Trong khi, mức huy động lại giảm 1,6%, cũng là mức thấp nhất trong vòng 5 năm, khiến tỷ lệ chênh lệch giữa tín dụng và huy động của hệ thống tăng từ 87,7% lên 88,2%.
“Nếu tín dụng và huy động tiếp tục lệch pha kéo dài, hệ quả tất yếu là thanh khoản trong hệ thống ngân hàng sẽ giảm và hệ quả là lãi suất khó có thể giữ ở mức thấp”, ông này nói.
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến lãi suất là lạm phát và nhập siêu cũng đang có xu hướng tăng.
Theo Báo cáo từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng Hai tăng 0,69% so với tháng 12-2016 (trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng 0,42%), bên cạnh đó nhập siêu hai tháng đầu năm là 800 triệu USD (cùng kỳ xuất siêu 675 triệu USD).
Với diễn biến này, ông Linh cho rằng “chính sách tiền tệ nên tiếp tục giữ theo hướng cân bằng tăng trưởng tín dụng với huy động dựa trên nền tảng cán cân thanh toán tổng thể dương nhằm ổn định lãi suất và tỷ giá”.
Các quỹ rút vốn
Đón trước quyết định tăng lãi suất từ FED, từ tuần trước (ngày 6-3 – 10-3), giới đầu tư trên toàn cầu đã bắt đầu điều chỉnh danh mục, diễn biến tương tự như đã từng xảy ra hồi tháng 11-2016. Theo báo cáo từ EPFR Global (Informa Business Intelligence, Inc), dòng vốn vào các quỹ đầu tư trái phiếu của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 10 tuần, đạt 0,9 tỷ USD và bằng 1/7 so với tuần trước.
Tuy nhiên, dòng tiền có xu hướng chảy vào các quỹ đầu tư ngành tài chính, bởi đây là ngành sẽ hưởng lợi từ việc nâng lãi suất, với mức tăng mạnh và đạt 1,6 tỷ USD. Đề phòng với những rủi ro có thể xảy ra, dòng tiền cũng đổ vào các quỹ đầu tư chứng khoán của thị trường tiền tệ (moneny market fund) lên tới 16,2 tỷ USD, mức cao nhất 13 tuần qua. Trong khi, các quỹ đầu tư hàng hóa cơ bản lại bị rút 361 triệu USD.
Đánh giá chung từ các chuyên gia kinh tế, phản ứng trên của giới đầu tư tài chính cùng với diễn biến giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế có xu hướng giảm sẽ ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế của các nước mới nổi, do đa phần các nước phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu các hàng hóa cơ bản. Chỉ số giá hàng hóa cơ bản của Bloomberg kể từ đầu tháng Ba, đã giảm mạnh 3,7%.
Dòng tiền vào các quỹ khu vực (châu Á, Đông Âu, châu Phi) và từng quốc gia mới nổi đang tiếp tục rút ra tại tuần thứ sáu liên tiếp.
Theo ông Linh, trong bối cảnh dòng tiền tập trung về thị trường phát triển thì việc thu hút vốn nước ngoài cho các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Tuy nhiên, Việt Nam hiện đang sử dụng cơ chế kiểm soát dòng ngoại tệ do đó rủi ro bị rút vốn từ khối ngoại gây ảnh hưởng đến đồng nội tệ là thấp hơn so với các nước châu Á khác.
“Vì vậy, Việt Nam phải có ‘một câu chuyện đặc biệt’ để trở nên nổi bật khiến cho giới đầu tư quan tâm trở lại. Một hướng đi khả thi đó là việc nâng hạng thị trường. Về dài hạn, chính sách phát triển đúng đắn để có được tăng trưởng kinh tế cao và bền vững mới thực sự là sức hút quan trọng nhất với nhà đầu tư nước ngoài”, ông Linh nói./.
Việt Nam - Israel trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương  (17/03/2017)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật quy hoạch  (17/03/2017)
Hải Phòng tiếp thu ý kiến của Bộ Nội vụ về việc bổ nhiệm cán bộ  (17/03/2017)
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ thăm chính thức Việt Nam  (17/03/2017)
Israel - Việt Nam có nhiều tiềm năng hợp tác và phát triển hơn nữa  (17/03/2017)
Israel - Việt Nam có nhiều tiềm năng hợp tác và phát triển hơn nữa  (17/03/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm