Lần đầu tiên Việt Nam có Bộ quy tắc về ứng xử văn minh khi đi du lịch
16:11, ngày 17-03-2017
Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch ngày 17-3, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử văn minh trong du lịch. Đây là lần đầu tiên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch trên quy mô toàn quốc.
Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch gồm những quy định mang tính chuẩn mực, góp phần định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách thức ứng xử văn minh của tổ chức và cá nhân khi tham gia các hoạt động du lịch. Bộ quy tắc hướng đến du khách là người Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; người nước ngoài đi du lịch Việt Nam; các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch; cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch.
Bộ quy tắc gồm 2 chương, trong đó quy định những điều cần làm của từng đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch như: khách du lịch; tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; doanh nghiệp du lịch; hướng dẫn viên du lịch; cơ sở lưu trú du lịch; phương tiện vận chuyển khách du lịch; điểm mua sắm phục vụ khách du lịch; điểm tham quan, du lịch; cộng đồng dân cư.
Với du khách, thông điệp ứng xử là văn minh, tự trọng và trách nhiệm, thể hiện qua 20 hành vi. Trong đó, có việc phải xếp hàng trật tự, trang phục phù hợp, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, không vứt rác, không lấy đồ của người khác... Những việc như mua hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã... là ứng xử chưa đúng mực...
Với những người cung cấp dịch vụ du lịch, khách sạn, vận chuyển, bán hàng, bộ quy tắc cũng đưa một số quy tắc tương tự. Trong đó, không chèo kéo khách, không nâng giá, ép giá, không bán hàng kém chất lượng, không sử dụng thương hiệu của người khác, không để người nước ngoài núp bóng kinh doanh, niêm yết giá...
Bộ quy tắc cũng đề ra một số khẩu hiệu tuyên truyền về ứng xử văn minh du lịch như: Nâng cao hình ảnh du khách Việt; du lịch có hiểu biết và có trách nhiệm; Việt Nam - Điểm đến an toàn, thân thiện, văn minh; mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch…
Thời gian qua, đã có nhiều địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Đà Nẵng... đã ban hành bộ quy tắc ứng xử, hướng dẫn khách du lịch cách ứng xử đúng mực. Từ đầu năm 2016, ngành du lịch Đà Nẵng đã phát hành bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch bằng tiếng Việt và được minh họa bằng hình ảnh rất sinh động. Tiếp đó, Đà Nẵng đã phát hành 5.000 bản in bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch bằng tiếng Trung Quốc, phát đến tay du khách tại các khu điểm du lịch, sân bay, nhà ga, khách sạn, đồng thời bộ quy tắc này cũng được gửi đến các công ty, đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch trên địa bàn để phổ biến trực tiếp đến du khách, đối tác gửi khách quốc tế đến Việt Nam để du khách nắm được trước khi du lịch đến Đà Nẵng.
Thủ đô Hà Nội cũng đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố. Bộ Quy tắc quy định các quy tắc ứng xử chung và quy tắc ứng xử tại 9 nơi công cộng, cụ thể như: vỉa hè, lòng đường; vườn hoa, quảng trường, tượng đài, công viên; cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa; trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, quán ăn; nhà ga, bến xe ô tô, bến tàu, thuyền, sân bay; khi tham gia giao thông; khu vui chơi, giải trí, điểm tham quan du lịch. Bộ Quy tắc ứng xử định hướng cho các cá nhân, tổ chức những việc “nên làm” và “không nên làm” mà không phải là những quy định bắt buộc.
Việc Ban hành Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch là một tín hiệu tốt cho thấy sự quyết tâm của toàn ngành du lịch cũng như chính quyền các địa phương trong việc cải thiện, nâng cao hình ảnh của du lịch Việt Nam, hướng tới du lịch văn minh, thân thiện, hấp dẫn. Tuy nhiên, để những quy tắc ứng xử văn minh này phát huy tác dụng trong thực tiễn cần sự vào cuộc tuyên truyền mạnh mẽ từ các địa phương, người dân, du khách và nhất là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch…/.
Bộ quy tắc gồm 2 chương, trong đó quy định những điều cần làm của từng đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch như: khách du lịch; tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; doanh nghiệp du lịch; hướng dẫn viên du lịch; cơ sở lưu trú du lịch; phương tiện vận chuyển khách du lịch; điểm mua sắm phục vụ khách du lịch; điểm tham quan, du lịch; cộng đồng dân cư.
Với du khách, thông điệp ứng xử là văn minh, tự trọng và trách nhiệm, thể hiện qua 20 hành vi. Trong đó, có việc phải xếp hàng trật tự, trang phục phù hợp, tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, không vứt rác, không lấy đồ của người khác... Những việc như mua hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã... là ứng xử chưa đúng mực...
Với những người cung cấp dịch vụ du lịch, khách sạn, vận chuyển, bán hàng, bộ quy tắc cũng đưa một số quy tắc tương tự. Trong đó, không chèo kéo khách, không nâng giá, ép giá, không bán hàng kém chất lượng, không sử dụng thương hiệu của người khác, không để người nước ngoài núp bóng kinh doanh, niêm yết giá...
Bộ quy tắc cũng đề ra một số khẩu hiệu tuyên truyền về ứng xử văn minh du lịch như: Nâng cao hình ảnh du khách Việt; du lịch có hiểu biết và có trách nhiệm; Việt Nam - Điểm đến an toàn, thân thiện, văn minh; mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch…
Thời gian qua, đã có nhiều địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Đà Nẵng... đã ban hành bộ quy tắc ứng xử, hướng dẫn khách du lịch cách ứng xử đúng mực. Từ đầu năm 2016, ngành du lịch Đà Nẵng đã phát hành bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch bằng tiếng Việt và được minh họa bằng hình ảnh rất sinh động. Tiếp đó, Đà Nẵng đã phát hành 5.000 bản in bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch bằng tiếng Trung Quốc, phát đến tay du khách tại các khu điểm du lịch, sân bay, nhà ga, khách sạn, đồng thời bộ quy tắc này cũng được gửi đến các công ty, đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành du lịch trên địa bàn để phổ biến trực tiếp đến du khách, đối tác gửi khách quốc tế đến Việt Nam để du khách nắm được trước khi du lịch đến Đà Nẵng.
Thủ đô Hà Nội cũng đã ban hành Bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố. Bộ Quy tắc quy định các quy tắc ứng xử chung và quy tắc ứng xử tại 9 nơi công cộng, cụ thể như: vỉa hè, lòng đường; vườn hoa, quảng trường, tượng đài, công viên; cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa; trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, quán ăn; nhà ga, bến xe ô tô, bến tàu, thuyền, sân bay; khi tham gia giao thông; khu vui chơi, giải trí, điểm tham quan du lịch. Bộ Quy tắc ứng xử định hướng cho các cá nhân, tổ chức những việc “nên làm” và “không nên làm” mà không phải là những quy định bắt buộc.
Việc Ban hành Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch là một tín hiệu tốt cho thấy sự quyết tâm của toàn ngành du lịch cũng như chính quyền các địa phương trong việc cải thiện, nâng cao hình ảnh của du lịch Việt Nam, hướng tới du lịch văn minh, thân thiện, hấp dẫn. Tuy nhiên, để những quy tắc ứng xử văn minh này phát huy tác dụng trong thực tiễn cần sự vào cuộc tuyên truyền mạnh mẽ từ các địa phương, người dân, du khách và nhất là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch…/.
Từ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI đến Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII - Một số vấn đề đặt ra và giải pháp khắc phục  (17/03/2017)
Từ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI đến Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII - Một số vấn đề đặt ra và giải pháp khắc phục  (17/03/2017)
Thủ tướng mong Lào phối hợp chặt chẽ ngăn tội phạm xuyên biên giới  (16/03/2017)
Tăng cường hợp tác giữa lực lượng công an Việt Nam-Campuchia  (16/03/2017)
Cầu nối thúc đẩy quan hệ hai nước Việt Nam - Nhật Bản  (16/03/2017)
Kiên quyết loại bỏ các dự án thủy điện không bảo đảm an toàn  (16/03/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên