Các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển
TCCSĐT - Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số là một sự kiện chính trị - xã hội đặc biệt quan trọng trong đời sống cộng đồng các dân tộc Việt Nam, khẳng định Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống, kề vai sát cánh cùng nhau trong quá trình dựng nước và giữ nước; tiếp tục khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng. Đây là một sự kiện chính trị - xã hội đặc biệt quan trọng trong đời sống cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là sự tiếp tục khẳng định đường lối, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng mà nội dung cơ bản là “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển”.
Chỉ thị số 35-CT/TW của Ban Bí thư ngày 8-5-2009 về việc lãnh đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam nêu rõ, quá trình tiến hành Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đặc biệt là với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, đây cũng là dịp để tiếp tục nâng cao nhận thức, hành động cách mạng của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước, đường lối chiến lược của Đảng về chính sách dân tộc và đại đoàn kết toàn dân.
Để triển khai Chỉ thị 35 của Ban Bí thư, ngày 8-6-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 757/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam. Theo đó, Đại hội sẽ tổng kết, đánh giá phong trào thi đua yêu nước trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên các lĩnh vực của đời sống xã hội trong các thời kỳ cách mạng, đặc biệt là thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển; đánh giá tình hình, kết quả thực hiện công tác dân tộc từ Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đến nay và định hướng đến năm 2020; tôn vinh và khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiến tiến có nhiều thành tích xuất sắc là người dân tộc thiểu số tại Đại hội các cấp.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam sẽ được tổ chức ở 3 cấp: huyện, tỉnh và trung ương. Và từ năm 2010 trở đi, Đại hội này sẽ được tổ chức 10 năm/1lần.
Đây là lần đầu tiên Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ cho phép tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số với quy mô toàn quốc, vì vậy, về quy mô, Đại hội lần này sẽ có sự góp mặt đầy đủ của 53 dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đại hội các cấp địa phương sẽ bao gồm đầy đủ đại diện các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn. Việc triệu tập các đại biểu dự đại hội cấp trên sẽ theo hình thức bầu chọn từ đại hội cấp dưới.
Đại hội toàn quốc dự kiến sẽ có 1.700 đại biểu và đại biểu khách mời là các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương, địa phương; đại diện các giới, lĩnh vực, tôn giáo; đại diện một số tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhiều thành tích đóng góp vào sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội của Việt Nam.
Về thời gian, dự kiến, đại hội cấp huyện, tỉnh sẽ được tổ chức trong 1 ngày từ quý III đến hết quý IV/2009. Đại hội Đại biểu toàn quốc sẽ được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, trong 2 ngày trung tuần tháng 5-2010, nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sịnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Với tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam, ngày 14-7-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1004/QĐ-TTg, thành lập Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam do Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng làm Trưởng ban; Ủy ban Dân tộc là cơ quan thường trực.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số ở các địa phương và chỉ đạo việc lập kế hoạch, triển khai, thực hiện tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc.
Sau khi Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam kết thúc, chiều ngày 21-7-2009, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử đã chủ trì cuộc họp thông báo kết quả và phát động cuộc tuyên truyền sâu rộng về việc chỉ đạo và tiến hành Đại hội. Đông đảo lãnh đạo và phóng viên các cơ quan thông tấn, báo, đài trung ương và địa phương đã đến dự.
Đồng chí Giàng Seo Phử cho biết, phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam đã nêu định hướng công tác chỉ đạo Đại hội đại biểu các cấp, theo đó, các cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành chỉ đạo quán triệt sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số các cấp, tạo sự chuyến biến mạnh mẽ trong nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhằm phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, tạo khí thế thi đua sôi nổi trên các lĩnh vực đời sống xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm quốc phòng - an ninh, thiết thực lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và các sự kiện chính trị lịch sử của đất nước.
Các đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu các cấp phải thực sự là những cá nhân tiêu biểu, xuất sắc, đại diện cho các dân tộc thiểu số, các thành phần, các giới, các thế hệ, lĩnh vực, vùng, miền.
Việc bình xét, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích phải có tác dụng động viên, lôi cuốn phong trào, thực hiện theo đúng Luật Thi đua - Khen thưởng và các quy định hiện hành.
Cũng tại buổi họp báo, đồng chí Giàng Seo Phử đã phát động cuộc thi sáng tác văn học, thơ ca, âm nhạc, hội họa về đề tài dân tộc thiểu số. Các cơ quan thông tấn, báo chí, đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương, sẽ mở cuộc tuyên truyền sâu rộng nhằm nêu bật ý nghĩa, tầm quan trọng của Đai hội Đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam; tuyên truyền về thành tích của đồng bảo các dân tộc qua các cuộc kháng chiến, các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới; thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc; tuyên truyền, phổ biến kết quả Đại hội, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội trước thềm Đại hội lần thứ XI của Đảng.
Nhân sự kiện đặc biệt quan trọng này, Đảng và Nhà nước sẽ biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội qua các thời kỳ cách mạng, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới.
Đại hội Đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam không chỉ đáp ứng lòng mong mỏi và nguyện vọng chính đáng của đồng bào các dân tộc thiểu số trong cả nước, mà còn là diễn đàn giao lưu, trao đổi, tạo sự đồng thuận và niềm tin vững chắc của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Đây không chỉ là biểu tượng sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc mà còn thể hiện sự thống nhất về ý chí và hành động vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đồng thời, thông qua Đại hội, Đảng và Nhà nước sẽ có thêm nhiều căn cứ khoa học và thực tiễn bổ sung cho việc hoạch định đường lối, chính sách dân tộc trong thời gian tới./.
Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Tập đoàn Điện lực Việt Nam  (21/07/2009)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 13-7-2009 đến 19-7-2009)  (20/07/2009)
Việt Nam giành nhiều huy chương tại các kỳ thi Ô-lim-pích quốc tế  (20/07/2009)
Tiếp tục hoàn thiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức cơ sở  (20/07/2009)
Mỹ và Ấn Ðộ tăng cường mối quan hệ  (20/07/2009)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên