Phát động Chương trình “Trường Sa xanh” giai đoạn 2016-2018
08:31, ngày 11-03-2016
Ngày 10-3-2016 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp cùng Quân chủng Hải quân tổ chức phát động Chương trình “Trường Sa xanh” giai đoạn 2016-2018.
Chương trình “Trường Sa xanh” là hoạt động kêu gọi, vận động tuổi trẻ cả nước, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, văn nghệ sỹ, các tổ chức xã hội tham gia đề xuất nội dung giải pháp tuyên truyền, nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật, quyên góp nguồn lực chế tạo các thiết bị, kỹ thuật hỗ trợ cán bộ chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK1.
Chương trình triển khai một số nội dung trọng tâm, cụ thể như: sáng tác, giới thiệu, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật về biển, đảo quê hương và chiến sỹ hải quân; nghiên cứu, chế tạo máy lọc nước biển thành nước ngọt NT60, thiết bị xử lý chất thải hữu cơ; cung cấp giải pháp tăng trưởng cây xanh tại các điểm đảo; tổ chức các hoạt động hỗ trợ giúp đỡ thân nhân, cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại huyện đảo Trường Sa; tổ chức “Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương”…
Đáng chú ý ở nội dung nghiên cứu và chế tạo máy lọc nước biển thành nước ngọt NT60, năm 2015, Trung ương Đoàn đã phối hợp với các đơn vị tiến hành lắp đặt thí điểm thành công máy lọc nước biển thành nước ngọt NT30 tặng cho cán bộ chiến sỹ đảo Trường Sa Đông, mở ra hướng giải pháp cải thiện nhu cầu nước ngọt sinh hoạt của bộ đội và nhân dân huyện đảo Trường Sa trong giai đoạn mùa khô mỗi năm.
Dự kiến trong năm 2016, Trung ương Đoàn tiếp tục theo dõi kết quả, duy trì bảo dưỡng thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt NT30, đồng thời, chế tạo và lắp đặt tại đảo An Bang thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt NT60 (cung cấp 1.200 lít nước ngọt/ngày), sử dụng năng lượng mặt trời, có hiệu suất và tính năng sử dụng gấp 2 lần máy lọc nước NT30; ngoài ra sẽ nghiên cứu thí nghiệm thiết bị lọc nước trên các đảo chìm, tàu đánh cá và tàu hải quân.
Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tế, rác thải hữu cơ gồm chất thải của người, vật nuôi, lá cây trên các đảo, điểm đảo tại huyện đảo Trường Sa chưa có phương án xử lý tốt nhất, chương trình “Trường Sa xanh” sẽ tập hợp và thành lập nhóm các nhà khoa học trẻ nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh vào việc xử lý chất thải hữu cơ, không sử dụng nước ngọt, phân hủy hết đồng thời không thải chất thải rắn ra môi trường, tái lập môi trường trong sạch cho các đảo, đặc biệt tại các đảo chìm.
Dự kiến năm 2016, chương trình sẽ chế tạo thí điểm nhà vệ sinh công nghệ sinh học Bio-Toilet VT30 phục vụ cho 30 người hoặc thiết bị xử lý chất thải hữu cơ phù hợp với nhu cầu thực tế của điểm đảo. Tái sử dụng các vật liệu sau xử lý chất thải; chế tạo và cung cấp thí điểm chất vi sinh xử lý môi trường chăn nuôi tại 2 đảo gồm chế phẩm Medipac-2 hoặc AT-YTB; tạo lập nguồn phân bón hữu cơ tại chỗ cho cây trồng trên các đảo, điểm đảo.
Chương trình “Trường Sa xanh” nhằm cụ thể hóa Cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới hải đảo”, phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác tuyên truyền, vận động tuổi trẻ cả nước tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo và tăng cường tình đoàn kết gắn bó giữa đoàn viên, thanh niên cả nước với nhân dân, cán bộ, chiến sỹ huyện đảo Trường Sa./.
Chương trình triển khai một số nội dung trọng tâm, cụ thể như: sáng tác, giới thiệu, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật về biển, đảo quê hương và chiến sỹ hải quân; nghiên cứu, chế tạo máy lọc nước biển thành nước ngọt NT60, thiết bị xử lý chất thải hữu cơ; cung cấp giải pháp tăng trưởng cây xanh tại các điểm đảo; tổ chức các hoạt động hỗ trợ giúp đỡ thân nhân, cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại huyện đảo Trường Sa; tổ chức “Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương”…
Đáng chú ý ở nội dung nghiên cứu và chế tạo máy lọc nước biển thành nước ngọt NT60, năm 2015, Trung ương Đoàn đã phối hợp với các đơn vị tiến hành lắp đặt thí điểm thành công máy lọc nước biển thành nước ngọt NT30 tặng cho cán bộ chiến sỹ đảo Trường Sa Đông, mở ra hướng giải pháp cải thiện nhu cầu nước ngọt sinh hoạt của bộ đội và nhân dân huyện đảo Trường Sa trong giai đoạn mùa khô mỗi năm.
Dự kiến trong năm 2016, Trung ương Đoàn tiếp tục theo dõi kết quả, duy trì bảo dưỡng thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt NT30, đồng thời, chế tạo và lắp đặt tại đảo An Bang thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt NT60 (cung cấp 1.200 lít nước ngọt/ngày), sử dụng năng lượng mặt trời, có hiệu suất và tính năng sử dụng gấp 2 lần máy lọc nước NT30; ngoài ra sẽ nghiên cứu thí nghiệm thiết bị lọc nước trên các đảo chìm, tàu đánh cá và tàu hải quân.
Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tế, rác thải hữu cơ gồm chất thải của người, vật nuôi, lá cây trên các đảo, điểm đảo tại huyện đảo Trường Sa chưa có phương án xử lý tốt nhất, chương trình “Trường Sa xanh” sẽ tập hợp và thành lập nhóm các nhà khoa học trẻ nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh vào việc xử lý chất thải hữu cơ, không sử dụng nước ngọt, phân hủy hết đồng thời không thải chất thải rắn ra môi trường, tái lập môi trường trong sạch cho các đảo, đặc biệt tại các đảo chìm.
Dự kiến năm 2016, chương trình sẽ chế tạo thí điểm nhà vệ sinh công nghệ sinh học Bio-Toilet VT30 phục vụ cho 30 người hoặc thiết bị xử lý chất thải hữu cơ phù hợp với nhu cầu thực tế của điểm đảo. Tái sử dụng các vật liệu sau xử lý chất thải; chế tạo và cung cấp thí điểm chất vi sinh xử lý môi trường chăn nuôi tại 2 đảo gồm chế phẩm Medipac-2 hoặc AT-YTB; tạo lập nguồn phân bón hữu cơ tại chỗ cho cây trồng trên các đảo, điểm đảo.
Chương trình “Trường Sa xanh” nhằm cụ thể hóa Cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới hải đảo”, phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác tuyên truyền, vận động tuổi trẻ cả nước tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo và tăng cường tình đoàn kết gắn bó giữa đoàn viên, thanh niên cả nước với nhân dân, cán bộ, chiến sỹ huyện đảo Trường Sa./.
Khai mạc triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh với thế hệ trẻ"  (11/03/2016)
Việt Nam hỗ trợ Lào nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học-công nghệ  (11/03/2016)
Malta muốn tăng hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực  (11/03/2016)
Rò rỉ tài liệu liên quan đến danh tính của 22.000 phần tử IS  (11/03/2016)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên