Các quốc gia ASEAN tăng cường hội nhập về lĩnh vực năng lượng
22:36, ngày 13-01-2015
Với chủ đề “Hội nhập Năng lượng vì một ASEAN thịnh vượng”, hơn 80 đại biểu đến từ các nước thành viên ASEAN, Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á đã tham dự Hội nghị Đặc biệt Quan chức Cấp cao Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) về Năng lượng diễn ra trong hai ngày 12 và 13-01-2015 tại thủ đô Vientiane, Lào.
Hội nghị lần này được chia làm 3 cuộc họp: Cuộc họp Đặc biệt Quan chức cấp cao ASEAN về Năng lượng; cuộc họp lần thứ 17 Hội đồng quản trị Trung tâm Năng lượng ASEAN và cuộc họp lần thứ 2 của tổ công tác nghiên cứu dự án Kết nối đường dây tải điện Lào, Thái Lan, Malaysia và Singapore.
Hội nghị đã tiến hành tổng kết đánh giá kết quả hợp tác của ASEAN về lĩnh vực năng lượng trong 5 năm qua và thảo luận phương hướng kế hoạch hợp tác đến năm 2020; thảo luận biện pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng bền vững, sử dụng công nghệ than sạch, kết nối đường dây tải điện cao thế ASEAN và đường ống dẫn dầu, hợp tác trong sử dụng năng lượng hạt nhân và hợp tác với các nước đối tác, hợp tác về chính sách - kế hoạch năng lượng ASEAN, hợp tác sử dụng năng lượng nguyên tử.
Hội nghị còn thảo luận về khuôn khổ hợp tác ASEAN với Nga từ nay đến năm 2020; vấn đề giá cả dịch vụ và vấn đề thực hiện dự án của Lào bán điện cho Singapore.
Trước đó, vào tháng 9-2014, tại thủ đô Vientiane đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN (AMEM) lần thứ 32 do Cơ quan Kế hoạch và Chính sách Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào tổ chức. Hợp tác năng lượng được xem như vấn đề then chốt của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được hình thành vào cuối năm nay./.
Hội nghị đã tiến hành tổng kết đánh giá kết quả hợp tác của ASEAN về lĩnh vực năng lượng trong 5 năm qua và thảo luận phương hướng kế hoạch hợp tác đến năm 2020; thảo luận biện pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng bền vững, sử dụng công nghệ than sạch, kết nối đường dây tải điện cao thế ASEAN và đường ống dẫn dầu, hợp tác trong sử dụng năng lượng hạt nhân và hợp tác với các nước đối tác, hợp tác về chính sách - kế hoạch năng lượng ASEAN, hợp tác sử dụng năng lượng nguyên tử.
Hội nghị còn thảo luận về khuôn khổ hợp tác ASEAN với Nga từ nay đến năm 2020; vấn đề giá cả dịch vụ và vấn đề thực hiện dự án của Lào bán điện cho Singapore.
Trước đó, vào tháng 9-2014, tại thủ đô Vientiane đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN (AMEM) lần thứ 32 do Cơ quan Kế hoạch và Chính sách Năng lượng thuộc Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào tổ chức. Hợp tác năng lượng được xem như vấn đề then chốt của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được hình thành vào cuối năm nay./.
OPEC không thể ngăn được giá dầu giảm  (13/01/2015)
Làm tốt công tác tham mưu, phục vụ Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức tốt Đại hội Đảng các cấp  (13/01/2015)
Dư luận đồng tình “không để lợi ích nhóm chi phối báo chí”  (13/01/2015)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay