Nga - Trung Quốc - Mông Cổ tiến tới xây hành lang kinh tế ba bên
21:12, ngày 12-09-2014
Tại cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Trung Quốc - Mông Cổ lần đầu tiên, diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) lần thứ 14 ở thủ đô Dushanbe của Tajikistan, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj đã ủng hộ đề xuất thành lập một hành lang kinh tế nối liền ba nước láng giềng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng dự án này sẽ kết nối các sáng kiến vành đai kinh tế "Con đường tơ lụa" của Trung Quốc, hệ thống đường sắt liên lục địa của Nga và chương trình Con đường thảo nguyên của Mông Cổ. Việc triển khai dự án sẽ bao gồm phát triển giao thông xuyên quốc gia, đơn giản hóa hoạt động vận tải, cũng như nghiên cứu tính khả thi của việc xây dựng một hệ thống năng lượng giữa ba nước.
Chủ tịch Trung Quốc cũng chỉ ra những cơ hội thuận tiện để ba nước tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực du lịch, tư vấn chính sách, truyền thông, bảo vệ môi trường, cảnh báo và giải quyết hậu quả của thảm họa thiên nhiên.
Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh vị trí địa lý gần gũi cho phép Nga, Mông Cổ và Trung Quốc thực hiện những dự án dài hạn có hiệu quả trong lĩnh vực hạ tầng, năng lượng, khai thác mỏ.
Tổng thống Putin cũng nhất trí cho rằng thiết lập tiếp xúc ba bên như ở Dushanbe là rất "quan trọng, hữu ích và có mục tiêu". Ông cũng kêu gọi ba nước nói riêng và các bên ủng hộ một thế giới đa cực nói chung cùng phối hợp nỗ lực để bảo đảm an ninh và ổn định trong khu vực.
Đáp lại, Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj khẳng định Ulan-Bator đặc biệt coi trọng việc phát triển quan hệ láng giềng gần gũi và hợp tác với Trung Quốc và Nga. Điều này đã được thể hiện qua các chuyến thăm Mông Cổ vừa qua của nguyên thủ hai nước trên, và những lĩnh vực hợp tác được đất nước của thảo nguyên mong muốn phát triển là hạ tầng giao thông xuyên quốc gia và xuyên lục địa.
Tại cuộc gặp, ba nguyên thủ cũng quyết định thành lập một cơ chế tư vấn ở cấp thứ trưởng ngoại giao để phối hợp hành động và thúc đẩy sáng kiến hợp tác ba bên, cụ thể sang năm 2015, nguyên thủ Trung Quốc và Mông Cổ được mời đến Moskva tham dự lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng phát xít.
Hội nghị thượng đỉnh ba bên cũng được ba nguyên thủ nhất trí sẽ còn tiếp tục tiến hành khi cần thiết./.
Chủ tịch Trung Quốc cũng chỉ ra những cơ hội thuận tiện để ba nước tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực du lịch, tư vấn chính sách, truyền thông, bảo vệ môi trường, cảnh báo và giải quyết hậu quả của thảm họa thiên nhiên.
Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh vị trí địa lý gần gũi cho phép Nga, Mông Cổ và Trung Quốc thực hiện những dự án dài hạn có hiệu quả trong lĩnh vực hạ tầng, năng lượng, khai thác mỏ.
Tổng thống Putin cũng nhất trí cho rằng thiết lập tiếp xúc ba bên như ở Dushanbe là rất "quan trọng, hữu ích và có mục tiêu". Ông cũng kêu gọi ba nước nói riêng và các bên ủng hộ một thế giới đa cực nói chung cùng phối hợp nỗ lực để bảo đảm an ninh và ổn định trong khu vực.
Đáp lại, Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj khẳng định Ulan-Bator đặc biệt coi trọng việc phát triển quan hệ láng giềng gần gũi và hợp tác với Trung Quốc và Nga. Điều này đã được thể hiện qua các chuyến thăm Mông Cổ vừa qua của nguyên thủ hai nước trên, và những lĩnh vực hợp tác được đất nước của thảo nguyên mong muốn phát triển là hạ tầng giao thông xuyên quốc gia và xuyên lục địa.
Tại cuộc gặp, ba nguyên thủ cũng quyết định thành lập một cơ chế tư vấn ở cấp thứ trưởng ngoại giao để phối hợp hành động và thúc đẩy sáng kiến hợp tác ba bên, cụ thể sang năm 2015, nguyên thủ Trung Quốc và Mông Cổ được mời đến Moskva tham dự lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng phát xít.
Hội nghị thượng đỉnh ba bên cũng được ba nguyên thủ nhất trí sẽ còn tiếp tục tiến hành khi cần thiết./.
Mỹ La-tinh trong cuộc đua của các cường quốc (12/09/2014)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp Đoàn các nhà báo ASEAN (12/09/2014)
- Thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên mới
- Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 với các lực lượng khác trong bảo đảm an ninh môi trường khu vực ven biển
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam