Công bố Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030
07:32, ngày 13-12-2012
Ngày 12-12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Lễ Công bố Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Phát biểu tại Lễ Công bố, ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định: Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức do khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường… Những thách thức này đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi nhận thức về mô hình phát triển nhằm giảm thiểu những tác động lên môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
Để đảm bảo tốt công tác bảo vệ môi trường, thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kết hợp với các ngành, các cấp thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, có những bước phát triển cơ bản và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận như: Hình thành hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ; kiện toàn một bước các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Trung ương và địa phương, chi thường xuyên cho hoạt động môi trường hàng năm đạt 1% tổng chi ngân sách nhà nước; nhiều vấn đề về môi trường được từng bước giải quyết, khắc phục; nhận thức về bảo vệ môi trường của các ngành, các cấp được nâng lên, người dân, cộng đồng có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường; mức độ gia tăng ô nhiễm được kiềm chế; tính hiệu quả và bền vững trong khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên được chú trọng; công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học được quan tâm; năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu từng bước được xây dựng…
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức lớn về vấn đề môi trường, cụ thể là: ô nhiễm môi trường đang tiếp tục gia tăng; tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức; đa dạng sinh học suy giảm mạnh, số loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. Tác động của biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường, gây nhiều thiệt hại đối với môi trường và con người… Nguyên nhân là do tư tưởng coi trọng tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá để thoát nghèo, coi nhẹ các mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, việc tuân thủ và thực thi pháp luật về môi trường chưa nghiêm, nguồn lực bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường chưa được chú trọng đúng mức.
Theo ông Bùi Cách Tuyến, để định hướng công tác bảo vệ môi trường trong bối cảnh và xu thế mới, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược đã đưa ra những định hướng lớn cho công tác bảo vệ môi trường như: phòng ngừa và kiểm soát các nguồn ô nhiễm môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái; khai thác sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học và xây dựng năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 sẽ là văn bản định hướng tổng thể và toàn diện về vấn đề bảo vệ môi trường để các ngành, các cấp xây dựng và thực hiện 5 năm và hằng năm về bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững của đất nước./.
Để đảm bảo tốt công tác bảo vệ môi trường, thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kết hợp với các ngành, các cấp thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, có những bước phát triển cơ bản và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận như: Hình thành hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ; kiện toàn một bước các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Trung ương và địa phương, chi thường xuyên cho hoạt động môi trường hàng năm đạt 1% tổng chi ngân sách nhà nước; nhiều vấn đề về môi trường được từng bước giải quyết, khắc phục; nhận thức về bảo vệ môi trường của các ngành, các cấp được nâng lên, người dân, cộng đồng có ý thức hơn trong bảo vệ môi trường; mức độ gia tăng ô nhiễm được kiềm chế; tính hiệu quả và bền vững trong khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên được chú trọng; công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học được quan tâm; năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu từng bước được xây dựng…
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức lớn về vấn đề môi trường, cụ thể là: ô nhiễm môi trường đang tiếp tục gia tăng; tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức; đa dạng sinh học suy giảm mạnh, số loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. Tác động của biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lường, gây nhiều thiệt hại đối với môi trường và con người… Nguyên nhân là do tư tưởng coi trọng tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá để thoát nghèo, coi nhẹ các mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, việc tuân thủ và thực thi pháp luật về môi trường chưa nghiêm, nguồn lực bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ môi trường chưa được chú trọng đúng mức.
Theo ông Bùi Cách Tuyến, để định hướng công tác bảo vệ môi trường trong bối cảnh và xu thế mới, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược đã đưa ra những định hướng lớn cho công tác bảo vệ môi trường như: phòng ngừa và kiểm soát các nguồn ô nhiễm môi trường; cải tạo, phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái; khai thác sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học và xây dựng năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 sẽ là văn bản định hướng tổng thể và toàn diện về vấn đề bảo vệ môi trường để các ngành, các cấp xây dựng và thực hiện 5 năm và hằng năm về bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững của đất nước./.
Phản ứng của cộng đồng quốc tế về vụ phóng tên lửa của CHDCND Triều Tiên  (12/12/2012)
Việt Nam quan tâm duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông  (12/12/2012)
Tăng cường hợp tác giữa Hà Nội và Luang Prabang  (12/12/2012)
Công bố danh sách Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2012  (12/12/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên