Đến năm 2015, giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 5,5%
Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em năm 2012-2013 nhằm tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, tất cả trẻ em đều được bảo vệ, các nguy cơ gây tổn hại đến trẻ em đều được chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ; đồng thời giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại; trợ giúp, phục hồi kịp thời cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cũng như trẻ bị xâm hại, bị bạo lực; tạo cơ hội cho các em được bình đẳng về cơ hội phát triển.
Từ nay đến năm 2015, Việt Nam phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 5,5%; 80% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp tái hòa nhập; 70% trẻ em dễ bị tổn thương cao được can thiệp sớm, trong đó tập trung trợ giúp nhóm trẻ em ở các vùng dân tộc thiểu số...
Tại hội nghị, các ý kiến đều cho rằng, hoạt động bảo vệ trẻ em bước đầu đã được triển khai ở cả 3 cấp độ gồm: phòng ngừa, can thiệp giảm thiểu các nguy cơ, hỗ trợ phục hồi và hòa nhập. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật chưa quy định các thủ tục đặc biệt cho việc tố giác, điều tra các trường hợp xâm hại trẻ em. Việc kiểm soát trẻ em lang thang, lao động xa nhà, trẻ nhiễm HIV/AIDS hết sức khó khăn; trong khi đó, đội ngũ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chuyên môn, nếu ở cấp huyện trước đây có từ 2-3 cán bộ thì nay chỉ còn một người, thậm chí có nơi phải kiêm nhiệm. Hệ quả là việc thực hiện chính sách của Nhà nước cho trẻ em còn nhiều bất cập; phần lớn trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, thuộc hộ nghèo chưa hoặc khó tiếp cận với các nhóm dịch vụ, phúc lợi xã hội như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nước sạch, vệ sinh môi trường, vui chơi giải trí…
Theo bà Trần Thị Thanh Thanh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam: Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Chương trình trong thời gian tới, các chi hội cần chú trọng vào ba nội dung trọng tâm là: công tác truyền thông; dịch vụ hỗ trợ, giám sát và vận động chính sách xã hội. Ngoài ra, cán bộ các địa phương cần bám vào 6 nhiệm vụ chính trong giám sát như: phát hiện, thông tin kịp thời về trẻ em gặp khó khăn; tiếp cận trẻ và gia đình để tìm hiểu nguyên nhân; thực hiện tư vấn; đánh giá nguy cơ và xây dựng kế hoạch trợ giúp; trợ giúp tạm thời các nhu cầu cấp thiết; kết nối với cơ quan chức năng để giải quyết kịp thời./.
Chỉ đạo quyết liệt, hành động khẩn trương, kịp thời xử lý những khó khăn, thách thức mới* (14/11/2012)
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20: không có bước đột phá (14/11/2012)
Ủy ban Đối ngoại Quốc hội họp Phiên toàn thể lần 5 (13/11/2012)
- Thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên mới
- Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 với các lực lượng khác trong bảo đảm an ninh môi trường khu vực ven biển
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực khu vực công của Singapore và gợi ý cho Việt Nam
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam