FAO: Cần các biện pháp khẩn cấp để kiểm soát giá lương thực ở châu Á
Ngày 11-5, Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) đã cảnh báo châu Á cần thực hiện các biện pháp khẩn cấp để kiểm soát giá lương thực. FAO nhấn mạnh: giá lương thực ở châu Á vẫn cao mặc dù có giảm chút ít trong tháng 4, mức giảm đầu tiên trong chín tháng qua. Giá gạo, lương thực chính ở các nước châu Á, giảm 2% ở Cam-pu-chia và Xri Lanca, 0,5% ở Băngla Đét nhưng so với một năm trước đây, giá gạo ở Băng la Đét vẫn cao hơn 29%, ở Trung Quốc vẫn cao hơn 25% và ở Việt Nam và Lào cao hơn 40%. Giá lương thực giảm đôi chút trong tháng 4 bắt nguồn từ giá dầu giảm giúp làm giảm các chi phí vận chuyển và chế biến.
Đại diện FAO tại châu Á - Thái Bình Dương, ông Hi-rôi-ư-ki Cô-nư-ma (Hiroyuki Konuma), lưu ý rằng giá lương thực ở khắp khu vực này vẫn cao và người nghèo đang bị tác động nghiêm trọng nhất. Do tác động tiêu cực của giá lương thực cao, các hộ gia đình nghèo ở châu Á đang phải dành tới 70% thu nhập để đáp ứng nhu cầu lương thực. Ông Cô-nư-ma kêu gọi các nước châu Á thực hiện các biện pháp khẩn cấp và thận trọng để ngăn chặn tái phát cuộc khủng hoảng giá lương thực năm 2008 khi giá lương thực tăng gấp đôi chỉ trong vòng vài tháng. Theo ông, các nước cần thiết lập mạng an sinh xã hội cho người nghèo và xây dựng các kho dự trữ lương thực phòng tình trạng khẩn cấp, cải thiện an ninh lương thực và thông tin thị trường lương thực để đẩy lùi nguy cơ đầu cơ và mua bán hoảng loạn các hàng hóa lương thực.
FAO dự báo sản xuất lúa gạo tăng 2% trong năm 2011 nhưng sản lượng lúa mì lại giảm. Sản lượng lúa gạo tăng nhưng vẫn không thể đáp ứng mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về giảm 50% số người đói vào năm 2015. Trong khi Ngân hàng Thế giới cảnh báo giá lương thực tăng đã đẩy hơn 40 triệu người châu Á - Thái Bình Dương trở lại tình trạng cùng khổ thì có một nghịch lý là hàng năm, khoảng 30% sản lượng lương thực toàn cầu, tương đương 1,3 tỉ tấn, bị thất thoát và lãng phí.
Báo cáo "Thất thoát và lãng phí lương thực toàn cầu" của FAO đưa ra một số con số đáng quan tâm: Lượng lương thực thất thoát và lãng phí hàng năm của các nước công nghiệp và các nước đang phát triển là tương đương nhau - 670 triệu và 630 triệu tấn. Mỗi năm, người tiêu dùng ở những nước giàu lãng phí khoảng 222 triệu tấn lương thực, gần bằng sản lượng lương thực của cả khu vực châu Phi (230 triệu tấn). Rau, củ, quả là loại lương thực bị lãng phí nhiều nhất. Tổng lượng lương thực bị thất thoát, lãng phí mỗi năm bằng nửa tổng sản lượng ngũ cốc toàn cầu (sản lượng mùa 2009-2010 là 2,3 triệu tấn).
Theo FAO, thất thoát lương thực xảy ra trong quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Thất thoát chủ yếu xảy ra ở các nước đang phát triển do cơ sở hạ tầng kém, công nghệ lạc hậu và đầu tư cho hệ thống sản xuất lương thực thấp. Còn lãng phí lương thực là vấn đề ở các nước công nghiệp, chủ yếu do các nhà bán lẻ và người tiêu dung gây ra khi họ vứt bỏ các loại lương thực còn tốt vào thùng rác. Bình quân mỗi năm một người tiêu dung ở châu Âu và Bắc Mỹ vứt bỏ 95-115kg lương thực, còn người tiêu dung khu vực châu Phi, Nam và Đông Nam Á vứt bỏ khoảng 6-11kg.
FAO đưa ra một số đề xuất để tiết kiệm lương thực đối với các nước đang phát triển, như cần đầu tư hơn nữa cho cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, xử lý và đóng gói thương thực, thực phẩm… Đối với các nước phát triển, cần thay đổi thái độ của các nhà bán lẻ cũng như người tiêu dung, không nên quá chú ý đến các tiêu chuẩn về hình thức bên ngoài của lương thực và thực phẩm, không nên mua lương thực, thực phẩm quá mức cần thiết./.
Triển lãm Chủ tịch Hồ Chí Minh với con đường giải phóng dân tộc  (16/05/2011)
Ứng xử của EU ở Bắc Phi  (16/05/2011)
Thủ tướng phát lệnh khởi công đường hành lang ven biển phía Nam  (16/05/2011)
"Bầu cử tại Trường Sa là công việc nội bộ của VN"  (16/05/2011)
Khởi công nhà máy sản xuất pin mặt trời  (16/05/2011)
Các địa phương sẵn sàng cho ngày bầu cử  (16/05/2011)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay