Hà Nội tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực y, dược tư nhân
TCCS - Theo Sở Y tế Hà Nội, mặc dù đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tuy nhiên số lượng cơ sở hành nghề y dược tư nhân rất lớn mà lực lượng quản lý thiếu nên chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.
Tính đến ngày 30-6-2019, trên địa bàn Hà Nội có 3.788 cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập, trong đó có 38 bệnh viện, 170 phòng khám đa khoa, 725 cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền, 2.855 phòng khám chuyên khoa và cơ sở dịch vụ y tế; 7.728 cơ sở hành nghề dược. Hoạt động hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn trong thời gian qua vẫn còn nhiều tồn tại như: cơ sở hành nghề không phép; người hành nghề chưa chấp hành nghiêm pháp luật; có các hình thức, phương thức trốn tránh tinh vi...
Sở Y tế Hà Nội cho biết, vấn đề khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý lĩnh vực hành nghề y, dược tư nhân hiện nay là các văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu tính đồng bộ, chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn khách quan. Trong quá trình thực hiện các quy định của Luật, Nghị định, Thông tư, Sở Y tế phải thường xuyên xin ý kiến hướng dẫn bổ sung của Bộ Y tế. Các tổ chức, công dân cũng gặp khó khăn trong việc đáp ứng các quy định mới khi lần lượt vào các năm 2016, 2017, 2018, Quốc hội, Chính phủ đều ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới liên quan đến hoạt động hành nghề y, dược và có nhiều nội dung thay đổi tác động đến điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề và cấp phép hoạt động. Bên cạnh đó, mặc dù Sở Y tế đã tập huấn, nhắc nhở, hướng dẫn bằng nhiều văn bản nhưng các cá nhân, tổ chức hành nghề chưa chủ động nghiên cứu và cập nhật văn bản mới.
Trong buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội mới đây về việc chấp hành các quy định của pháp luật về hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội, bà Lê Thị Thu Hằng, Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội cho rằng, Sở Y tế cần đánh giá kỹ công tác kiểm tra, xử lý và kiến nghị chế tài như thế nào cho phù hợp. Bên cạnh đó, Sở đã có văn bản chỉ đạo rất kịp thời, nhưng đối với cấp huyện thì vai trò của phòng y tế trong công tác tham mưu cho quận, huyện còn chưa rõ, vì vậy cần nâng cao hiệu quả triển khai, hướng dẫn cho cơ sở.
Phó Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng Nhân dân thành phố Nguyễn Quang Thắng cho biết, kết quả giám sát cho thấy công tác quản lý nhà nước ở lĩnh vực này còn chưa sát sao, buông lỏng từ cấp thành phố đến cơ sở, đặc biệt là ở cấp xã, phường. Cá biệt, còn có hiện tượng cán bộ quản lý bao che cho các cơ sở y, dược tư nhân trên địa bàn nên Sở Y tế cần tăng cường kiểm tra, giám sát để hoạt động này đi vào nền nếp.
Giải trình các nội dung đoàn giám sát nêu, lãnh đạo Sở Y tế cho biết, trong thời gian qua Sở đã chú trọng công tác quản lý nhà nước, hướng dẫn nghiệp vụ đối với cấp huyện, đồng thời tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong cải cách thủ tục hành chính, quản lý hoạt động hành nghề y, dược tư nhân. Cùng với đó, Sở cũng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với cấp cơ sở, tuy nhiên số lượng cơ sở hành nghề rất lớn mà lực lượng quản lý thiếu nên chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý.
Kết luận buổi giám sát, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội, Hội đồng nhân dân thành phố Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, thực tế cho thấy công tác quản lý nhà nước lĩnh vực hành nghề y dược tư nhân hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại, trong đó có cả việc phân cấp chưa rõ ràng, chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh. Vì vậy, Sở Y tế cần tăng cường tham mưu về các giải pháp cho Ủy ban Nhân dân thành phố để việc quản lý lĩnh vực này đi vào nền nếp, đặc biệt là vấn đề phân cấp đối với quận, huyện, xã, phường cho phù hợp với thực tế của Thủ đô./.
Giải pháp khắc phục tình trạng quá tải khám, chữa bệnh tại các bệnh viện  (09/09/2019)
Hà Nội đưa vào hoạt động máy điều trị ung thư hiện đại nhất thế giới  (30/08/2019)
Xóa bỏ mặc cảm, tăng cường thụ hưởng cho trẻ em bị nhiễm HIV  (24/08/2019)
Tham vấn về đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số  (23/08/2019)
Việt Nam có tỷ lệ ức chế virus HIV thuộc hàng cao nhất thế giới  (20/08/2019)
Hiến máu cứu người - Hành Bồ Tát đạo  (16/08/2019)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay