Hiến máu cứu người - Hành Bồ Tát đạo
TCCS - Ngày 4-8-2019, tại Học viện Phật giáo Việt Nam (Sóc Sơn, Hà Nội), Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức Ngày hội Hiến máu cứu người - Hành Bồ Tát đạo.
Tham dự có Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Hòa thượng Thích Quảng Tùng - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự, Trưởng Ban Từ thiện xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện Trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội cho biết, Chư tôn đức lãnh đạo, Giảng sư, gần 500 tăng ni sinh Học viện và đông đảo Phật tử đã nhất tâm hoan hỉ tham gia Chương trình có ý nghĩa sâu sắc về đạo pháp và nhân văn cao cả này, coi đây là đại thuận duyên để thực hiện hạnh Bồ Tát của mình bằng việc làm thiết thực.
Thượng tọa Thích Thanh Quyết nêu rõ, đạo Phật là đạo từ bi và trí huệ, nếu chỉ lo trau dồi kiến thức mà quên mất lòng từ bi thì không những không đúng với tôn chỉ của đạo Phật, mà cái trí huệ ấy cũng không trọn vẹn. Phật tử phát tâm tu theo Bồ Tát đạo cần phải thấm nhuần tư tưởng và hành trì tu tập Sáu Ba-la-mật, mà từ bi chính là động cơ của hạnh bố thí, là hạnh đứng đầu trong Sáu Ba-la-mật. Hiến máu không những không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn là một nghĩa cử cao đẹp. Việc hiến máu và mô, tạng là đại thuận duyên để thể hiện lòng từ bi, hàm chứa cả ý nghĩa tự lợi và lợi tha, giúp Phật tử trưởng dưỡng bồ đề tâm trên lộ trình giác ngộ - giải thoát.
Thượng tọa Thích Thanh Quyết kêu gọi các tăng ni sinh hãy sách tấn làm gương, làm mẫu trong việc thực hành hạnh Ba-la-mật tối thắng, đồng thời xiển dương rộng rãi đến mọi phật tử nơi bản tự, cũng như mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện. “Xuất phát từ nhu cầu tự thân của Phật sự giáo dục Phật học - đào tạo Tăng tài, từ nay hiến máu và mô, tạng sẽ là một nội dung ổn định trong chương trình hoạt động của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội”, Thượng tọa nhấn mạnh.
Ngày hội Hiến máu cứu người - Hành Bồ Tát đạo đã nhận được sự hưởng ứng của hơn 500 tăng ni, phật tử đăng ký hiến máu và 150 người đăng ký hiến mô, tạng.
Đánh giá cao nghĩa cử cao đẹp này của Chư tôn đức lãnh đạo và các tăng ni sinh, phật tử học viện, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình nhấn mạnh: Trải qua hơn 2.000 năm đạo Phật hiện diện tại nước ta, Phật giáo đã hoà nhập cùng dân tộc trên con đường xây dựng tịnh độ nhân gian, giáo lý đạo Phật đã thấm vào lòng người để tinh thần từ bi, chia sẻ với cộng đồng được lan toả. Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc, đem tinh thần từ bi vô ngã, vị tha để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
Ngày hội Hiến máu cứu người - Hành Bồ Tát đạo được tổ chức trọng thể tại học viện thể hiện tình cảm sâu sắc, trách nhiệm và sự sẻ chia bằng việc làm cụ thể hiến máu và hiến mô tạng cứu người, góp phần tích cực vào phong trào hiến máu tình nguyện và hiến mô, tạng cứu người trong cả nước.
Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị Bộ Y tế, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục duy trì và nhân rộng hoạt động rất có ý nghĩa này ở tất cả các cơ sở phật giáo trên cả nước. Phó Thủ tướng kêu gọi các cơ sở phật giáo trên cả nước phối hợp với hội Chữ thập đỏ các cấp, ngành y tế tham gia tổ chức cho các tăng ni, phật tử tham gia hiến máu nhân đạo, đăng ký hiến tặng mô, tạng; các cơ quan báo chí, truyền thông tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng, xã hội để lan tỏa tình yêu thương, sự sẻ chia giữa con người với con người về việc hiến máu, hiến tặng mô, tạng theo đúng tinh thần thông điệp “Cho đi là còn mãi”.
Ngày hội Hiến máu cứu người - Hành Bồ Tát đạo sẽ không chỉ dừng lại một ngày mà đây là điểm khởi đầu cho một tinh thần nhân ái sẽ được tổ chức hằng năm. Theo Ban Tổ chức, tình yêu thương noi gương Đức Phật “Cứu một mạng người phúc đẳng hà sa” sẽ được lan tỏa, kêu gọi các cơ sở phật giáo tiếp tục vận động tăng ni, phật tử tiếp tục tham gia hiến máu cứu người./.
Bước phát triển mới của y học biển Việt Nam  (16/08/2019)
Đẩy mạnh triển khai bệnh án điện tử  (11/08/2019)
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo chẩn đoán và điều trị đột quỵ  (09/08/2019)
Sơ cứu đúng cách đối với bệnh nhân bị chấn thương cột sống  (02/08/2019)
Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, phát triển y tế chuyên sâu  (01/08/2019)
Bộ Y tế khuyến cáo nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết  (23/07/2019)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm