Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, phát triển y tế chuyên sâu
TCCSĐT - Nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phòng bệnh đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân, ngành Y tế Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, phát triển y tế chuyên sâu.
Theo thống kê mới nhất, hiện tỉnh Thái Nguyên có 92,2% số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020. Toàn tỉnh có 164/180 trạm y tế có bác sĩ, đạt 92% và 14 trạm y tế có bác sĩ trình độ sau đại học. Bình quân mỗi trạm y tế xã có 6,5 cán bộ y tế. Hơn 2.900 thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn có nhân viên y tế thôn, bản được đào tạo đang hoạt động, chiếm khoảng 96% tổng số thôn, bản, tổ dân phố trong toàn tỉnh. Hầu hết các trạm y tế xã làm tốt chức năng chăm sóc sức khỏe ban đầu, sử dụng phần mềm HMIS trong khám chữa bệnh, thanh toán bảo hiểm y tế, phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng theo chỉ đạo của Bộ Y tế. Đội ngũ cán bộ y tế phường, thị trấn đã được hỗ trợ chi thường xuyên, nhân viên y tế thôn bản được hỗ trợ phụ cấp theo Đề án củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020...
Trong phát triển y tế chuyên sâu, với sự hỗ trợ có hiệu quả của các bệnh viện tuyến Trung ương, các bệnh viện của tỉnh như: Bệnh viện A, Bệnh viện C, Bệnh viện Gang Thép, Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Y học cổ truyền... đã tích cực triển khai nhiều kỹ thuật chuyên sâu có chất lượng cao tương đương với các bệnh viện tuyến Trung ương về một số lĩnh vực quan trọng: Tim mạch, sản khoa, nhi khoa, sơ sinh, ung bướu, chấn thương, chỉnh hình, mắt, lao, bệnh phổi, nội tiết, y học cổ truyền, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh... Nhiều kỹ thuật mới trong khám chữa bệnh được triển khai thành công, đặc biệt là kết quả đạt được trong kỹ thuật Hỗ trợ sinh sản (IUI, IVF) tại Bệnh viện A; hồi sức cấp cứu cấp cứu sốc phản vệ, ngừng tuần hoàn, ngừng hô hấp của Bệnh viện Gang Thép, phát triển kỹ thuật can thiệp tim mạch, ngoại khoa, chấn thương tại Bệnh viện C; ghép thận, can thiệp tim mạch tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Đặc biệt, 5 trung tâm chuyên sâu được xây dựng và tổ chức hoạt động có hiệu quả gồm: Trung tâm Can thiệp tim mạch; Trung tâm Cấp cứu và chăm sóc nhi khoa; Trung tâm Huyết học truyền máu; Trung tâm U bướu; Trung tâm Đào tạo và chỉ đạo tuyến thuộc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đặc biệt, hiện 3 bệnh viện tuyến tỉnh của Thái Nguyên đã được công nhận là bệnh viện vệ tinh của 4 bệnh viện hạt nhân, trong đó Bệnh viện A được công nhận là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện C được công nhận là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện tim Hà Nội và Bệnh viện Gang thép được công nhận là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện nội tiết Trung ương. Bên cạnh đó, Bệnh viện A và Bệnh viện C của tỉnh được nâng từ hạng II lên hạng I không chỉ đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương mà còn hỗ trợ việc khám, điều trị cho bệnh nhân các tỉnh lân cận...
Theo Giám đốc Sở Y tế Thái Nguyên Nguyễn Vy Hồng, nhờ những giải pháp đồng bộ trong nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhiều năm liền trên địa bàn Thái Nguyên không có dịch bệnh lớn xảy ra. Số vụ ngộ độc thực phẩm giảm đáng kể. Tổng số giường bệnh toàn tỉnh đạt hơn 6.600 giường, bình quân đạt 48,6 giường/10.000 dân. Bình quân số lượt người dân được khám chữa bệnh/năm đạt trên 2,2 lượt/người/năm. Số bác sĩ toàn tỉnh hiện có trên 1.600 người, đạt 13 bác sĩ/10.000 dân; 50% bác sĩ, dược sĩ trong các cơ sở y tế công lập có trình độ sau đại học.
Ngành Y tế Thái Nguyên hướng mục tiêu tiếp tục phát triển mạnh, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế xứng tầm trung tâm y tế vùng các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ. Thời gian tới, Thái Nguyên huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho y tế, khuyến khích mạnh mẽ việc xã hội hóa y tế, thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân, nâng cao năng lực phòng chống dịch, chất lượng khám, chữa bệnh, phát triển mạnh mẽ các trung tâm chuyên sâu, khắc phục căn bản tình trạng quá tải bệnh viện. Cùng với đó, tỉnh phát triển ngành dược và thiết bị y tế, phát triển nhân lực và khoa học - công nghệ y tế, đổi mới hệ thống quản lý và cung cấp dịch vụ y tế../.
Bộ Y tế khuyến cáo nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết  (23/07/2019)
Lan tỏa yêu thương từ “Giọt hồng miền non nước”  (18/07/2019)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay