Hỗ trợ triển khai tiêm vắc - xin phòng chống ung thư cổ tử cung tại Việt Nam
TCCSĐT - Ngày 24-7, tại Hà Nội, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Công ty Merck Sharp & Dohme châu Á tại Việt Nam (MSD) đã ký kết hợp tác kỹ thuật trong việc hỗ trợ Bộ Y tế triển khai chương trình tiêm chủng HPV phòng chống ung thư cổ tử cung tại Việt Nam, giai đoạn 2019 - 2021 với tổng ngân sách 400 nghìn USD.
Ung thư cổ tử cung là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong đối với phụ nữ. Nhiễm HPV là nguyên nhân tiên phát gây ung thư cổ tử cung, cướp đi sinh mạng của hơn 300 nghìn phụ nữ mỗi năm trên toàn cầu. 85% trong số này sống ở các quốc gia đang phát triển.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, ước tính đến năm 2030, số ca tử vong do ung thư cổ tử cung dự kiến sẽ tăng lên 443 nghìn người trên toàn cầu. Con số ước tính năm 2018 tại Việt Nam là mỗi ngày có 12 trường hợp mắc mới và có bảy phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung. Con số tử vong này cao gấp hai đến ba lần số ca tử vong do các biến chứng liên quan tới thai sản khi mang thai và sinh con. Tử vong do ung thư cổ tử cung có chi phí điều trị cao, có thể gây ảnh hưởng lớn đến các nguồn lực kinh tế gia đình. Chi phí toàn cầu để chữa trị ung thư cổ tử cung dự kiến sẽ tăng từ 2,7 tỷ USD mỗi năm trong năm 2010 lên 4,7 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị nhiễm HPV đặc hiệu. Tuy nhiên ung thư cổ tử cung là một trong những dạng ung thư có thể phòng ngừa và điều trị nếu được phát hiện sớm và được xử lý hiệu quả. Vắc-xin Papilloma (HPV) được công bố lần đầu tiên năm 2006. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, hiệu quả của vắc xin HPV đạt mức cao nhất trong việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung khi tiêm cho trẻ em gái từ 9-15 tuổi.
Ở Việt Nam, trong giai đoạn 2007-2008, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (NIHE) và tổ chức Path đã triển khai thành công một dự án thí điểm trong hai năm nhằm mục đích thử nghiệm các chiến lược phân phối vắc-xin HPV. Kết quả của dự án thử nghiệm này cho thấy, cả hai chiến lược cung cấp vắc-xin tại trường học và tại phòng khám đều đạt mức độ bao phủ rất cao (hơn 96% và 98%). Tuy nhiên, do thiếu nguồn lực, các kinh nghiệm rút ra từ dự án này chưa được nhân rộng.
Năm 2015, Bộ Y tế đã xây dựng Kế hoạch Hành động quốc gia về phòng ngừa và kiểm soát ung thư cổ tử cung trong giai đoạn 2016-2025. Đây chính là định hướng và cơ sở để cải thiện, nâng cao tỷ lệ tiếp cận với vắc-xin HPV. Tuy nhiên, độ bao phủ trong tiêm chủng vắc-xin HPV ở Việt Nam hiện vẫn còn thấp.
Bà Astrid Bant, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết: một trong những trở ngại chính trong mở rộng chương trình tiêm chủng vắc-xin HPV là thiếu ngân sách quốc gia trong thực hiện chương trình. Chi phí của vắc-xin HPV trên thị trường hiện còn rất cao; giá vắc-xin hiện tại dao động từ 45 - 100 USD/liều tùy thuộc vào cơ sở cung cấp. Hiện nay, Việt Nam vẫn có cơ hội áp dụng cơ chế mua sắm cho phép tiếp tục mua vắc-xin HPV với mức giá ưu đãi - mức giá mà Liên minh Toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng (GAVI) đã đưa ra - 4,5 USD /liều trong giai đoạn từ nay tới năm 2025. Một số tỉnh, thành phố đã có nguồn lực trong việc hỗ trợ giải pháp này.
Với tổng ngân sách 400.000 USD trong ba năm 2019-2021, mục đích của hợp tác kỹ thuật giữa UNFPA và MSD trong việc hỗ trợ Bộ Y tế triển khai chương trình tiêm chủng HPV phòng chống ung thư cổ tử cung nhằm đưa ra các bằng chứng có chất lượng giúp xây dựng chính sách và chương trình giải quyết gánh nặng bệnh tật liên quan đến HPV và tạo điều kiện mở rộng chương trình tiêm chủng vắc-xin HPV tại Việt Nam phù hợp với các ưu tiên của ngành y tế địa phương. Trong hợp tác cũng có nội dung tích cực truyền thông, vận động dựa trên bằng chứng nhằm khuyến khích các bên có liên quan cấp quốc gia và địa phương trong việc giải quyết gánh nặng bệnh tật liên quan đến HPV, bao gồm tạo điều kiện và hỗ trợ mở rộng quy mô tiêm chủng vắc-xin HPV; hỗ trợ xây dựng lộ trình quốc gia về tiêm chủng vắc-xin HPV tại Việt Nam.
Ký kết này khẳng định những nỗ lực to lớn của Cục Y tế Dự phòng, NIHE, UNFPA và MSD nhằm hướng tới việc triển khai chương trình tiêm chủng vắc-xin HPV trên phạm vi toàn quốc.
Trong sáng kiến này, sẽ đề xuất áp dụng một cơ chế tài chính và mua sắm mới, sử dụng ngân sách các tỉnh sau khi được Hội đồng Nhân dân phê duyệt, sẽ được chuyển lên và gộp chung vào ngân sách của Bộ Y tế sau đó sẽ được Trung tâm Mua sắm tập trung quốc gia sử dụng để mua sắm vắc-xin HPV theo phương thức tập trung thông qua Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF).
Hỗ trợ của MSD sẽ giúp đẩy nhanh các công việc trong giai đoạn chuẩn bị để có thể thực hiện việc triển khai cung cấp vắc-xin HPV tại 5 địa phương đã lựa chọn là Hà Nội, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Cần Thơ và Đồng Tháp vào năm 2021./.
Giữ gìn và vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Lào  (10/08/2019)
Thủ tướng: Lợi ích của từng tôn giáo gắn liền với lợi ích quốc gia  (10/08/2019)
Tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước  (09/08/2019)
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo chẩn đoán và điều trị đột quỵ  (09/08/2019)
Cải thiện năng suất lao động quốc gia  (08/08/2019)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp