Các hoạt động chào mừng Tết Chôl Chnam Thmây cổ truyền của đồng bào Khmer
10:59, ngày 09-04-2017
TCCSĐT - Chôl Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer, thường tổ chức khoảng đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer (khoảng giữa tháng 4 Dương lịch). Thiết thực chào mừng Tết Chôl Chnam Thmây cổ truyền của đồng bào Khmer, trong những ngày qua, lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền các tỉnh vùng có đông đồng bào Khmer đã đến thăm, gặp mặt, tặng quà cán bộ người dân tộc Khmer, gia đình chính sách gương mẫu tiêu biểu, các vị Sư cả, Ban quản trị của các chùa Khmer.
Họp mặt mừng Tết Chôl Chnam Thmây cổ truyền của đồng bào Khmer
Phó Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh Ngô Chí Cường thăm hỏi, tặng quà các vị chức sắc tôn giáo tỉnh Trà Vinh. |
Ngày 08-4, tỉnh Trà Vinh tổ chức họp mặt mừng Tết Chôl Chnam Thmây cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ. Dự buổi họp mặt có hơn 400 đại biểu là cán bộ người dân tộc Khmer, gia đình chính sách gương mẫu tiêu biểu, các vị Sư cả, Ban quản trị của 142 chùa Khmer trong tỉnh.
Tại buổi họp mặt, Phó Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh Ngô Chí Cường cho biết: Những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ cho đồng bào Khmer phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Nhiều nguồn vốn, chương trình của Trung ương và địa phương được đầu tư để phát triển vùng đồng bào Khmer, qua đó góp phần làm thay đổi rõ nét bộ mặt vùng nông thôn, nhất là đối với các vùng đồng bào Khmer đặc biệt khó khăn trong tỉnh. Năm 2016, số hộ nghèo toàn tỉnh còn hơn 30.000 hộ, giảm trên 2% so với năm 2015, trong đó tỷ lệ hộ nghèo Khmer giảm 2,66%. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh hiện đạt 33,4 triệu đồng/người/năm.
Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Đồng bào Khmer trong tỉnh nỗ lực hơn nữa trong lao động sản xuất, học tập để nâng cao đời sống mọi mặt cho gia đình, góp sức xây dựng tỉnh ngày càng giàu đẹp.
Báo cáo về tình hình thực hiện chính sách dân tộc của tỉnh Trà Vinh, ông Kiên Ninh, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh cho biết, năm 2016, tỉnh đã giải ngân nguồn vốn hơn 42 tỷ đồng để xây dựng 75 công trình cơ sở hạ tầng, hỗ trợ nhiều hộ đồng bào Khmer phát triển sản xuất. Năm 2017, Trung ương tiếp tục hỗ trợ tỉnh Trà Vinh gần 47 tỷ đồng để thực hiện các Chương trình 135, 13 tỷ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt, hơn 1 tỷ đồng thực hiện chính sách với người có uy tín, 6 tỷ đồng thực hiện Dự án xây dựng nhà hỏa táng. Tỉnh còn lồng ghép một số chính sách khác để tạo điều kiện cho đồng bào Khmer phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Cùng với đó, hệ thống chính trị trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành, các cấp quan tâm củng cố và tăng cường. Toàn tỉnh hiện có 6.750 đảng viên người Khmer, chiếm hơn 16% tổng số đảng viên trong tỉnh; hơn 4.100 cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc Khmer, trong đó nhiều người giữ chức danh chủ chốt ở các ngành, các cấp.
Ngoài ra, tỉnh Trà Vinh còn thực hiện nhiều chương trình về giáo dục, y tế, các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia… Công tác giáo dục tiếp tục được ưu tiên đầu tư phát triển. Năm 2016-2017, toàn tỉnh có hơn 65.000 học sinh Khmer theo học các bậc học phổ thông, chiếm hơn 32% học sinh chung toàn tỉnh. Trường Trung cấp Pali-Khmer đến nay có 91 tăng sinh và 3 học sinh theo học. Trường Đại học Trà Vinh có Khoa ngôn ngữ văn hóa Khmer Nam bộ đào tạo văn hóa và tiếng Khmer bậc cao đẳng, đại học, sư phạm ngữ văn Khmer Nam bộ cho con em người Khmer trong tỉnh.
Nhân dịp này, tỉnh Trà Vinh trích ngân sách hơn 700 triệu đồng để hỗ trợ tổ chức Tết cổ truyền cho đồng bào Khmer, tặng quà cho các gia đình chính sách, các vị chức sắc tiêu biểu, các chùa Khmer trong tỉnh đón Tết Chôl Chnam Thmây vui tươi, đầm ấm.
Thăm hỏi, chúc mừng đồng bào Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây
Tại buổi họp mặt, Phó Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh Ngô Chí Cường cho biết: Những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án hỗ trợ cho đồng bào Khmer phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Nhiều nguồn vốn, chương trình của Trung ương và địa phương được đầu tư để phát triển vùng đồng bào Khmer, qua đó góp phần làm thay đổi rõ nét bộ mặt vùng nông thôn, nhất là đối với các vùng đồng bào Khmer đặc biệt khó khăn trong tỉnh. Năm 2016, số hộ nghèo toàn tỉnh còn hơn 30.000 hộ, giảm trên 2% so với năm 2015, trong đó tỷ lệ hộ nghèo Khmer giảm 2,66%. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh hiện đạt 33,4 triệu đồng/người/năm.
Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Đồng bào Khmer trong tỉnh nỗ lực hơn nữa trong lao động sản xuất, học tập để nâng cao đời sống mọi mặt cho gia đình, góp sức xây dựng tỉnh ngày càng giàu đẹp.
Báo cáo về tình hình thực hiện chính sách dân tộc của tỉnh Trà Vinh, ông Kiên Ninh, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh cho biết, năm 2016, tỉnh đã giải ngân nguồn vốn hơn 42 tỷ đồng để xây dựng 75 công trình cơ sở hạ tầng, hỗ trợ nhiều hộ đồng bào Khmer phát triển sản xuất. Năm 2017, Trung ương tiếp tục hỗ trợ tỉnh Trà Vinh gần 47 tỷ đồng để thực hiện các Chương trình 135, 13 tỷ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt, hơn 1 tỷ đồng thực hiện chính sách với người có uy tín, 6 tỷ đồng thực hiện Dự án xây dựng nhà hỏa táng. Tỉnh còn lồng ghép một số chính sách khác để tạo điều kiện cho đồng bào Khmer phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Cùng với đó, hệ thống chính trị trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành, các cấp quan tâm củng cố và tăng cường. Toàn tỉnh hiện có 6.750 đảng viên người Khmer, chiếm hơn 16% tổng số đảng viên trong tỉnh; hơn 4.100 cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc Khmer, trong đó nhiều người giữ chức danh chủ chốt ở các ngành, các cấp.
Ngoài ra, tỉnh Trà Vinh còn thực hiện nhiều chương trình về giáo dục, y tế, các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia… Công tác giáo dục tiếp tục được ưu tiên đầu tư phát triển. Năm 2016-2017, toàn tỉnh có hơn 65.000 học sinh Khmer theo học các bậc học phổ thông, chiếm hơn 32% học sinh chung toàn tỉnh. Trường Trung cấp Pali-Khmer đến nay có 91 tăng sinh và 3 học sinh theo học. Trường Đại học Trà Vinh có Khoa ngôn ngữ văn hóa Khmer Nam bộ đào tạo văn hóa và tiếng Khmer bậc cao đẳng, đại học, sư phạm ngữ văn Khmer Nam bộ cho con em người Khmer trong tỉnh.
Nhân dịp này, tỉnh Trà Vinh trích ngân sách hơn 700 triệu đồng để hỗ trợ tổ chức Tết cổ truyền cho đồng bào Khmer, tặng quà cho các gia đình chính sách, các vị chức sắc tiêu biểu, các chùa Khmer trong tỉnh đón Tết Chôl Chnam Thmây vui tươi, đầm ấm.
Thăm hỏi, chúc mừng đồng bào Khmer nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây
Ông Lê Sơn Hải thăm hỏi và chúc tết chức sắc Giáo hội Phật giáo Sóc Trăng. |
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 07-4, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Lê Sơn Hải làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc mừng và tặng quà tại Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, chùa Khleang, chùa Mahatup (thành phố Sóc Trăng), chùa ChamPa (huyện Châu Thành), Trường Bổ túc Văn hóa Trung cấp Pali Nam bộ, Trường THPT dân tộc nội trú Huỳnh Cương (Sóc Trăng), Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng.
Tại các điểm đến thăm, Đoàn đã ân cần gửi lời thăm hỏi, chúc mừng, chúc sức khỏe các vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức, mẹ Việt Nam anh hùng, người có uy tín trong đồng bào Khmer, gia đình có công với cách mạng đón Tết Chôl Chnăm Thmây cổ truyền vui tươi, hạnh phúc. Ông Lê Sơn Hải bày tỏ rất vui mừng khi nghe Hòa thượng Tăng Nô - Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Sóc Trăng, Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh thông tin về sự chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào Khmer đã giúp cho cuộc sống đồng bào ngày càng nâng lên. Hệ thống Trường dân tộc nội trú, trường Bổ túc Văn hóa Trung cấp Pali Nam Bộ được xây dựng khang trang và có chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho học sinh Khmer, tăng sinh yên tâm học tốt, góp phần nâng cao trình độ văn hóa trong đồng bào Khmer… Thứ trưởng Lê Sơn Hải mong muốn các vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức tiếp tục phát huy vai trò tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào Khmer giữ vững truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết các dân tộc. Đặc biệt, các trường cần tiếp tục quan tâm thực hiện tốt các chính sách dành cho học sinh, tăng sinh và đội ngũ cán bộ, nhân viên, giáo viên để yên tâm học tốt, dạy tốt.
Đoàn công tác trao 30 phần quà (mỗi phần quà 500 ngàn đồng) tặng các Mẹ Việt Nam anh hùng, người có uy tín trong đồng bào Khmer, gia đình có công với cách mạng, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Liên hoan văn hóa nghệ thuật mừng Tết Chôl Chnăm Thmây cho sinh viên Khmer
Nhằm giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc Khmer, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho sinh viên, đồng thời tạo điều kiện cho các em sinh viên Khmer có dịp gặp gỡ và giao lưu nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, đêm 08-4, Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Ban Dân tộc thành phố tổ chức liên hoan văn hóa nghệ thuật mừng Chôl Chnăm Thmây 2017.
Trong đêm giao lưu, đại biểu và các em sinh viên đã cùng nhau ôn lại nguồn gốc và ý nghĩa của dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, mang đậm nét truyền thống và có ý nghĩa to lớn trong đời sống đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ. Đại diện Hội sinh viên Khmer cũng tỏ lòng tri ân sâu sắc đến với các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị, đoàn thể cùng thầy, cô Trường Đại học Cần Thơ đã quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ sinh viên Khmer trong thời gian qua. Đồng thời, hứa quyết tâm không ngừng cố gắng học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức và đạo đức, phấn đấu trở thành người có trí, có tài để phục vụ quê hương đất nước.
Phát biểu tại buổi họp mặt, ông Tào Việt Thắng, Phó Trưởng Ban Dân tộc thành phố Cần Thơ cho biết, trong những năm qua, sinh viên dân tộc Khmer tại Cần Thơ luôn nhận được sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền địa phương với nhiều chính sách được ban hành tạo điều kiện cho sinh viên Khmer, nhất là những em có hoàn cảnh khó khăn được an tâm học tập. Bên cạnh đó, sinh viên luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc học và luôn cố gắng khắc phục khó khăn, có nhiều trường hợp sinh viên học giỏi, tốt nghiệp sớm hơn thời gian quy định hoặc đạt thành tích cao trong các hoạt động , phong trào tự quản nội - ngoại trú, là những thành tích rất đáng khen ngợi.
Hàng năm, chính quyền thành phố cùng các đơn vị giáo dục luôn tạo điều kiện cho sinh viên dân tộc tổ chức các buổi họp mặt mừng các dịp lễ, Tết cổ truyền, qua đó tạo điều kiện cho sinh viên các dân tộc khác hiểu sâu hơn về bản sắc văn hóa dân tộc Khmer, thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết giữa sinh viên và các dân tộc trên giảng đường.
Hoà cùng không khí rộn ràng của đêm liên hoan vui Tết là các tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” do chính các sinh viên Khmer của Trường Đại học Cần Thơ dàn dựng và biểu diễn. Trong sự cổ vũ nhiệt tình của các bạn cùng trường, những “ca sĩ”, “nghệ sĩ” nghiệp dư cố gắng chăm chút từng lời ca, tiếng hát; trau chuốt từng điệu múa nhịp nhàng; thể hiện một cách mê say như gửi cả tâm tư, tình cảm vào hồn dân tộc thiêng liêng. Sau các tiết mục văn nghệ là đến phần giao lưu tự do giữa các sinh viên phía ngoài sảnh của hội trường lớn, rộn ràng những môn chơi dân gian truyền thống Khmer như đá bóng mù, u ranh, cờ ốc...
Hàng trăm sinh viên cùng hoà mình vào không khí Tết Chôl Chnăm Thmây vui tươi ngập tràn. Đối với những sinh viên Khmer xa nhà, chính những hoạt động văn nghệ thắt chặt tình đoàn kết giữa cộng đồng sinh viên là niềm động viên lớn lao giúp các bạn tạm quên nỗi nhớ gia đình để chuyên tâm học tập. Bạn Sơn Minh Hoàng (sinh viên lớp Ngữ văn khóa 40 ) cho biết, do thời điểm Tết trùng với dịp thi giữa kỳ nên nhiều bạn đã không kịp về đón Tết với gia đình, nhưng hầu như không ai cảm thấy buồn vì nhà trường luôn quan tâm tổ chức sinh hoạt tập thể, giao lưu nhiều loại hình mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc cho các sinh viên.
Cũng trong dịp này, Ban Dân tộc Cần Thơ thông báo lịch nghỉ Tết Chôl Chnăm Thmây vào hai ngày 14 và 15-4, nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn thành phố vui đón Tết cổ truyền. /.
Tại các điểm đến thăm, Đoàn đã ân cần gửi lời thăm hỏi, chúc mừng, chúc sức khỏe các vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức, mẹ Việt Nam anh hùng, người có uy tín trong đồng bào Khmer, gia đình có công với cách mạng đón Tết Chôl Chnăm Thmây cổ truyền vui tươi, hạnh phúc. Ông Lê Sơn Hải bày tỏ rất vui mừng khi nghe Hòa thượng Tăng Nô - Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Sóc Trăng, Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh thông tin về sự chăm lo của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào Khmer đã giúp cho cuộc sống đồng bào ngày càng nâng lên. Hệ thống Trường dân tộc nội trú, trường Bổ túc Văn hóa Trung cấp Pali Nam Bộ được xây dựng khang trang và có chính sách ưu đãi, tạo điều kiện cho học sinh Khmer, tăng sinh yên tâm học tốt, góp phần nâng cao trình độ văn hóa trong đồng bào Khmer… Thứ trưởng Lê Sơn Hải mong muốn các vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức tiếp tục phát huy vai trò tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào Khmer giữ vững truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết các dân tộc. Đặc biệt, các trường cần tiếp tục quan tâm thực hiện tốt các chính sách dành cho học sinh, tăng sinh và đội ngũ cán bộ, nhân viên, giáo viên để yên tâm học tốt, dạy tốt.
Đoàn công tác trao 30 phần quà (mỗi phần quà 500 ngàn đồng) tặng các Mẹ Việt Nam anh hùng, người có uy tín trong đồng bào Khmer, gia đình có công với cách mạng, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Liên hoan văn hóa nghệ thuật mừng Tết Chôl Chnăm Thmây cho sinh viên Khmer
Nhằm giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc Khmer, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho sinh viên, đồng thời tạo điều kiện cho các em sinh viên Khmer có dịp gặp gỡ và giao lưu nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, đêm 08-4, Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Ban Dân tộc thành phố tổ chức liên hoan văn hóa nghệ thuật mừng Chôl Chnăm Thmây 2017.
Trong đêm giao lưu, đại biểu và các em sinh viên đã cùng nhau ôn lại nguồn gốc và ý nghĩa của dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, mang đậm nét truyền thống và có ý nghĩa to lớn trong đời sống đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ. Đại diện Hội sinh viên Khmer cũng tỏ lòng tri ân sâu sắc đến với các cấp chính quyền, các cơ quan, đơn vị, đoàn thể cùng thầy, cô Trường Đại học Cần Thơ đã quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ sinh viên Khmer trong thời gian qua. Đồng thời, hứa quyết tâm không ngừng cố gắng học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức và đạo đức, phấn đấu trở thành người có trí, có tài để phục vụ quê hương đất nước.
Phát biểu tại buổi họp mặt, ông Tào Việt Thắng, Phó Trưởng Ban Dân tộc thành phố Cần Thơ cho biết, trong những năm qua, sinh viên dân tộc Khmer tại Cần Thơ luôn nhận được sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền địa phương với nhiều chính sách được ban hành tạo điều kiện cho sinh viên Khmer, nhất là những em có hoàn cảnh khó khăn được an tâm học tập. Bên cạnh đó, sinh viên luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc học và luôn cố gắng khắc phục khó khăn, có nhiều trường hợp sinh viên học giỏi, tốt nghiệp sớm hơn thời gian quy định hoặc đạt thành tích cao trong các hoạt động , phong trào tự quản nội - ngoại trú, là những thành tích rất đáng khen ngợi.
Hàng năm, chính quyền thành phố cùng các đơn vị giáo dục luôn tạo điều kiện cho sinh viên dân tộc tổ chức các buổi họp mặt mừng các dịp lễ, Tết cổ truyền, qua đó tạo điều kiện cho sinh viên các dân tộc khác hiểu sâu hơn về bản sắc văn hóa dân tộc Khmer, thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết giữa sinh viên và các dân tộc trên giảng đường.
Hoà cùng không khí rộn ràng của đêm liên hoan vui Tết là các tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” do chính các sinh viên Khmer của Trường Đại học Cần Thơ dàn dựng và biểu diễn. Trong sự cổ vũ nhiệt tình của các bạn cùng trường, những “ca sĩ”, “nghệ sĩ” nghiệp dư cố gắng chăm chút từng lời ca, tiếng hát; trau chuốt từng điệu múa nhịp nhàng; thể hiện một cách mê say như gửi cả tâm tư, tình cảm vào hồn dân tộc thiêng liêng. Sau các tiết mục văn nghệ là đến phần giao lưu tự do giữa các sinh viên phía ngoài sảnh của hội trường lớn, rộn ràng những môn chơi dân gian truyền thống Khmer như đá bóng mù, u ranh, cờ ốc...
Hàng trăm sinh viên cùng hoà mình vào không khí Tết Chôl Chnăm Thmây vui tươi ngập tràn. Đối với những sinh viên Khmer xa nhà, chính những hoạt động văn nghệ thắt chặt tình đoàn kết giữa cộng đồng sinh viên là niềm động viên lớn lao giúp các bạn tạm quên nỗi nhớ gia đình để chuyên tâm học tập. Bạn Sơn Minh Hoàng (sinh viên lớp Ngữ văn khóa 40 ) cho biết, do thời điểm Tết trùng với dịp thi giữa kỳ nên nhiều bạn đã không kịp về đón Tết với gia đình, nhưng hầu như không ai cảm thấy buồn vì nhà trường luôn quan tâm tổ chức sinh hoạt tập thể, giao lưu nhiều loại hình mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc cho các sinh viên.
Cũng trong dịp này, Ban Dân tộc Cần Thơ thông báo lịch nghỉ Tết Chôl Chnăm Thmây vào hai ngày 14 và 15-4, nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn thành phố vui đón Tết cổ truyền. /.
Khai mạc chương trình “Những ngày Hàn Quốc tại Hà Nội 2017”  (09/04/2017)
Xây dựng Đề án đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc  (09/04/2017)
Xây dựng Đề án đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc  (09/04/2017)
Khai mạc Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ II - Bình Dương 2017  (09/04/2017)
Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Thụy Điển  (08/04/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay