Hà Nội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025
TCCS - Sau hơn 10 năm thực hiện chủ trương của Đảng và các chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo, công tác huy động các nguồn lực xã hội đã đạt được những kết quả nhất định, thu hút đáng kể nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục - đào tạo Hà Nội. Đây là nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước thông qua sự đóng góp, đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng… cho phát triển giáo dục - đào tạo.
Mười năm - một chặng đường
Sau hơn mười năm thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP, ngày 4-6-2019, của Chính phủ, về tăng cường các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025, trong những năm qua, giáo dục Hà Nội ngày càng phát triển cả về quy mô và chất lượng. Quy mô giáo dục Hà Nội thuộc diện cao nhất cả nước. Năm 2018, trên địa bàn Thành phố có 2.713 trường mầm non, phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp (tăng 70 trường so với cùng kỳ năm học 2017 - 2018), với 58.422 nhóm lớp, 1.983.435 học sinh; trong đó: công lập 43.911 nhóm lớp, 1.717.416 học sinh, tư thục 14.511 nhóm lớp, 256.155 học sinh (tăng 90.687 học sinh so với cùng kỳ năm học 2017 - 2018); tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 155.323 người, trong đó: công lập 114.403 người, gồm: Cán bộ quản lý 5.651 người, giáo viên biên chế 73.092 người, giáo viên hợp đồng 12.202 người, nhân viên 23.458 người.
Cùng với quy mô giáo dục đồ sộ, chất lượng giáo dục - đào tạo Thủ đô ngày càng được phát triển toàn diện. Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước, giành thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế với 197 giải và huy chương quốc tế năm 2018, 134 giải quốc gia năm 2019 (với 11 giải Nhất); Tại Giải Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia vừa tổ chức tại thành phố Hà Nội, đoàn Hà Nội đạt tổng cộng 21 giải, trong đó: 3 giải nhất, 5 giải nhì, 6 giải ba và 7 giải tư. Số lượng trường học xây dựng mới và cải tạo tăng trưởng lớn, đạt xấp xỉ 75%. Số lượng trường đạt chuẩn quốc gia toàn Thành phố đến tháng 3-2019, đạt 1.493 trường, tỷ lệ 55,1%, trong đó công lập đạt 1.457 trường, tỷ lệ 66,7%, tăng 2,27 lần so với năm 2012. Hà Nội cũng là địa phương có tỷ lệ người biết chữ cao nhất cả nước, tỷ lệ nhập học các cấp tăng hằng năm. Ngành giáo dục - đào tạo đã duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2. Phổ cập giáo dục bậc trung học, trong đó tỷ lệ từ 18 đến 21 tuổi hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học năm 2018 đạt 93%.
Sự phát triển của giáo dục - đào tạo đã góp phần đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Thủ đô, tạo ra nhiều thế hệ có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, làm chủ khoa học - công nghệ; xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh quản lý… nhằm phát huy mọi tiềm năng của đội ngũ trí thức, tạo nguồn lực trí tuệ và nhân tài cho xã hội. Cùng với rất nhiều trường đại học, cao đẳng của Trung ương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Thủ đô đã đóng góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, cung cấp nguồn lao động cho thị trường. Hiện nay, dân số Hà Nội đã tăng trên 7,82 triệu người, trong đó số dân trong độ tuổi lao động nhiều nhất, với chất lượng lao động cao nhất so với các địa phương trong cả nước. Hằng năm, thành phố có gần 80.000 người bước vào tuổi lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63,18% (năm 2018), đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, góp phần quan trọng trong thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Đứng trước bối cảnh hội nhập, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng gia tăng, ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội phải vượt qua những thách thức, khắc phục yếu kém về quy mô, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả... Để xứng tầm với vị thế là Thủ đô của cả nước, cần phải chú trọng nâng cao hơn nữa kiến thức, kỹ năng và phương pháp tư duy khoa học. Ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội cần nắm bắt thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Trước những thời cơ và thách thức, Hà Nội luôn đặt mục tiêu phát triển giáo dục theo hướng: Xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục Thủ đô Hà Nội cả về quy mô và chất lượng, giữ vững vị trí dẫn đầu cả nước, tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; xây dựng xã hội học tập, tạo tiền đề phát triển kinh tế tri thức, phục vụ thiết thực yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước.
Quan điểm về giáo dục của Hà Nội là phát triển giáo dục và đào tạo gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô văn minh, văn hiến. Giáo dục và đào tạo được coi là khâu đột phá trong việc tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế tri thức, đặc biệt là nhân lực phục vụ một số ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn, sử dụng công nghệ cao, các ngành dịch vụ chất lượng cao của vùng, cả nước và khu vực; xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm giáo dục và đào tạo chất lượng cao hàng đầu trong cả nước, có uy tín ở khu vực và quốc tế; phát triển giáo dục toàn diện về cả tri thức - thể chất - nhân cách người Hà Nội thanh lịch - văn minh; chủ động tiếp cận xu thế phát triển giáo dục tiên tiến của thế giới. Xây dựng mỗi cấp học, ngành học đều có các trường học tiên tiến chất lượng cao theo hướng hiện đại, tiến tới hội nhập khu vực và trên thế giới; không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, phát huy vai trò nòng cốt trong phát triển giáo dục đào tạo Thủ đô. Để đạt được các mục tiêu và quan điểm giáo dục đã đề ra, cầm huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo Thủ đô.
Một số giải pháp phát triển giáo dục - đào tạo Thủ đô
Với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của cả nước, Hà Nội càng cần có những đòi hỏi cao hơn đối với giáo dục - đào tạo. Trong thời gian tới, thành phố cần đẩy mạnh những giải pháp sau:
- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, tăng cường thực hiện phân cấp quản lý, cải cách hành chính và cơ chế phối hợp, phát huy tính năng động, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả giáo dục của địa phương và các cơ sở giáo dục.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Từng bước nâng cao chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý và giáo viên. Cần có cơ chế, chính sách ưu đãi nhiều hơn đối với đội ngũ giáo viên và cán bộ, viên chức trong ngành, đặc biệt giáo viên vùng nông thôn, miền núi. Quan tâm phát triển đồng đều đối với giáo viên các môn học, tạo động lực cho giáo viên hăng say với công việc. Bảo đảm tính thực tiễn, cơ bản, hiệu quả và đồng bộ, phù hợp với đặc điểm các vùng dân cư, quan tâm phát triển giáo dục cơ bản cho các đối tượng khó khăn, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo, người khuyết tật được thụ hưởng thành quả giáo dục và đào tạo ở mức độ ngày càng cao.
- Tăng cường nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo. Phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa việc xây dựng trường học công lập. Quản lý chặt chẽ chất lượng đồng thời có chính sách hỗ trợ các trường ngoài công lập để bảo đảm phát triển giáo dục bền vững và công bằng xã hội.
- Xây dựng mạng lưới trường, lớp hợp lý, phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng quận, huyện nhằm bảo đảm đủ trường, lớp học cho tất cả học sinh các cấp học, bậc học. Đầu tư xây dựng trường học theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa, đạt chuẩn quốc gia. Ưu tiên dành quỹ đất, bố trí quỹ đất tại các khu đô thị mới, khu tái định cư, khu vực đông dân cư để xây dựng trường học.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy, đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, phương thức đánh giá kết quả học tập. Phát huy tính tích cực và chủ động của các cơ sở giáo dục đào tạo, tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục trong phát triển đội ngũ, huy động mọi nguồn lực phát triển giáo dục đào tạo. Hiện đại hóa hệ thống giáo dục và đào tạo trên cơ sở bảo đảm nền tảng giáo dục cơ bản. Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng công nghệ thông tin; đầu tư các phần mềm ứng dụng trong quản lý.
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo. Có chính sách hợp lý trong quan hệ hợp tác, hội nhập quốc tế và khu vực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo của Thủ đô nhằm khuyến khích và huy động sự đầu tư về trí tuệ, khoa học - công nghệ và các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, khai thác triệt để các nguồn học bổng để có chính sách đưa giáo viên, giảng viên, cán bộ nghiên cứu, sinh viên đi đào tạo, thực tập, nghiên cứu ở nước ngoài. Có chính sách thu hút các nhà giáo, nhà khoa học trong nước và quốc tế đến giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các trường học của Thủ đô. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân./.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xã hội hóa giáo dục ở Hà Nội  (10/12/2020)
Phát triển nguồn nhân lực du lịch Thủ đô trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế  (06/12/2020)
Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Hà Nội trong bối cảnh mới  (28/11/2020)
Truyền thông đối ngoại: Nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của Hà Nội  (27/11/2020)
Phát huy giá trị các di sản văn hóa trong phát triển du lịch Thủ đô  (27/11/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển