Việt Nam hướng tới chăm sóc sức khỏe toàn dân
22:22, ngày 07-09-2018
TCCSĐT - Việt Nam đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho 73% dân số - đây là một con số khá cao so với các quốc gia khác trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, người Việt cũng gặp phải khá nhiều khó khăn về mặt tài chính do chi phí y tế. Đây là phát hiện chính trong Hồ sơ quốc gia về Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (Universal Health Coverage, hay UHC), được ban hành vào Ngày sức khỏe thế giới.
Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là bảo đảm rằng tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng ở bất kỳ đâu, bất cứ khi nào họ cần họ mà không gặp khó khăn về tài chính. Nó bao gồm toàn bộ các dịch vụ thiết yếu trong suốt cuộc đời - từ nâng cao sức khoẻ đến phòng ngừa, điều trị, phục hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ.
Tất cả mọi người - gồm các cá nhân, các nhóm xã hội dân sự, các nhân viên y tế, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và báo chí - đều có vai trò trong việc kêu gọi, phát triển và thực hiện các chính sách để đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Một trong những mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững (SDG3.8) là đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân đã được Liên hợp quốc thông qua vào năm 2015. Trong cùng năm đó, các quốc gia thành viên của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương đã thông qua Khung Hành động về Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân: hướng đến sức khỏe tốt hơn.
Sự vào cuộc của Chính phủ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam với mục tiêu chung là xây dựng môi trường hỗ trợ, tăng cường năng lực cho mỗi người dân; thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe toàn diện để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người Việt Nam.
Chương trình hướng đến 3 mục tiêu cụ thể là:
Thứ nhất, bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực để cải thiện tầm vóc và nâng cao sức khỏe cho người dân;
Thứ hai, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của mỗi người dân và cộng đồng để chủ động dự phòng các yếu tố nguy cơ phổ biến đối với sức khỏe nhằm phòng tránh bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng;
Thứ ba, thực hiện quản lý, chăm sóc sức khỏe liên tục, lâu dài tại tuyến y tế cơ sở để góp phần giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Chương trình Sức khỏe Việt Nam là một chương trình tổng thể nhằm kết nối các chương trình, dự án, đề án trong lĩnh vực liên quan để tập trung thực hiện các mục tiêu ưu tiên về sức khỏe. Chương trình được triển khai trên quy mô toàn quốc từ năm 2018 đến năm 2030. Từ năm 2031 trở đi, căn cứ thực trạng, nhu cầu và kết quả thực hiện của Chương trình đã triển khai để xác định mục tiêu và các lĩnh vực ưu tiên tiếp theo của Chương trình Sức khỏe Việt Nam.
Đối tượng thụ hưởng của Chương trình là toàn dân, trong đó có nhóm đối tượng được ưu tiên xác định theo từng lĩnh vực cụ thể.
Trong giai đoạn từ năm 2018 - 2030, Chương trình Sức khỏe Việt Nam tập trung vào 11 lĩnh vực chia làm 3 nhóm: (1) Nâng cao sức khỏe: bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực; (2) Bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh: chăm sóc sức khỏe trẻ em và học sinh; phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; vệ sinh môi trường; an toàn thực phẩm; (3) Chăm sóc sức khỏe ban đầu, kiểm soát bệnh tật: phát hiện sớm và quản lý một số bệnh không lây nhiễm; chăm sóc, quản lý sức khỏe người dân tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; chăm sóc sức khỏe người lao động.
Đối với những nội dung khác không đề cập trong 11 lĩnh vực ưu tiên của Chương trình Sức khỏe Việt Nam thì các bộ, ngành, địa phương vẫn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch để ưu tiên triển khai theo ngành, lĩnh vực.
Chương trình đưa ra 6 giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm gồm: Giải pháp về quản lý chỉ đạo, thực thi chính sách và phối hợp liên ngành; giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ; giải pháp về truyền thông vận động xã hội; giải pháp về nguồn lực; giải pháp về hợp tác quốc tế; giải pháp về theo dõi, giám sát và đánh giá.
Trong đó, giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ, đảo đảm dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc dinh dưỡng cho 1.000 ngày vàng đầu đời bao gồm: thực hiện chăm sóc và bảo đảm dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ trước, trong và sau sinh; nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi; định kỳ theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và giảm muối trong khẩu phần ăn, tổ chức bữa ăn bảo đảm dinh dưỡng cho người lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư vấn về dinh dưỡng cho người lao động; tăng cường vận động thể lực cho người dân, hỗ trợ người dân tăng cường vận động thể lực theo khuyến cáo; tăng cường vận động thể chất cho trẻ em, học sinh, sinh viên.
Chăm sóc sức khỏe trẻ em và học sinh: tiêm chủng cho trẻ em, bảo đảm việc cung ứng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng; bảo đảm dinh dưỡng hợp lý cho học sinh, giáo dục thay đổi hành vi cho học sinh về dinh dưỡng hợp lý; chăm sóc mắt cho trẻ em, cung cấp các dụng cụ, công cụ đơn giản cho các trạm y tế xã và các trường học kết hợp với hướng dẫn, hỗ trợ trẻ em, học sinh thường xuyên tự đánh giá phát hiện ban đầu tình trạng giảm thể lực, tổ chức khám, kê đơn kính, theo dõi và hướng dẫn chăm sóc mắt cho những trẻ em, học sinh giảm thị lực...
Vai trò của Bộ Y tế
Để góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân Việt Nam, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã đề xuất Chương trình sức khỏe Việt Nam thế kỷ 21.
Chương trình sức khỏe Việt Nam thế kỷ 21 nhằm huy động, phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức và của mỗi người dân trong việc xây dựng môi trường hỗ trợ và thực hiện nâng cao sức khỏe, quản lý sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Chương trình sức khỏe Việt Nam thế kỷ 21 sẽ tập trung vào thúc đẩy thay đổi hành vi lối sống, kiểm soát các yếu tố nguy cơ phổ biến (liên quan đến thuốc lá, rượu bia, dinh dưỡng, hoạt động thể lực…), tạo môi trường thuận lợi cho các hành vi có lợi cho sức khỏe, phòng chống các bệnh không lây nhiễm phổ biến liên quan đến hành vi lối sống (tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư…), chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, người lao động và quản lý sức khỏe người dân…
Mục tiêu cụ thể của Chương trình nhằm nâng cao nhận thức, thực hành của mỗi người dân để thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe, tự chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe các nhân, gia đình và cộng đồng; Các cấp chính quyền chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện để đạt được các mục tiêu sức khỏe ở từng địa phương trên cơ sở các mục tiêu sức khỏe quốc gia; Tăng cường sự tham gia, phối hợp liên ngành để xây dựng môi trường nâng cao sức khỏe, giảm thiểu các nguy cơ sức khỏe cho người dân và cộng đồng; Bảo đảm cho mọi người dân được quản lý, theo dõi sức khỏe liên tục và lâu dài để dự phòng, phát hiện sớm và điều trị, chăm sóc sức khỏe toàn diện và hiệu quả.
Các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đưa ra trong chương trình giai đoạn từ nay đến nă, 2030 gồm: Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý; tăng cường hoạt động thể lực cho người dân; phòng chống tác hại thuốc lá; phòng chống tác hại của sử dụng rượu bia; dự phòng phát hiện sớm, quản lý một số bệnh mạn tính; chăm sóc sức khỏe học sinh; chăm sóc sức khỏe người lao động; vệ sinh môi trường; quản lý sức khỏe cho người dân./.
Tất cả mọi người - gồm các cá nhân, các nhóm xã hội dân sự, các nhân viên y tế, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và báo chí - đều có vai trò trong việc kêu gọi, phát triển và thực hiện các chính sách để đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Một trong những mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững (SDG3.8) là đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân đã được Liên hợp quốc thông qua vào năm 2015. Trong cùng năm đó, các quốc gia thành viên của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương đã thông qua Khung Hành động về Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân: hướng đến sức khỏe tốt hơn.
Sự vào cuộc của Chính phủ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam với mục tiêu chung là xây dựng môi trường hỗ trợ, tăng cường năng lực cho mỗi người dân; thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe toàn diện để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người Việt Nam.
Chương trình hướng đến 3 mục tiêu cụ thể là:
Thứ nhất, bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực để cải thiện tầm vóc và nâng cao sức khỏe cho người dân;
Thứ hai, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của mỗi người dân và cộng đồng để chủ động dự phòng các yếu tố nguy cơ phổ biến đối với sức khỏe nhằm phòng tránh bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng;
Thứ ba, thực hiện quản lý, chăm sóc sức khỏe liên tục, lâu dài tại tuyến y tế cơ sở để góp phần giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Chương trình Sức khỏe Việt Nam là một chương trình tổng thể nhằm kết nối các chương trình, dự án, đề án trong lĩnh vực liên quan để tập trung thực hiện các mục tiêu ưu tiên về sức khỏe. Chương trình được triển khai trên quy mô toàn quốc từ năm 2018 đến năm 2030. Từ năm 2031 trở đi, căn cứ thực trạng, nhu cầu và kết quả thực hiện của Chương trình đã triển khai để xác định mục tiêu và các lĩnh vực ưu tiên tiếp theo của Chương trình Sức khỏe Việt Nam.
Đối tượng thụ hưởng của Chương trình là toàn dân, trong đó có nhóm đối tượng được ưu tiên xác định theo từng lĩnh vực cụ thể.
Trong giai đoạn từ năm 2018 - 2030, Chương trình Sức khỏe Việt Nam tập trung vào 11 lĩnh vực chia làm 3 nhóm: (1) Nâng cao sức khỏe: bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực; (2) Bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh: chăm sóc sức khỏe trẻ em và học sinh; phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; vệ sinh môi trường; an toàn thực phẩm; (3) Chăm sóc sức khỏe ban đầu, kiểm soát bệnh tật: phát hiện sớm và quản lý một số bệnh không lây nhiễm; chăm sóc, quản lý sức khỏe người dân tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; chăm sóc sức khỏe người lao động.
Đối với những nội dung khác không đề cập trong 11 lĩnh vực ưu tiên của Chương trình Sức khỏe Việt Nam thì các bộ, ngành, địa phương vẫn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch để ưu tiên triển khai theo ngành, lĩnh vực.
Chương trình đưa ra 6 giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm gồm: Giải pháp về quản lý chỉ đạo, thực thi chính sách và phối hợp liên ngành; giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ; giải pháp về truyền thông vận động xã hội; giải pháp về nguồn lực; giải pháp về hợp tác quốc tế; giải pháp về theo dõi, giám sát và đánh giá.
Trong đó, giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ, đảo đảm dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc dinh dưỡng cho 1.000 ngày vàng đầu đời bao gồm: thực hiện chăm sóc và bảo đảm dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ trước, trong và sau sinh; nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi; định kỳ theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và giảm muối trong khẩu phần ăn, tổ chức bữa ăn bảo đảm dinh dưỡng cho người lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư vấn về dinh dưỡng cho người lao động; tăng cường vận động thể lực cho người dân, hỗ trợ người dân tăng cường vận động thể lực theo khuyến cáo; tăng cường vận động thể chất cho trẻ em, học sinh, sinh viên.
Chăm sóc sức khỏe trẻ em và học sinh: tiêm chủng cho trẻ em, bảo đảm việc cung ứng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng; bảo đảm dinh dưỡng hợp lý cho học sinh, giáo dục thay đổi hành vi cho học sinh về dinh dưỡng hợp lý; chăm sóc mắt cho trẻ em, cung cấp các dụng cụ, công cụ đơn giản cho các trạm y tế xã và các trường học kết hợp với hướng dẫn, hỗ trợ trẻ em, học sinh thường xuyên tự đánh giá phát hiện ban đầu tình trạng giảm thể lực, tổ chức khám, kê đơn kính, theo dõi và hướng dẫn chăm sóc mắt cho những trẻ em, học sinh giảm thị lực...
Vai trò của Bộ Y tế
Để góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân Việt Nam, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã đề xuất Chương trình sức khỏe Việt Nam thế kỷ 21.
Chương trình sức khỏe Việt Nam thế kỷ 21 nhằm huy động, phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức và của mỗi người dân trong việc xây dựng môi trường hỗ trợ và thực hiện nâng cao sức khỏe, quản lý sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Chương trình sức khỏe Việt Nam thế kỷ 21 sẽ tập trung vào thúc đẩy thay đổi hành vi lối sống, kiểm soát các yếu tố nguy cơ phổ biến (liên quan đến thuốc lá, rượu bia, dinh dưỡng, hoạt động thể lực…), tạo môi trường thuận lợi cho các hành vi có lợi cho sức khỏe, phòng chống các bệnh không lây nhiễm phổ biến liên quan đến hành vi lối sống (tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư…), chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, người lao động và quản lý sức khỏe người dân…
Mục tiêu cụ thể của Chương trình nhằm nâng cao nhận thức, thực hành của mỗi người dân để thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe, tự chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe các nhân, gia đình và cộng đồng; Các cấp chính quyền chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện để đạt được các mục tiêu sức khỏe ở từng địa phương trên cơ sở các mục tiêu sức khỏe quốc gia; Tăng cường sự tham gia, phối hợp liên ngành để xây dựng môi trường nâng cao sức khỏe, giảm thiểu các nguy cơ sức khỏe cho người dân và cộng đồng; Bảo đảm cho mọi người dân được quản lý, theo dõi sức khỏe liên tục và lâu dài để dự phòng, phát hiện sớm và điều trị, chăm sóc sức khỏe toàn diện và hiệu quả.
Các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đưa ra trong chương trình giai đoạn từ nay đến nă, 2030 gồm: Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý; tăng cường hoạt động thể lực cho người dân; phòng chống tác hại thuốc lá; phòng chống tác hại của sử dụng rượu bia; dự phòng phát hiện sớm, quản lý một số bệnh mạn tính; chăm sóc sức khỏe học sinh; chăm sóc sức khỏe người lao động; vệ sinh môi trường; quản lý sức khỏe cho người dân./.
Phân công chuẩn bị Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (07/09/2018)
Vụ "quỹ đen" ở Cục Đường thủy nội địa: Chuyển hồ sơ sang Bộ Công an  (07/09/2018)
Thủ tướng tiếp Cố vấn Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị Nhật - Việt  (07/09/2018)
Chủ tịch nước tiếp Cố vấn đặc biệt Tập đoàn Mainichi của Nhật Bản  (07/09/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên