Gian nan xử lý nợ xấu, áp lực trong vai trò “bà đỡ”
10:16, ngày 26-05-2017
TCCSĐT - Sau hơn 3 năm tái cơ cấu với trọng tâm giải quyết nợ xấu, Agribank đã tích cực, chủ động áp dụng nhiều giải pháp kể cả đề nghị cơ quan pháp luật hỗ trợ trong công tác xử lý nợ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan khiến thời gian xử lý phải kéo dài.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế vĩ mô chưa có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, Ngân hàng Nhà nước áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn, các khoản nợ hết thời hạn cơ cấu tiếp tục chuyển thành nợ xấu làm cho áp lực giải quyết nợ xấu càng trở nên gay gắt.
Phát sinh khởi kiện khiến áp lực thu hồi nợ xấu gia tăng
Cũng trong thời gian qua, việc xử lý nợ xấu gặp phải nhiều khó khăn trong xử lý các vụ việc có yếu tố hình sự. Khi chuyển điều tra hình sự, khách hàng ngừng trả nợ, tài sản bảo đảm xuống cấp và suy giảm giá trị. Tuy nhiên, Agribank không được chủ động xử lý các tài sản liên quan vụ án, dẫn đến tỷ lệ thu hồi tài sản thấp, có khoản vay hầu như không thu được nợ.
Số lượng các vụ việc do Agribank chủ động khởi kiện ra Tòa án dân sự các cấp lên đến mức hơn 6.800 vụ là một con số quá lớn ngay với cả cơ quan tòa án. Điều này dẫn đến tình trạng việc thụ lý, giải quyết nhiều vụ án kéo dài, khó khăn trong việc thu hồi nợ. Tổng giá trị tranh chấp liên quan đến Agribank là 41.763 tỷ đồng, đến nay mới giải quyết được hơn 5.270 tỷ đồng, còn phải giải quyết là 36.489 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, công tác thi hành án có nhiều phức tạp, có vụ tới 4 - 5 năm vẫn chưa thi hành xong, nhiều trường hợp tài sản bán đấu giá trên 10 lần vẫn không thành. Agribank cho biết đã thường xuyên làm việc với cơ quan thi hành án để giải quyết.
Mặt khác, không thể phủ nhận là hệ thống cơ chế pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, xử lý tài sản thế chấp, nợ xấu chưa cụ thể rõ ràng, thiếu đồng bộ. Điều này gây khó khăn ngay cả với việc tiếp tục cho vay đối với khách hàng có nợ đã xử lý rủi ro, nợ đã bán cho VAMC để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng sau khi bán nợ.
Khó khăn đi kèm sứ mệnh
Không chỉ khó khăn trong thủ tục xử lý nợ, nguồn lực tài chính để tự xử lý nợ xấu cũng là một thách thức đối với Agribank bởi Ngân hàng uôn phải đi đầu trong việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách theo chỉ đạo của Chính phủ. Theo đó, nguồn vốn cho vay do Agribank tự cân đối nhưng lãi suất cho vay thì thực hiện theo quy định của Chính phủ (với mức lãi suất trần áp dụng trong từng thời kỳ).
Quyết liệt triển khai các phương án
Việc giải quyết các khó khăn của Agribank là cấp thiết trong giai đoạn hiện nay để ngân hàng có thể duy trì được cả hai vai, đặc biệt là gánh nặng tín dụng chính sách cho nền kinh tế ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Thực tế, khu vực nông nghiệp, nông thôn cũng đang cần các chính sách, các khâu đột phá, bao gồm cả chính sách tín dụng để ngành nông nghiệp tái cơ cấu thành công. Agribank cần cơ chế, cần sự chia sẻ của các ngành, các cấp để sớm xử lý dứt điểm tồn tại, vững tin một chặng đường mới./.
Phát sinh khởi kiện khiến áp lực thu hồi nợ xấu gia tăng
Cũng trong thời gian qua, việc xử lý nợ xấu gặp phải nhiều khó khăn trong xử lý các vụ việc có yếu tố hình sự. Khi chuyển điều tra hình sự, khách hàng ngừng trả nợ, tài sản bảo đảm xuống cấp và suy giảm giá trị. Tuy nhiên, Agribank không được chủ động xử lý các tài sản liên quan vụ án, dẫn đến tỷ lệ thu hồi tài sản thấp, có khoản vay hầu như không thu được nợ.
Số lượng các vụ việc do Agribank chủ động khởi kiện ra Tòa án dân sự các cấp lên đến mức hơn 6.800 vụ là một con số quá lớn ngay với cả cơ quan tòa án. Điều này dẫn đến tình trạng việc thụ lý, giải quyết nhiều vụ án kéo dài, khó khăn trong việc thu hồi nợ. Tổng giá trị tranh chấp liên quan đến Agribank là 41.763 tỷ đồng, đến nay mới giải quyết được hơn 5.270 tỷ đồng, còn phải giải quyết là 36.489 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, công tác thi hành án có nhiều phức tạp, có vụ tới 4 - 5 năm vẫn chưa thi hành xong, nhiều trường hợp tài sản bán đấu giá trên 10 lần vẫn không thành. Agribank cho biết đã thường xuyên làm việc với cơ quan thi hành án để giải quyết.
Mặt khác, không thể phủ nhận là hệ thống cơ chế pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, xử lý tài sản thế chấp, nợ xấu chưa cụ thể rõ ràng, thiếu đồng bộ. Điều này gây khó khăn ngay cả với việc tiếp tục cho vay đối với khách hàng có nợ đã xử lý rủi ro, nợ đã bán cho VAMC để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng sau khi bán nợ.
Khó khăn đi kèm sứ mệnh
Không chỉ khó khăn trong thủ tục xử lý nợ, nguồn lực tài chính để tự xử lý nợ xấu cũng là một thách thức đối với Agribank bởi Ngân hàng uôn phải đi đầu trong việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách theo chỉ đạo của Chính phủ. Theo đó, nguồn vốn cho vay do Agribank tự cân đối nhưng lãi suất cho vay thì thực hiện theo quy định của Chính phủ (với mức lãi suất trần áp dụng trong từng thời kỳ).
Quyết liệt triển khai các phương án
Việc giải quyết các khó khăn của Agribank là cấp thiết trong giai đoạn hiện nay để ngân hàng có thể duy trì được cả hai vai, đặc biệt là gánh nặng tín dụng chính sách cho nền kinh tế ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Thực tế, khu vực nông nghiệp, nông thôn cũng đang cần các chính sách, các khâu đột phá, bao gồm cả chính sách tín dụng để ngành nông nghiệp tái cơ cấu thành công. Agribank cần cơ chế, cần sự chia sẻ của các ngành, các cấp để sớm xử lý dứt điểm tồn tại, vững tin một chặng đường mới./.
- Thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên mới
- Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 với các lực lượng khác trong bảo đảm an ninh môi trường khu vực ven biển
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam