Tổng kết 7 năm thực hiện Quyết định số 253/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Hội nghị đã dành nhiều thời gian để nghe báo cáo tổng kết của Bộ Nội vụ và báo cáo tham luận của các địa phương trong vùng. Các báo cáo nêu rõ, sau 7 năm thực hiện Đề án, về cơ bản chính quyền cơ sở của các địa phương trong vùng Tây Nguyên đã được kiện toàn, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên một cách rõ rệt. Đến cuối tháng 10 năm 2010, các tỉnh Tây Nguyên có 7920 cán bộ chuyên trách cấp xã, trong đó dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 33,87 % về số lượng, số cán bộ có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học tăng lên chiếm tỷ lệ 8,5%. Về đội ngũ cán bộ cơ sở có 5.441 người, trong đó công chức là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 21,3%, số người có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ 10,6%.
Có được kết quả trên là nhờ các cơ quan liên quan đã làm tốt chức năng của mình về việc thực hiện mục tiêu và các nội dung Đề án đã đề ra như công tác điều tra quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức và tăng cường cán bộ cho cơ sở...
Về công tác quy hoạch tạo nguồn cán bộ cho cơ sở trong thời gian trên các tỉnh trong vùng quy hoạch đã quy hoạch trên 11.000 lượt cán bộ, trong đó có 2.600 là người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 23,6 %. Riêng công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc, nhờ thực hiện tốt chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09-11-2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ công chức công tác tại các vùng dân tộc miền núi, Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho các địa phương trong vùng biên soạn sách, giáo trình, từ điển đưa vào giảng dạy được 10 thứ tiếng dân tộc cho cán bộ công chức trong vùng.
Ưu điểm của dự án là đã tạo ra sự chuyển biến tích cực về tất cả các mặt trong hệ thống chính quyền cơ sở ở Tây Nguyên, rõ nhất là nhận thức về trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các nhiệm vụ chính trị , kinh tế xã hội nói chung cũng như những vấn đề cụ thể như quản lý kinh doanh dịch vụ, xóa đói giảm nghèo, quản lý hành chính lãnh thổ của cán bộ đều có tiến bộ.
Các báo cáo tại Hội nghị đều cho rằng, trong việc thực hiện dự án mặt hạn chế rõ nhất là một số cán bộ, đảng viên nhận thức về mục tiêu và nhiệm vụ của đề án chưa rõ nên việc thực hiện thiếu đồng bộ, ở nhiều nơi số cán bộ chuyên trách chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn cao, toàn vùng có 62% số lượng cán bộ công chức chưa qua đào tạo lý luận, 16,3% chưa qua đào tạo chuyên môn, các khâu tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển còn có bất cập làm ảnh hưởng không tốt đến nhiều hoạt động của chính quyền cơ sở.
Việc nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở ở Tây Nguyên là một nhiệm vụ, mục tiêu cần được thực hiện thường xuyên và lâu dài. Từ thực tế những tác động tích cực của Đề án, hầu hết đại biểu dự hội nghị đề nghị Chính phủ cần tiếp tục cho các tỉnh trong vùng được hưởng những chính sách đặc thù như Đề án cho đến năm 2020. Do những đặc thù Tây Nguyên rộng và phức tạp về nhiều mặt nên Chính phủ cần có những chính sách đặc thù cho cán bộ công chức cơ sở nhằm tạo điều kiện cho họ an tâm làm việc thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế xã hội, thực hiện tốt chủ trương đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới hiện nay cũng như lâu dài./.
Iran gia nhập SCO - một công đôi việc? (02/07/2012)
Kỷ niệm 190 năm ngày sinh cụ Nguyễn Đình Chiểu (01/07/2012)
Gói kích thích kinh tế EU "thổi" giá dầu tăng mạnh (01/07/2012)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Nhật Bản (01/07/2012)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên