Phải chăng là tự gây nên “gió” để tiện bẻ “măng”?
Theo ông Rô-bec Crây-gơ, hành động của Mỹ và liên quân ở Li-bi vi phạm tất cả các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) như ném bom vào dinh thự của nhà lãnh đạo Ca-đa-phi và đang chuẩn bị chiến dịch trên bộ. Hành động đó đã nói lên bản chất của nền ngoại giao Mỹ và các nước phương Tây trong cuộc chiến tranh ở Địa Trung Hải hiện nay.
Ông Rô-bec Crây-gơ nhận xét: "Chúng tôi (tức Mỹ) muốn lật đổ nhà lãnh đạo M.Ca-đa-phi ở Li-bi và Tổng thống B.A-sat ở Xi-ri bởi chúng tôi muốn đẩy Trung Quốc và Nga ra khỏi Địa Trung Hải". Nguyên văn bằng tiếng Anh của câu này là "We want to overthrow Gaddafi and Assad in Syria because we want to clear China and Russia out of the Mediterranean" (US risks war with China and Russia. http://www.presstv.ir/detail/176776.html)
Khi Đài Truyền hình Press TV đặt câu hỏi: “Liệu có thể nói rằng, Oa-sinh-tơn ủng hộ các nhà cách mạng ở Li-bi hay không?". Ông Rô-bec Crây-gơ trả lời: "Cuộc bạo động chính trị ở Li-bi là một trường hợp đặc biệt. Đây không phải là cuộc phản kháng hòa bình mà là cuộc bạo động vũ trang ở phía đông quốc gia này. Chúng ta biết rằng Cục tình báo Trung ương Mỹ ủng hộ các lực lượng này và đã sẵn sàng vũ trang cho họ. Như vậy là, ở phía đông Li-bi, ngay từ đầu, nhà lãnh đạo M.Ca-đa-phi không đàn áp những người biểu tình hòa bình mà là trấn áp các lực lượng bạo động vũ trang”.
Khi được hỏi: “Ông suy nghĩ thế nào về một cuộc can thiệp quân sự tương tự như ở Li-bi vào Ba-ranh?”. Rô-bec Crây-gơ trả lời: “Chúng tôi không muốn lật đổ các chính phủ ở Ba-ranh hoặc A-rập Xê-ut đã từng sử dụng bạo lực chống lại những người biểu tình, bởi vì đó là những chính phủ nguỵ quyền của Mỹ. Hơn nữa, ở Ba-ranh có một căn cứ Hải quân lớn của Mỹ".
Ông Rô-bec Crây-gơ còn cho biết:"Chúng tôi muốn lật đổ nhà lãnh đạo M.Ca-đa-phi ở Li-bi và Tổng thống B.A-sat ở Xi-ri bởi muốn đẩy Trung Quốc và Nga ra khỏi Địa Trung Hải. Trung Quốc đang đầu tư khối lượng lớn vào các đề án năng lượng ở miền đông Li-bi và hy vọng cùng với Ăng-gô-la và Ni-gê-ri-a sẽ đáp ứng nhu cầu năng lượng của họ. Nỗ lực của Mỹ ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận tài nguyên năng lượng ở đây cũng giống như Mỹ và Anh đã từng ngăn cản Trung Quốc giao thương với Nhật Bản trong những năm 1930".
Khi được hỏi: "Vậy lợi ích của Mỹ như thế nào trong các cuộc bạo động chống chính phủ ở Xi-ri?", ông Rô-bec Crây-gơ trả lời: "Người Mỹ đứng đằng sau các cuộc bạo đông ở Xi-ri. Chúng tôi quan tâm đến việc người Nga có căn cứ quân sự tại đây có thể bảo đảm sự hiện diện quân sự của họ ở Địa Trung Hải. Vì thế, Oa-sinh-tơn can thiệp vào Li-bi và càng nỗ lực hơn trong hành động can thiệp vào Xi-ri bởi vì chúng tôi muốn đẩy Nga và Trung Quốc ra khỏi khu vực đó".
Trả lời câu hỏi, có phải yếu tố dầu mỏ là mục đích tối thượng của Mỹ trong cuộc tiến công Li-bi, ông Rô-bec Crây-gơ lý giải: “Vấn đề không chỉ là ở dầu mỏ. Có thể mọi người đã biết rằng Quỹ Tiền tệ quốc tế đã từng công bố bản báo cáo trong đó nói rõ "kỷ nguyên Mỹ" đã chấm dứt và trong vòng 5 năm tới nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ và lúc đó Mỹ sẽ trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới. Do đó, Oa-sinh-tơn đang muốn khống chế Trung Quốc thông qua việc sử dụng khả năng chiến lược và quân sự vượt trội của mình để không cho Trung Quốc tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên và làm chậm sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến Cục Tình báo trung ương Mỹ tích cực hoạt động ở đông Li-bi và cũng là lý do khiến các lực lượng nổi loạn không hoạt động ở thủ đô như các cuộc bạo động ở các nước A-rập khác. Đây còn là lý do giải thích vì sao các lực lượng nổi loạn được trang bị vũ khí”. Ồng Rô-bec Crây-gơ còn cho biết thêm một nguyên nhân nữa khiến Mỹ quyết định hành động ở Li-bi nhằm chống Trung Quốc là tại thời điểm bùng nổ bạo động vũ trang tại đây có 30.000 người lao động Trung Quốc.
Theo Rô-bec Crây-gơ, còn một nguyên nhân nữa khá nặng ký khiến Mỹ can thiệp vào Li-bi. Đó là, Ca-đa-phi kiểm soát một phần quan trọng bờ biển Địa Trung Hải. Xi-ri cũng như vậy. Hai quốc gia này đang ngăn cản nỗ lực bá quyền của Mỹ ở Địa Trung Hải. Thí dụ, nhà lãnh đạo Ca-đa-phi của Li-bi coi việc Mỹ triển khai Bộ Chỉ huy châu Phi gần bở biển châu lục này là “hành động của chủ nghĩa đế quốc muốn kiểm soát toàn bộ châu lục này”. Vì thế, Mỹ không muốn nhìn thấy căn cứ quân sự mà Xi-ri giành cho Hạm đội Hải quân của Nga ở Địa Trung Hải, cũng không muốn Trung Quốc khai thác tài nguyên năng lượng ở châu Phi. Rõ ràng là, các cuộc biểu tình phản đối chống chính phủ ở Li-bi và Xi-ri được đạo diễn từ bên ngoài. Cục tình báo trung ương Mỹ đã từng nhen nhóm xung đột ở miền đông Li-bi. Mỹ cũng đã từng can thiệp vào việc gây nên tình hình hỗn loạn ở Xi-ri, tổ chức các cuộc biểu tình và cung cấp tiền bạc cho lực lượng nổi dậy.
Ông Rô-bec Crây-gơ nhận xét: "Tôi nghĩ rằng người Nga đã bắt đầu hiểu được các sự kiện ở Xi-ri nhằm chống lại họ. Về thực chất, Mỹ bắt đầu xung đột với hai cường quốc: xung đột với Trung Quốc có nền kinh tế tốt hơn Mỹ vì ở đó có nhiều việc làm, xung đột với Nga là quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân khổng lồ. Theo ông Rô-bec Crây-gơ, chiến dịch quân sự của NATO ở Li-bi là “một cuộc chiến tranh xâm lược”.
Khi được hỏi, vì sao ông Rô-bec Crây-gơ lại đồng ý công bố tất cả những ý kiến đó, ông cho biết, ông hiểu được cái giá mà nước Mỹ và toàn thế giới phải trả trước các hành động của Oa-sinh-tơn ở Địa Trung Hải. Ông nói: "Khi nào Nga và Trung Quốc rút ra kết luận rằng không thể ứng xử với người Mỹ một cách hợp lý và sẽ có các hành động đối phó mà kết quả là có thể dẫn tới leo thang xung đột"./.
Phải chăng cũng là “tứ chứng nan y”?  (09/05/2011)
Uể oải như công sở "ngái... nghỉ” sau ngày Tết  (09/05/2011)
Quà Tết hay “nịnh” Tết?  (09/05/2011)
Vạ lây  (09/05/2011)
Xi-ri – Chính biến trong cục diện khác  (09/05/2011)
“Dòng chảy Phương Bắc” đã lan tỏa tới châu Âu  (09/05/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay