TCCS - Trong suốt 34 năm hình thành và phát triển, Agribank với phương châm sứ mạnh hoạt động của mình là phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Agribank với sứ mệnh đồng hành, gắn bó lĩnh vực “tam nông”
Một trong những yêu cầu đặt ra tại Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đó là hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong đó, có nhấn mạnh đến tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi, khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; hỗ trợ tín dụng cho hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ nông thôn phát triển sản xuất kinh doanh...
Nhìn lại chặng đường hơn 34 năm hình thành và phát triển, sự đóng góp của Agribank với vai trò chủ lực trên thị trường vốn và tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân khi ngân hàng luôn duy trì tỷ trọng đầu tư “tam nông” chiếm gần 70% tổng dư nợ nền kinh tế, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thị phần tín dụng đầu tư nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam có ý nghĩa kinh tế, chính trị và xã hội sâu sắc. Nhờ nguồn vốn của Agribank, nông nghiệp và nông thôn khởi sắc nhờ phá thế độc canh, chuyển dịch cơ cấu và nông dân - những “người bạn đồng hành” của Agribank ngày càng trưởng thành, biết tự vượt lên nghèo đói và vươn tới làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình.
Với sứ mệnh phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank luôn tiên phong, là ngân hàng chủ lực triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, 2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Hiện nay, Agribank cung ứng trên 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, có đóng góp tích cực phát triển thị trường thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Hơn 34 năm xây dựng và phát triển, Agribank đã duy trì được sự tăng trưởng ổn định cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tính đến tháng 6-2022, tổng nguồn vốn huy động của Agribank đạt hơn 1,62 triệu tỷ đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt hơn 1,39 triệu tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt hơn 896 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 70% tổng dư nợ. Với nền tảng tài chính vững chắc, ngân hàng luôn đồng hành cùng với người nông dân trên khắp mọi miền Tổ quốc, bảo đảm đủ nguồn vốn phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh cung ứng đủ vốn, với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với từng giai đoạn phát triển cụ thể, Agribank giúp người dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn tài chính cần thiết, nâng cao đời sống và phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần tích cực đẩy lùi nạn tín dụng đen.
Với vai trò trung gian tín dụng, Agribank đã góp phần giải quyết vấn đề việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, cải thiện đời sống của nhân dân ở khu vực nông thôn, đóng góp tích cực vào thành quả mang tính bước ngoặt của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xây dựng giai đoạn 2010 - 2020 khi đạt được các mục tiêu của chương trình sớm hơn 18 tháng so với Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đề ra và kế hoạch Quốc hội giao. Đây chính là cơ sở để Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình Mục tiêu quốc gia quyết định tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 ngay trong năm 2019 và tiếp tục đầu tư chương trình giai đoạn 2021 - 2025. Với những thành tích xuất sắc trong gần 14 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là động lực lớn tạo đà cho Agribank tiếp tục có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển “tam nông”. Thành công lớn nhất của chương trình này là thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm của người nông dân từ sản xuất manh mún nhỏ lẻ chuyển sang liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao, góp phần phát triển kinh tế địa phương và thực hiện thắng lợi chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đây là minh chứng rõ nét cho những đóng góp quan trọng của Agribank trong thành tựu hơn 34 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong vai trò cung ứng nguồn vốn tín dụng phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nông thôn.
Tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn
Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh giai đoạn đại dịch COVID-19, song Agribank vẫn tiếp tục khẳng định được vai trò “huyết mạch” trong phát triển “tam nông” và nền kinh tế đất nước, quyết tâm làm tròn nhiệm vụ chính trị, vai trò của ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Toàn hệ thống Agribank đồng lòng cùng Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành tìm mọi cách quyết liệt thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, bảo đảm hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng, chống dịch và sản xuất kinh doanh, góp phần đưa đất nước thích ứng an toàn, hiệu quả trong trạng thái “bình thường mới”.
Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, ngay từ đầu năm Agribank kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và nhiều chương trình giảm lãi, giảm phí góp phần hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo lực bẩy tăng trưởng kinh tế. Qua đó khẳng định vai trò của ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Lãnh đạo Agribank cho biết, trong giai đoạn 2 năm qua, toàn ngành Ngân hàng, trong đó có Agribank đã dồn toàn lực để tiết giảm chi phí, kiểm soát chất lượng tín dụng, đồng thời hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn của dịch COVID-19.
Thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước các ngân hàng thương mại đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay với tổng số tiền lãi giảm lũy kế từ ngày 15-7-2021 đến ngày 31-12-2021 của 16 ngân hàng là khoảng 21.244 tỷ đồng, đạt 105,13% so với cam kết. Trong đó, Agribank là ngân hàng đứng đầu trong việc giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng, với tổng số tiền lãi đã giảm là 5.512 tỷ đồng; tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,4 triệu tỷ đồng cho gần 3,5 triệu khách hàng. Đến nay, có thể khẳng định Agribank là một trong những ngân hàng thực hiện hỗ trợ lãi, phí nhiều nhất, tích cực đồng hành với khách hàng vượt qua khó khăn. Bên cạnh giảm mạnh lãi suất, Agribank thực hiện nghiêm túc cơ cấu, miễn giảm lãi cho khách hàng theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN và các thông tư sửa đổi, bổ sung của Ngân hàng Nhà nước. Lũy kế đến 31-5-2022, số dư nợ tại Agribank bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 là 259.213 tỷ đồng. Agribank đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 44.990 khách hàng với dư nợ 171.054 tỷ đồng; miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ cho 2.625 khách hàng với dư nợ 12.806 tỷ đồng...
Trước những chặng đường mới của nền nông nghiệp nói riêng và kinh tế đất nước nói chung, dù đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, lãnh đạo Agribank khẳng định, ngân hàng kiên định mục tiêu phát triển "tam nông", không ngừng nỗ lực chung tay cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, tiếp tục tạo ra những bứt phá mới trong sự nghiệp chăm lo đời sống nhân dân, đặc biệt là nông dân và phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời kỳ mới. Trong chiến lược phát triển của mình, những mục tiêu lớn luôn được Agribank xác định ưu tiên đó là: Tiên phong thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; Tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, luôn là người bạn đồng hành thủy chung, tin cậy của nông dân, nông thôn./.
Ánh Tuyết (tổng hợp)
Hoạt động kinh doanh Agribank 6 tháng đầu năm 2022: Góp phần tích cực phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội  (28/07/2022)
Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hình thức hợp đồng giữa doanh nghiệp và nông hộ  (15/04/2022)
Agribank vinh dự đạt giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2021  (31/03/2022)
Biến chuyển mới của nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở tỉnh Thái Bình  (26/03/2022)
Agribank và Vietnam Post ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện  (17/02/2022)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên