Hà Nội tăng cường chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị
TCCS - Kiểm soát chặt chẽ việc điều chỉnh quy hoạch bảo đảm điều kiện điều chỉnh theo quy định của Luật. Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật và các quy định của địa phương về việc lấy ý kiến của tổ chức cá nhân, cộng đồng, cơ quan, tổ chức có liên quan khi lập, điều chỉnh quy hoạch... là một trong trọng tâm cơ bản của thành phố Hà Nội nhằm tăng cường chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch đang được thực hiện.
Chấm dứt tình trạng vi phạm quy hoạch
Trước tình trạng Hà Nội còn tồn tại nhiều bất cập liên quan đến quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị, ví dụ như hàng trăm cư dân khu đô thị Ngoại giao đoàn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã về ở 4 - 5 năm nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do có việc chuyển nhượng hạ tầng kỹ thuật, chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư thứ cấp nhưng chưa hoàn thiện thủ tục dẫn đến không đủ điều kiện cấp sổ đỏ cho người mua nhà tại dự án... Từ những bất cập đó, ngày 1-11-2019, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 235/KH-UBND về việc tăng cường chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt trên địa bàn.
Theo đó, các cấp, các ngành thành phố tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 1-6-2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về khắc phục các hạn chế, yếu kém; nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, tăng cường kỷ cương trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố. Đồng thời, thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể: Tập trung phát huy tối đa các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ lập, trình cấp thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch phân khu, quy hoạch đô thị vệ tinh, hoàn thành trước năm 2020. Các đơn vị được giao kế hoạch quy hoạch khẩn trương lập, trình phê duyệt các quy hoạch đã được giao.
Thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì cùng các đơn vị liên quan, rà soát các nội dung cần thực hiện điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố. Bên cạnh đó, hướng dẫn ủy ban nhân dân các huyện thực hiện rà soát quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, xin ý kiến Bộ Xây dựng; hướng dẫn ủy ban nhân dân các huyện công tác thẩm định, phê duyệt các quy hoạch nông thôn, quy hoạch xây dựng khu chức năng, kiểm soát xây dựng vùng nông thôn bằng các quy hoạch chi tiết, quy chế quản lý kiến trúc; xây dựng Đề án cổng dữ liệu và thông tin dùng chung, Đề án dịch vụ công thông tin quy hoạch chung giữa Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.
Liên quan đến nâng cao chất lượng các đồ án quy hoạch, bảo đảm sử dụng đất có hiệu quả, sát với thực tiễn và yêu cầu về khu đô thị, thương mại hiện đại trong tương lai, hạn chế việc phải điều chỉnh, bổ sung khi thực hiện dự án và phát sinh vi phạm khi xây dựng công trình, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội thực hiện đúng yêu cầu của Ủy ban nhân dân thành phố.
Tương tự, kiểm soát chặt chẽ việc điều chỉnh quy hoạch bảo đảm điều kiện điều chỉnh theo quy định của Luật; thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật và các quy định của địa phương về việc lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân, cộng đồng, cơ quan tổ chức có liên quan khi lập, điều chỉnh quy hoạch.
Về rà soát, đảm bảo các điều kiện về nguồn vốn cho công tác lập quy hoạch, Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp cùng các sở Tài chính, Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội kiểm tra, rà soát báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố cụ thể để giải quyết các vướng mắc trong việc xây dựng kế hoạch bố trí vốn đầu tư cho công tác quy hoạch theo Luật Quy hoạch năm 2017, đảm bảo điều kiện cho công tác lập quy hoạch.
Đối với việc tiếp tục rà soát, cắt bỏ thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng và phát triển đô thị nhằm loại bỏ cơ chế xin cho, Ủy ban nhân dân thành phố giao Sở Tư pháp chủ trì cùng các sở, ngành rà soát rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng và phát triển đô thị, tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét hủy bỏ các thủ tục hành chính theo lĩnh vực được phân công phù hợp với quy định của pháp luật và các văn bản pháp luật hiện hành, đảm bảo phù hợp thực tiễn…
Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo sở, ngành liên quan và ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổng hợp, rà soát các trường hợp vi phạm về quy hoạch, về trật tự xây dựng trên địa bàn để phân công, chỉ đạo, tổ chức xử lý dứt điểm theo quy định của pháp luật; làm tốt công tác phòng ngừa, không để xảy ra các vi phạm nghiêm trọng. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường pháp chế trong công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng.
Cùng với việc thực hiện các nội dung trên, Ủy ban nhân dân thành phố còn chỉ đạo làm tốt việc lập, thẩm định, phê duyệt đồng bộ chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội, làm cơ sử xây dựng, tăng cường kiểm soát quá trình phát triển đô thị; tổ chức hoàn thiện hệ thống quy hoạch các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của thành phố; nâng cao chất lượng công tác đấu thầu để đảm bảo lựa chọn được đơn vị tư vấn lập quy hoạch có đủ năng lực; thực hiện nghiêm túc việc đấu thầu dự án, đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, cân đối nguồn lực đầu tư công trung hạn và hằng năm bảo đảm bố trí đủ nguồn vốn đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị, đặc biệt chú trọng đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật khi xây dựng đường giao thông đồ thị. Bảo đảm sự kết nối về hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật trong từng khu vực và toàn đô thị cũng như các khu vực phụ cận. Từng bước thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát quá trình phát triển đô thị theo các bộ chỉ tiêu về xây dựng đô thị tăng trưởng xanh, phát triển đô thị ứng phó biến đổi khí hậu. Phối hợp tham gia ý kiến xây dựng dự án luật, dự thảo văn bản hướng dẫn luật và quy định có liên quan đến công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị…
Tầm nhìn thành phố tương lai
Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Nguyễn Đức Chung, Ủy ban nhân dân thành phố đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể thực hiện trong năm 2019 và những năm tiếp theo gồm: Tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 1-6-2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về khắc phục hạn chế yếu kém, nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, tăng cường kỷ cương trong quản lý trật tự xây dựng; Lập, thẩm định, phê duyệt đồng bộ Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội, làm cơ sở xây dựng, tăng cường kiểm soát quá trình phát triển đô thị; Tổ chức hoàn thiện hệ thống quy hoạch các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của Thành phố; Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu để đảm bảo lựa chọn được đơn vị tư vấn lập quy hoạch có đủ năng lực. Thực hiện nghiêm túc việc đấu thầu dự án, đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật; Cân đối nguồn lực đầu tư công trung hạn và hàng năm đảm bảo bố trí đủ nguồn vốn đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị. Đặc biệt, chú trọng đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật khi xây dựng đường giao thông đô thị. Bảo đảm sự kết nối về hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật trong từng khu vực và toàn đô thị cũng như khu vực phụ cận; Từng bước thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát quá trình phát triển đô thị theo các bộ chỉ tiêu về xây dựng đô thị tăng trưởng xanh, phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu; Phối hợp tham gia ý kiến xây dựng dự án Luật, dự thảo văn bản hướng dẫn Luật và quy định có liên quan đến công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị.
Tiếp nối những kết quả đã đạt được trong năm 2019, bước sang năm 2020 Hà Nội đã xác định lấy việc đẩy mạnh và tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, đưa hệ thống chính trị vào cuộc, vận động để người dân biết và chấp hành các quy định của pháp luật là một trong những nhiệm vụ cần ưu tiên thực hiện. Ngoài ra, nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực, ngăn chặn phát sinh những vi phạm mới, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát xây dựng theo quy hoạch, theo giấy phép xây dựng tại các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở. Đặc biệt là trên các tuyến phố, tuyến đường, nút giao thông, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm trên đất nông nghiệp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Tập trung xử lý kiên quyết, dứt điểm ngay từ đầu các vi phạm liên quan đến việc sử dụng đất. Đồng thời, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Ban Chỉ đạo 197, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng lòng đường, hè phố theo quy định của pháp luật và kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Hội đồng nhân dân thành phố cũng tổng kết, trong công tác quy hoạch đất đai, quản lý đô thị, an ninh trật tự, môi trường, tại kỳ họp Hội đồng nhân dân Thành phố vừa diễn ra đã có 19 ý kiến xung quanh việc quy hoạch khu sông Hồng, sông Đuống, thực hiện cải tạo chung cư cũ, quản lý nhà chung cư tái định cư, vấn đề ùn tắc giao thông, công tác duy tu, bảo dưỡng hạ tầng giao thông, tình trạng lấn chiếm lòng đường vỉa hè, việc vi phạm lấn chiếm xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp, vấn đề vi phạm môi trường. Đại biểu đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố có giải pháp hữu hiệu tập trung nguồn lực để sớm khắc phục tình trạng này, đồng thời, đẩy nhanh tiến độ di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi nội đô. Các đại biểu cũng đề nghị tập trung giải quyết đơn thư, giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố, tập trung trả lời kiến nghị cử tri đúng, trúng và rõ trách nhiệm, rõ thời gian giải quyết.
Nhằm triển khai cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định 1259/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố đã tập trung chỉ đạo nghiên cứu lập, phê duyệt các quy hoạch chung (đô thị vệ tinh, huyện, thị trấn), quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc, các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, các chương trình, kế hoạch, giải pháp quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt… bước đầu đã đạt những kết quả nhất định, tạo sự chuyển biến tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội. Tuy nhiên, công tác quy hoạch xây dựng, quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt trên địa bàn thành phố Hà Nội còn tồn tại một số bất cập như chất lượng đồ án quy hoạch chưa cao, thiếu đồng bộ, tính khả thi chưa cao, việc điều chỉnh quy hoạch còn khá phổ biến, việc phát triển đô thị theo quy hoạch còn thiếu kiểm soát, Hà Nội còn chưa hoàn thành chương trình kế hoạch phát triển đô thị, thiếu nguồn lực và các điều kiện thực hiện quy hoạch…/.
Gặp mặt, chúc mừng nguyên lãnh đạo ngành giáo dục; các đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam  (20/11/2019)
Thương mại, thị trường Hà Nội - 65 năm, một chặng đường nhìn lại  (14/11/2019)
Vốn tín dụng chính sách - một trụ cột trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại Thái Bình  (13/11/2019)
Thành phố Hà Nội nỗ lực khắc phục ô nhiễm sông, hồ  (03/11/2019)
- Quyết tâm đưa Vĩnh Phúc cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Tỉnh Vĩnh Phúc và iMarket Việt Nam ký kết Bản ghi nhớ về việc nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp và sân golf
- Vĩnh Phúc sẽ phân bổ, giao chi tiết vốn đầu tư công năm 2025 cho các dự án trước ngày 31-12-2024
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc: Phấn đấu năm 2025 nằm trong top 10 về chuyển đổi số
- Vĩnh Phúc: Tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm tiểu thủ công nghiệp
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm