Hà Nội: Tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính
TCCS - Năm 2022, thành phố Hà Nội tiếp tục xây dựng, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số. Thành phố xác định bước đầu chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước thành phố, chuyển đổi cách thức tổ chức, vận hành, môi trường làm việc của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ. Do đó, cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, hướng đến sự công khai, minh bạch, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Nhiệm vụ trọng tâm
Hà Nội là đô thị lớn của cả nước với hơn 8,5 triệu người dân, có hơn 335.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động, vì vậy, nhu cầu về giải quyết thủ tục hành chính hằng ngày cho người dân, doanh nghiệp là rất lớn. Thành phố luôn coi công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Đồng thời xem đây là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực người đứng đầu, đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức và gắn với công tác thi đua, khen thưởng.
Từ tháng 10-2021 đến tháng 4-2022, Hà Nội đã triển khai xác định Chỉ số Cải cách hành chính năm 2021 của các cơ quan, đơn vị trên cơ sở Bộ chỉ số Cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025. Các bước triển khai được thực hiện bài bản, bảo đảm tính khách quan, minh bạch, cụ thể. Theo kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2021, Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 của các sở, cơ quan tương đương sở bao gồm: dẫn đầu là Sở Tài chính đạt 89,83%; 4 đơn vị tiếp theo là các sở Lao động - Thương binh và Xã hội (89,71%); Nội vụ (88,76%); Tư pháp (87,92%); Giao thông Vận tải (87,78%). Đơn vị có chỉ số thấp nhất là Sở Tài nguyên và Môi trường đạt 68,11%. Đối với Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 ủy ban nhân dân khối quận, huyện, thị xã: dẫn đầu là quận Cầu Giấy đạt 95,24%. 4 đơn vị tiếp theo là các quận Hoàn Kiếm (93,19%), Long Biên (93,01%), Đống Đa (92,65%), Tây Hồ (92,4%). Đơn vị có chỉ số thấp nhất khối quận, huyện, thị xã là huyện Thường Tín (87,16%). Việc triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 của các đơn vị hành chính thành phố được đánh giá khoa học, khách quan và minh bạch. Cùng với sự công tâm của hội đồng đánh giá, quy trình đánh giá được thực hiện chặt chẽ, các đơn vị được giải trình, bổ sung tài liệu kiểm chứng để bảo đảm kết quả đánh giá trung thực những tồn tại, hạn chế, cũng như nêu rõ những kết quả tích cực, phản ánh chân thực bức tranh cải cách hành chính toàn thành phố.
Giai đoạn 2021 - 2030, thành phố sẽ tập trung phát triển mạnh mẽ chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; đổi mới căn bản, toàn diện tư duy quản lý, điều hành của chính quyền, đặc biệt là công tác cải cách hành chính, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Các quận, huyện, thị xã tập trung tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, coi công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị. Hằng năm, lấy kết quả chỉ số cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực người đứng đầu; đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức và gắn với công tác thi đua, khen thưởng. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra việc thực hiện cải cách hành chính, xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm trách nhiệm thực thi công vụ, gây nhũng nhiễu, khó khăn, phiền hà cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân…
Cải thiện sự hài lòng của nhân dân về thủ tục hành chính
Nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số đánh giá về tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý phản ánh kiến nghị trong Chỉ số SIPAS của thành phố năm 2022 và những năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 181-KH/UBND, ngày 29-6-2022, về khắc phục, cải thiện nâng cao sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh và đời sống nhân dân. Kế hoạch nhằm tăng cường nhận thức và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức của các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã trong việc tiếp nhận và xử lý ý kiến góp ý, phản ánh kiến nghị của người dân, tổ chức. Mục tiêu nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số hài lòng về tiếp nhận và xử lý ý kiến góp ý phản ánh, kiến nghị tăng ở cả 4 chỉ tiêu thành phần, nâng tổng số điểm tỷ lệ chung đạt trên 85 điểm); cải thiện, nâng cao 3/4 chỉ số thành phần chưa có sự cải thiện, điểm số thấp. Phấn đấu tỷ lệ hài lòng về tiếp nhận và xử lý ý kiến góp ý phản ánh, kiến nghị tăng cao, góp phần vào tỷ lệ hài lòng chung về sự phục vụ hành chính của thành phố năm 2022 tăng hạng cao so với năm 2021, chỉ số hài lòng của người dân và tổ chức có sự cải thiện cả về tỷ lệ hài lòng chung và thứ bậc.
Việc thực hiện kế hoạch phải đồng bộ, thống nhất, phù hợp với các nội dung, tiêu chí trong Kế hoạch cải thiện, nâng cao Chỉ số PAR INDEX, Chỉ số SIPAS của thành phố và các kế hoạch, chương trình cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính của thành phố. Các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã đánh giá đúng thực trạng, kết quả thực hiện các nội dung nhiệm vụ trong công tác cải cách thủ tục hành chính, việc thực hiện tiếp nhận và xử lý các phản ánh kiến nghị về quy định hành chính, thủ tục hành chính và các phản ánh, kiến nghị khác có liên quan để từ đó có những giải pháp, cách thức thực hiện hiệu quả. Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc triển khai, thực hiện, nhằm đạt mục đích đề ra. Chỉ số hài lòng về việc tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý phản ánh kiến nghị liên quan đến thủ tục hành chính tăng ít nhất từ 3% đến 5% so với năm 2021 (năm 2021 là 79,73%).
Theo đó, thành phố sẽ ban hành Quy chế về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, hành vi hành chính tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của thành phố nhằm đưa ra quy chế chung, thống nhất trong việc thực hiện tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, hành vi hành chính và việc thực hiện các thủ tục hành chính tại các cơ quan thuộc phạm vi quản lý của thành phố. Tổ chức thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị liên quan đến quy định hành chính, thủ tục hành chính và công khai kết quả xử lý phản ánh kiến nghị theo quy định của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung) và Nghị định số 20/2008/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung) của Chính phủ. Bảo đảm 100% kiến nghị, phản ánh về thủ tục hành chính được tiếp nhận, chuyển xử lý và xử lý đúng thời hạn. Bảo đảm điểm tối đa tiêu chí “Tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị” trong Chỉ số Cải cách hành chính hằng năm của thành phố. Nâng cao tỷ lệ hài lòng về tiêu chí “Cơ quan có bố trí hình thức tiếp nhận góp ý, phản ánh, kiến nghị”. Tỷ lệ hài lòng về tiêu chí “Cơ quan có bố trí hình thức tiếp nhận góp ý, phản ánh, kiến nghị tăng ít nhất từ 3% đến 5% so với năm 2021 (năm 2021 đạt 82.12/100 điểm)
Sở Thông tin và Truyền thông cần đưa vào nội dung truyền thông về công tác cải cách hành chính chung của thành phố; thực hiện hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện truyền thông cơ sở. Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện công tác truyền thông theo kế hoạch thông tin, tuyên truyền về kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; xây dựng và biên soạn các tờ rơi, tờ gấp liên quan tới việc tổ chức và các hình thức, cách thức thực hiện tiếp nhận các góp ý, phản ánh kiến nghị của công dân, tổ chức; phối hợp với các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội thực hiện công tác truyền thông, vận động và hướng dẫn việc thực hiện các nội dung về công tác tiếp nhận, xử lý góp ý phản ánh, kiến nghị. Các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã cần tổ chức thực hiện công tác truyền thông theo các hình thức, cách thức phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị để người dân biết và thực hiện./.
Quận Ba Đình phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong công tác phòng, chống và đẩy lùi dịch bệnh COVID-19  (29/08/2022)
Cải cách thủ tục hành chính để nâng cao hiệu quả đầu tư công trong xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị thành phố Hà Nội  (28/08/2022)
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay