Củng cố và tạo lập nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững trong bối cảnh mới ở Việt Nam
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao chủ đề của hội thảo khi cho rằng trước đây, các hội thảo chỉ tập trung bàn về tăng trưởng bền vững nhưng hội thảo này bàn tới vấn đề tạo lập nền tảng cho cả tăng trưởng nhanh và bền vững.
Với hội thảo này, Phó Thủ tướng cho rằng sẽ có ý nghĩa quan trọng để đóng góp vào quá trình tổng kết 30 năm thực hiện Cương lĩnh Đại hội Đảng năm 1991 về xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, đánh giá tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm phòng an ninh giai đoạn 2011 - 2020 và xây dựng Chiến lược cho giai đoạn 2020 - 2030.
Chia sẻ với các nhà quản lý, nhà khoa học kinh tế, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ mong muốn hội thảo tập trung bàn luận kỹ về nội hàm của phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở Việt Nam, trong đó có yêu cầu vừa phát triển bền vững, vừa phát triển nhanh để bảo đảm đất nước không tụt hậu với các nước trong khu vực.
Các căng thẳng địa - chính trị trên thế giới và trong khu vực đang diễn biến khó lường, sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay vừa mang lại lợi ích vừa có thách thức to lớn đi kèm. “Chúng ta phải hành xử như thế nào với cuộc cách mạng khoa học này khi mà ta chưa tạo được đột phá khi thực hiện Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin và mạnh bằng công nghệ thông tin?”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu vấn đề.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng chia sẻ với các nhà khoa học khi nền kinh tế đang có độ mở rất lớn (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bằng 193% GDP năm 2017) nên dễ chịu tác động của các bất ổn của thế giới. “Chúng tôi đang lo ngại chu kỳ “khủng hoảng 10 năm”. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ: Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Công Thương,… xây dựng báo cáo đánh giá rõ rủi ro, thách thức Việt Nam phải đối mặt từ nay tới năm 2020 và những năm tiếp theo, các bộ sắp hoàn thành báo cáo, phải chăng ổn định kinh tế vĩ mô phải là nhiệm vụ hàng đầu. Đây cũng là vấn đề các nhà khoa học tiếp tục cho ý kiến”.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cho rằng Việt Nam cần tiếp tục cơ cấu lại các thị trường xuất khẩu cũ và mở rộng thị trường sang các khu vực, quốc gia khác, không thể loay hoay chỉ có 10 thị trường chính như hiện nay. Với thị trường trong nước, Phó Thủ tướng cho rằng hai năm qua tăng trưởng trên 10%/năm nhưng cơ sở hạ tầng của thị trường nội địa còn yếu kém, cần phải được tập trung làm rõ, tạo nền tảng vững chắc cho thị trường này.
Trong điều kiện Chính phủ thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, điều hành chính sách kinh tế tài khoá, tiền tệ chặt chẽ, nền kinh tế không còn phụ thuộc vào công nghiệp khai khoáng, giải ngân vốn đầu tư công gặp nhiều khó khăn mà tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Phó Thủ tướng mong muốn các nhà khoa học làm rõ các yếu tố trên, đánh giá liệu nền kinh tế đã chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế thực?
Các nhà khoa học cũng cần hiến kế gia tăng tính gắn kết trong phát triển kinh tế, xã hội và môi trường dựa trên nguyên tắc “không đánh đổi phát triển kinh tế để hủy hoại môi trường, không để ai phải thụt lại ở phía sau”; tính kết nối giữa khu vực FDI và các khu vực khác trong nền kinh tế trên quan điểm “ngoại lực là quan trọng, nội lực là quyết định”.
Phó Thủ tướng cho biết thêm, tăng trưởng kinh tế cải thiện nhưng giá trị gia tăng của nền kinh tế lại giảm đi. “Phải chăng ta đang dịch chuyển kinh tế sang khu vực 2, 3 đòi hỏi phải đầu tư ban đầu cao hơn khu vực 1 và thời gian quay vòng lâu hơn? Ngay cả trong khu vực 1, nền sản xuất, xuất khẩu chuyển từ cây ngắn ngày sang cây dài ngày cũng cần phải đầu tư cao hơn nên hiện nay giá trị gia tăng mang lại còn đang thấp?”
“Ta nói nhiều nâng cao năng lực cạnh tranh, nhưng ít nói tới phát triển các thị trường như thị trường tài chính - vốn, lao động, khoa học công nghệ, hàng hoá - dịch vụ và thị trường bất động sản. Các quy chuẩn của thị trường phải được xây dựng như thế nào?”, theo Phó Thủ tướng.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng cho rằng các chỉ tiêu về sự bền vững của nền kinh tế là chưa có, Chính phủ mong muốn “đặt hàng” các nhà khoa học về nội dung này./.
Hội nghị thượng đỉnh G7: Căng thẳng và kịch tính đến phút cuối  (10/06/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Canada  (10/06/2018)
Thấm nhuần tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước  (10/06/2018)
Tiềm năng và triển vọng lớn trong quan hệ giữa Canada và Việt Nam  (10/06/2018)
Hải Phòng muốn hợp tác với Micronesia về lĩnh vực kinh tế biển  (09/06/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển