Nhớ đồng chí Trần Phú “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”
Trần Phú quê ở Đức Thọ, Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên ở Tuy An, Phú Yên. Được nuôi dạy trong một gia đình có học, giàu lòng yêu nước, tuy bố mẹ mất sớm, gia đình gặp khó khăn, nhưng Trần Phú vẫn được anh, chị trong gia đình cho học hành đến nơi đến chốn. Sớm trở thành thầy giáo, Trần Phú được bổ nhiệm về dạy ở trường Cao Xuân Dục (Vinh, Nghệ An). Ở đây, Trần Phú gặp nhiều thanh niên yêu nước, tha thiết tìm đường chống thực dân, cứu nước. Vốn ảnh hưởng tinh thần dân tộc của người cha, Trần Phú có những tiếp xúc đầu tiên với chủ nghĩa Cộng sản. Năm 1925, ông cùng một số bạn bè trẻ tuổi thành lập Hội Phục Việt, sau đổi là Hội Hưng Nam rồi lại đổi thành Việt Nam Cách mạng Đảng. Năm 1926, Trần Phú đại diện cho Việt Nam Cách mạng Đảng sang Quảng Châu (Trung Quốc) bàn việc hợp nhất với Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, một tổ chức cách mạng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc thành lập. Sang đến Quảng Châu, Trần Phú được tham dự lớp huấn luyện chính trị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc và Tổng bộ Thanh niên tổ chức. Qua học tập, đồng chí Trần Phú đã được giác ngộ cách mạng từ đồng chí Nguyễn Ái Quốc, được trang bị lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin và được đứng trong tổ chức Thanh niên. Đồng chí Trần Phú bắt đầu cuộc đời chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam, vì lý tưởng cao cả của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Sau khi học xong lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu, Trần Phú trở về nước tiếp tục hoạt động. Lúc này, địch đang truy lùng ráo riết Trần Phú. Trước tình hình đó, các đồng chí ở Trung Kỳ yêu cầu Trần Phú tạm lánh ra nước ngoài hoạt động. Đồng chí Trần Phú trở lại Quảng Châu, làm việc tại cơ quan Tổng bộ Thanh niên. Trong tình hình biến đổi của thế giới, việc đào tạo cho cán bộ Việt Nam được đặt ra cấp bách. Ngoài lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, đồng chí Nguyễn Ái Quốc còn chủ trương cử một số đồng chí trẻ, có năng lực sang học tại Liên Xô. Đồng chí Trần Phú được cử sang học tại Trường Đại học Phương Đông Mát-xcơ-va. Trong thời gian học tại đây, đồng chí Trần Phú tiếp thu được nhiều kiến thức về chủ nghĩa xã hội khoa học, về phương pháp lãnh đạo, được nghiên cứu trong Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lê-nin. Cũng tại Trường Đại học Phương Đông, đồng chí Trần Phú được kết nạp vào Đảng Cộng sản và theo giới thiệu của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đồng chí làm Bí thư chi bộ Đông Dương tại trường. Sau 3 năm học tập tại Trường Phương Đông, đồng chí Trần Phú về nước vào năm 1930 để tiếp tục hoạt động. Lúc này, ở trong nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập với Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Với lý luận mới được trang bị, ngay sau khi về nước, đồng chí Trần Phú đã tiến hành ngay các cuộc khảo sát thực tế tại một số địa phương, những cơ sở tập trung công nhân, nông dân như Nam Định, Hải Phòng, Hà Nam, Hà Nội,… Qua đợt khảo sát thực tế này, đồng chí Trần Phú nhận ra rằng tinh thần cách mạng và yêu nước của nhân dân ta vẫn đang âm ỉ cháy, chỉ cần ngọn lửa của Đảng thổi vào là tinh thần ấy sẽ bùng lên. Để phát động phong trào, củng cố phong trào cần có cơ sở Đảng, các hội quần chúng thật tốt. Cần đoàn kết các hội công nhân, nông dân và các lực lượng yêu nước khác trong nhân dân, hướng cho quần chúng chuẩn bị tinh thần để khi thời cơ đến có thể hành động ngay.
Qua một thời gian hoạt động, đồng chí Trần Phú được cử vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời và được Trung ương lâm thời phân công soạn dự thảo Luận cương chính trị. Đây là thời kỳ người Cộng sản trẻ tuổi Trần Phú phát huy vốn hiểu biết trong học tập chính trị và vốn sống sau những năm lăn lộn với phong trào quần chúng ở các vùng Bắc, Trung, Nam của đất nước để vạch ra một hướng đi lâu dài, hợp quy luật của một Đảng cách mạng, một Đảng của quần chúng công nông. Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương được thảo luận và thông qua tại Hội nghị Trung ương của Đảng họp tháng 10-1930 tại Hồng Công. Cũng tại Hội nghị này, đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng. Năm ấy, đồng chí vừa tròn 26 tuổi. Đánh giá bản Luận cương chính trị, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Trong bản Luận cương cách mạng tư sản dân quyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập, người cày có ruộng. Cương lĩnh ấy rất hợp với nguyện vọng tha thiết của đại đa số nhân dân ta là nông dân”(1).
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) do đồng chí Trần Phú khởi thảo đã góp phần tạo nền móng vững chắc, lâu dài cho đường lối cách mạng Việt Nam. Nắm vững và trung thành với những quan điểm đúng đắn của Luận cương chính trị của Đảng vạch ra năm 1930, Đảng ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Hồ Chủ tịch và Ban Chấp hành Trung ương qua các thời kỳ đã lãnh đạo nhân dân vượt qua các giai đoạn cách mạng kể cả thời kỳ đen tối nhất. Một Đảng mạnh khi có cương lĩnh chính trị đúng, hợp xu thế phát triển của thời đại, được quần chúng ủng hộ. Đảng ta, với Luận cương chính trị đúng đắn của mình đã làm được điều đó. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành trong cả nước từ năm 1975, đất nước đã được thống nhất, nước ta đã bước sang thời kỳ mới, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Dưới ánh sáng của bản Luận cương chính trị của Đảng năm 1930, các Đại hội nối tiếp của Đảng liên tục bổ sung và hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới.
Đảng ta đã bước vào tuổi 84, đất nước ta gần 30 năm đổi mới theo đường lối của Đảng đã đạt được những thành quả to lớn trong kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… Từ những thành tựu đó, vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Nhưng tình hình chính trị và kinh tế trên thế giới đang có những diễn biến phức tạp. Lúc này, bên cạnh những thuận lợi thì khó khăn, thách thức cũng không ít. Cùng với nhân dân, những người Cộng sản phải biết nắm lấy thời cơ, vượt qua thách thức, đấu tranh với cả chính mình về sự suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống để một lòng một dạ vì nhân dân, đất nước. Đất nước đổi mới đang hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc tế và nhiều lĩnh vực khác. Môi trường này rất mới với chúng ta, có rất nhiều thách thức và cám dỗ. Với kẻ thù này, chúng ta phải chiến đấu bằng cả tinh thần, trí tuệ, chí khí chiến đấu và ngay cả chính bản thân mình. Hãy thực hiện lời trăng trối tâm huyết trước khi hy sinh của Tổng Bí thư Trần Phú: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”, trong cuộc chiến đấu mới. Đó chính là bản lĩnh của người Cộng sản, là kỷ niệm thiết thực nhất của chúng ta đối với người Cộng sản kiên cường, người con yêu quý của Đảng và nhân dân, đồng chí Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta: Trần Phú./.
--------------------------------------
Chú thích:
(1) Đồng chí bị địch bắt khi đang chủ trì một cuộc họp quan trọng của Đảng tại Sài Gòn ngày 18-4-1931 và hy sinh ngày 06-9-1931 khi mới 27 tuổi
(2) Nguồn: http/w.w.w.dangcongsan.vn
Thủ tướng Hàn Quốc từ chức sau thảm kịch chìm phà SEWOL  (27/04/2014)
Giao lưu “Ký ức Điện Biên” - ký ức thời làm báo chiến tranh  (27/04/2014)
Giao lưu “Ký ức Điện Biên” - ký ức thời làm báo chiến tranh  (27/04/2014)
Quảng Bình đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh  (27/04/2014)
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Thủ đô sẽ "chiến đấu" với dịch sởi đến cùng  (27/04/2014)
Căng thẳng leo thang ở Ukraine  (27/04/2014)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên