Đừng quên sự trung thực
22:28, ngày 04-01-2019
TCCSĐT - Trong buổi họp tiếp xúc cử tri gần đây ở xã Chu Hồng, cử tri Long giơ tay đến lần thứ tư thì được ban tổ chức mời phát biểu. Khác với những cử tri đã “đăng đàn” trước đó, ông Long không dẫn vấn đề dài dòng mà thẳng thắn đặt câu hỏi rất ngắn.
- Trước vấn đề khuyết điểm của cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy chính quyền các cấp ngày càng nhiều, mức độ ngày càng nghiêm trọng, phạm vi ngày càng rộng và có sự liên kết mang tính tổ chức ngày càng rõ; tôi cho rằng đó là biểu hiện của hiện tượng cán bộ thiếu trung thực với dân với tổ chức Đảng. Vậy, tôi xin hỏi, việc đánh giá sự trung thực của các bộ trong Đảng như thế nào, cách thức tiến hành ra sao?
Mặc dù bất ngờ trước câu hỏi này, nhưng người của ban tổ chức cũng đứng lên trả lời cử tri Long rằng, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp được tiến hành theo quy trình thống nhất, thông qua chỉ đạo của Đảng từ Trung ương xuống đến cơ sở. Mỗi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp đều quy định rõ các điều kiện cần và đủ về học vấn, phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn, uy tín... Trung thực của cán bộ chỉ là một tiêu chí nằm trong phẩm chất đạo đức nên các văn bản chỉ đạo của Đảng ít nhắc cụ thể vấn đề này.
Cử tri Long tiếp tục tranh luận rằng, mỗi người Việt Nam đều thuộc lòng 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng từ khi bắt đầu đi học. Trong đó Bác có dạy cần phải “thật thà”. Đây chính là một biểu hiện cơ bản của tính “trung thực”. Thật thà, trung thực được biểu hiệu qua phương pháp mà cán bộ tiến hành công việc, qua giải quyết các mối quan hệ và qua tiếp xúc với nhân dân... Thời gian qua, rất nhiều những “con sâu”, “con mọt” trong bộ máy công quyền bị “lôi ra ánh sáng” đã cho thấy rằng, đức tính thật thà, trung thực được họ sử dụng vào mục đích làm lợi cho cá nhân và nhóm người chứ không phải cho dân, cho nước. Vấn đề là tại sao Đảng ta không cập nhật, coi trung thực là tiêu chí đánh giá cán bộ để kiểm soát. Cử tri Long nhấn mạnh: “Đề nghị các đại biểu chuyển ý kiến của tôi đến với các cấp có thẩm quyền”.
Tôi được biết về câu chuyện này qua chính lời kể của cử tri Long, đúng vào chiều hôm mà Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh gặp gỡ nhân dân Thủ Thiêm lần thứ hai vừa qua. Cử tri Long phấn khởi vì suy nghĩ của mình đồng quan điểm với nhiều người dân địa phương. Ông viện dẫn, theo lời một bài viết trên một tờ báo, tại đây, những người dân Thủ thiêm đã đề nghị chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cần phải trung thực với nhân dân. Họ cho rằng, các nhiệm kỳ trước, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã không trung thực trong vấn đề quy hoạch Thủ Thiêm, dẫn đến làm lợi cho một bộ phận người có tiền và lại làm hại nhiều hộ dân địa phương.
Trung thực vốn là một đức tính của con người được hình thành trong cuộc sống, trong lao động, học tập, rèn luyện, công tác và trong giải quyết các mỗi quan hệ hằng ngày. Một con người trung thực là thành thực với chính mình, với người khác, luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức chân thật trong mỗi lời nói, cử chỉ và hành động. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất tạo nên giá trị của một con người chân chính.
Phân tích như vậy để thấy rõ ràng là, ở mỗi người, đức tính thật thà, trung thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là cơ sở để kết giao, tạo ra niềm tin và xây dựng uy tín với cá nhân, tập thể xã hội. Tính trung thực giúp con người trở nên đáng tin cậy trong mọi mối quan hệ, giao dịch, đó là sức mạnh lớn nhất để thuyết phục người khác. Người trung thực không chấp nhận gian dối trong bất kì việc gì. Trung thực làm nên nhân cách con người. Có thể nói rằng, sự trung thực là một phẩm chất quan trọng hàng đầu trên hành trình hiện thực hóa ước mơ của mỗi cá nhân.
Đối với công dân bình thường, sự thật thà, trung thực đã có ý nghĩa lớn như vậy thì đối với cán bộ của Đảng trong bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, trung thực được nhìn nhận như là phẩm chất quan trọng hàng đầu. Bởi việc dấn thân vào con đường làm cán bộ của Đảng là tự nguyện hiến dâng, đi theo mục tiêu, lý tưởng và luôn sẵn sàng cống hiến, hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích quốc gia, dân tộc, đất nước. Những vấn đề này đã được hiện diện đầy đủ trong Điều lệ Đảng hiện hành và trong những lời dạy hết sức ý nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thế nhưng, ngày nay, trước sự tác oai tác quái của xã hội sùng ái vật chất, trong cơ quan công quyền từ Trung ương đến địa phương đang xuất hiện ngày càng nhiều cán bộ, công chức, viên chức thiếu thật thà, trung thực và thừa mưu mô cũng như những thủ đoạn nhằm trục lợi và liên kết trục lợi từ cơ chế chính sách hoặc “bán” thông tin của Nhà nước. Trải qua thời gian, những cán bộ “con lươn, con trạch” vẫn luôn có đất dụng võ, sống khỏe, tồn tại và phát triển, được giao đảm nhận các vị trí công tác và luôn chờ cơ hội để trục lợi mà chưa bị đưa ra ánh sáng. Hiện tượng cán bộ “giàu nhanh”, “giàu ngầm”, vô cảm với nhân dân, xa dân, hành dân... là những sự thật nhức nhối trong xã hội đã làm cho niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng bị mai một và ngày càng roãng rộng, là cớ để cho các thế lực thù địch vin vào và khoét sâu mâu thuẫn.
Thực tế, những cán bộ thiếu thật thà, thiếu trung thực vi phạm khuyết điểm, vi phạm kỷ luật đã bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý. Vì không thật thà, trung thực nên họ đã tự hủy hoại các mối liên hệ, kể cả đối với những người thân. Do vậy, muốn cho tiếng thơm được lưu danh muôn đời, muốn cho kết quả cống hiến được bền vững dài lâu thì mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy chính quyền từ Trung ương tới địa phương không ngừng tu dưỡng, tự rèn luyện và không để chủ nghĩa cá nhân trỗi dậy, phát tán, đè bẹp sự thật thà, trung thực./.
Mặc dù bất ngờ trước câu hỏi này, nhưng người của ban tổ chức cũng đứng lên trả lời cử tri Long rằng, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp được tiến hành theo quy trình thống nhất, thông qua chỉ đạo của Đảng từ Trung ương xuống đến cơ sở. Mỗi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp đều quy định rõ các điều kiện cần và đủ về học vấn, phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn, uy tín... Trung thực của cán bộ chỉ là một tiêu chí nằm trong phẩm chất đạo đức nên các văn bản chỉ đạo của Đảng ít nhắc cụ thể vấn đề này.
Cử tri Long tiếp tục tranh luận rằng, mỗi người Việt Nam đều thuộc lòng 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng từ khi bắt đầu đi học. Trong đó Bác có dạy cần phải “thật thà”. Đây chính là một biểu hiện cơ bản của tính “trung thực”. Thật thà, trung thực được biểu hiệu qua phương pháp mà cán bộ tiến hành công việc, qua giải quyết các mối quan hệ và qua tiếp xúc với nhân dân... Thời gian qua, rất nhiều những “con sâu”, “con mọt” trong bộ máy công quyền bị “lôi ra ánh sáng” đã cho thấy rằng, đức tính thật thà, trung thực được họ sử dụng vào mục đích làm lợi cho cá nhân và nhóm người chứ không phải cho dân, cho nước. Vấn đề là tại sao Đảng ta không cập nhật, coi trung thực là tiêu chí đánh giá cán bộ để kiểm soát. Cử tri Long nhấn mạnh: “Đề nghị các đại biểu chuyển ý kiến của tôi đến với các cấp có thẩm quyền”.
Tôi được biết về câu chuyện này qua chính lời kể của cử tri Long, đúng vào chiều hôm mà Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh gặp gỡ nhân dân Thủ Thiêm lần thứ hai vừa qua. Cử tri Long phấn khởi vì suy nghĩ của mình đồng quan điểm với nhiều người dân địa phương. Ông viện dẫn, theo lời một bài viết trên một tờ báo, tại đây, những người dân Thủ thiêm đã đề nghị chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cần phải trung thực với nhân dân. Họ cho rằng, các nhiệm kỳ trước, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã không trung thực trong vấn đề quy hoạch Thủ Thiêm, dẫn đến làm lợi cho một bộ phận người có tiền và lại làm hại nhiều hộ dân địa phương.
Trung thực vốn là một đức tính của con người được hình thành trong cuộc sống, trong lao động, học tập, rèn luyện, công tác và trong giải quyết các mỗi quan hệ hằng ngày. Một con người trung thực là thành thực với chính mình, với người khác, luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức chân thật trong mỗi lời nói, cử chỉ và hành động. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất tạo nên giá trị của một con người chân chính.
Phân tích như vậy để thấy rõ ràng là, ở mỗi người, đức tính thật thà, trung thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng và là cơ sở để kết giao, tạo ra niềm tin và xây dựng uy tín với cá nhân, tập thể xã hội. Tính trung thực giúp con người trở nên đáng tin cậy trong mọi mối quan hệ, giao dịch, đó là sức mạnh lớn nhất để thuyết phục người khác. Người trung thực không chấp nhận gian dối trong bất kì việc gì. Trung thực làm nên nhân cách con người. Có thể nói rằng, sự trung thực là một phẩm chất quan trọng hàng đầu trên hành trình hiện thực hóa ước mơ của mỗi cá nhân.
Đối với công dân bình thường, sự thật thà, trung thực đã có ý nghĩa lớn như vậy thì đối với cán bộ của Đảng trong bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, trung thực được nhìn nhận như là phẩm chất quan trọng hàng đầu. Bởi việc dấn thân vào con đường làm cán bộ của Đảng là tự nguyện hiến dâng, đi theo mục tiêu, lý tưởng và luôn sẵn sàng cống hiến, hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích quốc gia, dân tộc, đất nước. Những vấn đề này đã được hiện diện đầy đủ trong Điều lệ Đảng hiện hành và trong những lời dạy hết sức ý nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thế nhưng, ngày nay, trước sự tác oai tác quái của xã hội sùng ái vật chất, trong cơ quan công quyền từ Trung ương đến địa phương đang xuất hiện ngày càng nhiều cán bộ, công chức, viên chức thiếu thật thà, trung thực và thừa mưu mô cũng như những thủ đoạn nhằm trục lợi và liên kết trục lợi từ cơ chế chính sách hoặc “bán” thông tin của Nhà nước. Trải qua thời gian, những cán bộ “con lươn, con trạch” vẫn luôn có đất dụng võ, sống khỏe, tồn tại và phát triển, được giao đảm nhận các vị trí công tác và luôn chờ cơ hội để trục lợi mà chưa bị đưa ra ánh sáng. Hiện tượng cán bộ “giàu nhanh”, “giàu ngầm”, vô cảm với nhân dân, xa dân, hành dân... là những sự thật nhức nhối trong xã hội đã làm cho niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng bị mai một và ngày càng roãng rộng, là cớ để cho các thế lực thù địch vin vào và khoét sâu mâu thuẫn.
Thực tế, những cán bộ thiếu thật thà, thiếu trung thực vi phạm khuyết điểm, vi phạm kỷ luật đã bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý. Vì không thật thà, trung thực nên họ đã tự hủy hoại các mối liên hệ, kể cả đối với những người thân. Do vậy, muốn cho tiếng thơm được lưu danh muôn đời, muốn cho kết quả cống hiến được bền vững dài lâu thì mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy chính quyền từ Trung ương tới địa phương không ngừng tu dưỡng, tự rèn luyện và không để chủ nghĩa cá nhân trỗi dậy, phát tán, đè bẹp sự thật thà, trung thực./.
Hoạt động của các Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng  (03/01/2019)
Điện mừng kỷ niệm Ngày Độc lập nước Cộng hòa Liên bang Myanmar  (03/01/2019)
Hội thảo quốc gia thực trạng chính sách dân tộc, định hướng xây dựng chính sách giai đoạn 2021 - 2030  (03/01/2019)
- Đoàn công tác của Tập đoàn Đèo Cả dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và Hội nghị cán bộ, viên chức năm 2024 của Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và Hội nghị cán bộ, viên chức năm 2024 của Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Thống nhất nhận thức và hành động, tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm