“Con rối”
TCCS - Chiều cuối tuần, tôi và mấy anh bạn thân ngồi “lai rai” với nhau vài ba cốc bia hơi Hà Nội và đĩa lạc luộc. Nổi hứng, “bỗng dưng” H. thao thao bất tuyệt đủ thứ trên đời, nói như thể cái gì mình cũng biết. Mà những câu chuyện của cậu ta chẳng đầu chẳng cuối, đang chuyện nọ lại xọ sang chuyện kia, nhưng chúng tôi vẫn “vểnh tai” lên nghe vì quả thực, cách kể chuyện của H. vừa hóm, vừa duyên và thỉnh thoảng xuất hiện những tình tiết hết sức bất ngờ, thú vị, làm chúng tôi cười nghiêng, cười ngả. Lại nữa, cái chuyện H. khơi ra có khi nửa thực, nửa hư khiến chúng tôi khi thì đắm đuối lắng nghe, khi thì nháo nhác, ngác ngơ.
Đang làm xôm trò cuộc vui, đột nhiên, H. dừng lại, bất ngờ hỏi chúng tôi:
- Đố các ông hiện nay tớ có biệt danh gì không?
Tôi nhanh miệng:
- Là cái ních-nêm “kẻ chém gió” mà cậu vẫn thường dùng trên “phây” chứ còn gì nữa!
H. cười chế nhạo tôi:
- “Kẻ chém gió” xưa như diễm rồi ông ơi. Bây giờ tớ có nhiều biệt danh. Nhưng khoái nhất khi người ta gọi tớ là “Trợ lý thế giới”, “Chuyên gia thời đại” và “Tiến sĩ toàn tập”!
Thấy chúng tôi trở thành những kẻ “mắt dẹt, mũi hếch, miệng méo” vì những “danh xưng” của cậu ta rất lạ tai và đầy hài hước, H. cười hề hề và giải thích liền:
- Có gì đâu, chẳng qua tớ tự biết “nổi đình, nổi đám” trước đám đông bằng cách “nói nhiều, nói đại, nói ngược, nói cho sướng mồm”, thế thôi!
- Tóm lại là cậu biết phát ngôn gây “sốc” chứ gì”?- Tôi hỏi.
H. cười mủm, rồi bảo:
- Không những gây “sốc”, mà còn biết tạo ra “hiệu ứng ngược” thông qua việc “mời mọc, lôi kéo” một số trang mạng, theo xu hướng “lá cải hóa”, a dua, bình luận như một cách “bảo kê thông tin” cho mình. Nói thật nhé, cũng có lúc chẳng biết đúng sai ra sao, hay dở thế nào, nhưng nhờ cái lợi thế hoạt ngôn, hoạt khẩu “trời cho” nên tớ cứ “bắn” không tiếc lời và… có lúc cũng cảm tưởng như mình trở thành kẻ “điếc không sợ súng”! Sau mỗi lần tớ “phát ngôn” như thế, y như rằng, dư luận lại được một phen “nổi sóng” đùng đùng. Và tất nhiên, kéo theo đó là có vài kẻ đồng tình, ủng hộ, hoan nghênh, nhưng phần đông là lên tiếng chỉ trích, phản bác.
- Vậy sau những lần bị cư dân mạng “ném đá”, dư luận chê bai, ông có rút ra bài học kinh nghiệm gì cho mình không?
H. vẫn giọng tưng tửng:
- Ôi, không gian mạng bao la thường có chỗ cho những cái “chợ trời”, chứa chấp cả những điều tạp nham, vô bổ. Còn mấy cái trang mạng “lá cải” cốt chỉ để “mua vui” cho những kẻ vô công rồi nghề, “ham hố” khám phá những điều vớ vỉn thôi mà!
Sau khi H. tự phác họa “chân dung” và cũng tự vạch “chân tướng” của mình như vậy, chúng tôi “bỗng dưng” nhìn cậu ta với ánh mắt đầy... nghi ngại và cảnh giác!
Nhưng không, “oan” cho cậu ta lắm!
Bởi thực tế, đấy chỉ là một vai “đóng thế” mà cậu ta tự nhận mình là một “diễn viên” để giúp chúng tôi hiểu thêm một “trò diễn mới” trong đời sống xã hội hôm nay.
Bởi đúng là thời gian qua, một số ít người trong xã hội (cũng có cả những người có học hàm, học vị, có chức sắc, có tiếng tăm này nọ) cứ tự cho mình cái gì cũng biết, cái gì cũng nói... khiến cho dư luận xã hội thêm rối bời. Không phải cái gì họ nói cũng sai, cũng dở, nhưng việc xuất hiện quá nhiều, tần suất và mật độ quá dày, thời điểm nói không đúng lúc, đúng chỗ... nên không phải lúc nào cũng được đông đảo dư luận xã hội đồng tình. Cá biệt, có người chỉ thích “nói ngược”, nhân danh “phản biện” nhưng nội dung thể hiện tính khoa học, tính xây dựng thì “nhạt”, còn tính chỉ trích lại “đậm”. Thậm chí có người chỉ thích xăm soi vào những mặt trái, yếu kém của xã hội để “làm toáng” lên một vấn đề “nóng” nào đó, khiến cho dư luận trở nên “hú vía” vì sự phát ngôn gây “choáng” của họ! Trong số đó, có người thích “lập ngôn” bằng những câu cố ý... khác thiên hạ; cũng có người muốn “chơi trội” bằng cách thu hút sự quan tâm của đám đông hiếu kỳ; lại có người ảo tưởng cho mình là người “thông kim bác cổ”, “kinh bang tế thế”, cái gì cũng biết, cũng đăng đàn...
Những hạng người như thế, nếu không tỉnh táo, thận trọng và biết điểm dừng đúng lúc, đúng chỗ trong phát ngôn, chính họ tự biến mình thành “con rối” cho cuộc đời... giật dây!
Bài học kinh nghiệm về tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội trong gần 30 năm đổi mới  (16/12/2014)
Bài học kinh nghiệm về tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội trong gần 30 năm đổi mới  (16/12/2014)
Tư tưởng chỉ đạo thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - Giá trị lịch sử và hiện thực  (16/12/2014)
Tư tưởng chỉ đạo thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - Giá trị lịch sử và hiện thực  (16/12/2014)
Đề án 52: Góp phần cải thiện và nâng cao sức khỏe cư dân vùng biển đảo  (16/12/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên