Tạo đà bứt phá cho tuyến hành lang kinh tế phía Tây
TCCS - Quảng Yên, Uông Bí, Đông Triều - hành lang kinh tế phía Tây của tỉnh Quảng Ninh sở hữu những giá trị phát triển đặc biệt. Dưới góc nhìn về mặt văn hóa, lịch sử, tâm linh thì dải đất phía Tây của tỉnh Quảng Ninh là nơi hội tụ những giá trị tinh thần vô giá. Bởi đó là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử trường tồn của dân tộc Việt với trận chiến trên dòng Bạch Đằng Giang huyền thoại gắn liền với cụm các di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia; có đỉnh thiêng Yên Tử, Ngọa Vân nơi đức Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành, sáng lập thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và nhập niết bàn. Dưới góc nhìn phát triển kinh tế thì dư địa đầu tư tại tuyến hành lang phía Tây này là nguồn sinh lợi bền vững với các nhà đầu tư, bởi khả năng phát triển theo hướng dịch vụ, cảng biển, logistics, đô thị hiện đại, công nghệ cao rất tiềm năng.
5 năm trước khi thực hiện đầu tư tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng và cầu Bạch Đằng, tỉnh Quảng Ninh đã báo cáo đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến thành lập Khu kinh tế ven biển Quảng Yên với cơ chế, chính sách tương đương Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng). Song cùng với đó tỉnh thúc đẩy việc triển khai tuyến đường ven sông tốc độ cao Quảng Yên - Uông Bí - Đông Triều. Tuyến giao thông kết nối 3 địa phương trên hành lang kinh tế phía Tây của tỉnh sẽ đánh thức tiềm năng, lợi thế to lớn mà mỗi địa phương đang sở hữu, giữ vai trò động lực, hạt nhân mới thúc đẩy tăng trưởng của tuyến phía Tây cũng như hạt nhân đô thị Hạ Long của tỉnh. Những nhà đầu tư chiến lược, như Vingroup, Amata, Foxconn, TCL... đều đã nhìn thấy tiềm năng đầu tư vào khu vực này nên đã có những dự án nghiên cứu rất tầm cỡ tại Quảng Yên như Hạ Long xanh, khu công nghiệp Amata, nhà máy lắp ráp linh kiện màn hình tivi, nhà máy sản xuất loa, tai nghe... và tới đây là các dự án tại Uông Bí, Đông Triều.
Để tạo đà cho sự bứt phá tuyến hành lang kinh tế khu vực phía Tây, trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tích cực phối hợp với các tỉnh, thành phố giáp ranh xây dựng, nâng cấp hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết vùng, như xây dựng cầu Triều, cầu Rừng, cầu Lại Xuân, Quốc lộ 4B... Trong định hướng phát triển giai đoạn tới, tỉnh Quảng Ninh xác định quy hoạch, triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông kết nối tuyến phía Đông của tỉnh (Cẩm Phả - Vân Đồn - Tiên Yên - Đầm Hà - Hải Hà - Móng Cái) và kết nối tuyến phía Tây của tỉnh (Hạ Long - Quảng Yên - Uông Bí - Đông Triều), gắn với quy hoạch, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả đặc biệt là quỹ đất ven biển, ven sông được hình thành dọc các tuyến giao thông có tầm nhìn dài hạn, phân kỳ đầu tư phù hợp. Riêng đối với khu vực phía Tây, phát triển hệ thống cảng và logistic trên tuyến giao thông đường biển và thủy nội địa từ Quảng Yên liên kết với các tỉnh trọng điểm và khu vực phía Bắc. Phối hợp với địa phương khác sớm đầu tư xây dựng hoàn thành các dự án cầu Rừng, cầu Lại Xuân, cầu Triều. Phát triển khu công nghiệp Việt Hưng theo hướng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, hình thành các chuỗi liên kết, chuỗi sản xuất.
Xây dựng, phát triển khu kinh tế ven biển Quảng Yên là hạt nhân, động lực tăng trưởng mới của tuyến phía Tây và tỉnh, trở thành đô thị - dịch vụ - cảng biển thông minh, hiện đại. Quy hoạch quỹ đất đủ lớn, phát triển kết cấu hạ tầng, dịch vụ sản xuất và dịch vụ xã hội đồng bộ để thu hút các dự án chế biến, chế tạo công nghệ cao, lao động có tay nghề, tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh quốc tế, trọng tâm là công nghiệp hỗ trợ, phần mềm, sinh học, dược phẩm... Phát triển cảng biển, cảng thủy nội địa, khu dịch vụ hậu cần sau cảng và logistics chất lượng cao tập trung tại Quảng Yên, Uông Bí, Đông Triều dọc tuyến đường tốc độ cao 10 làn xe...
Khởi động cho chiến lược này, vừa qua tỉnh Quảng Ninh đã khởi công xây dựng cầu Cửa Lục 1, nghe báo cáo về ý tưởng quy hoạch dự án ven sông nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với thị xã Đông Triều. Đây không chỉ là những công trình giao thông trọng điểm, động lực mới của tỉnh Quảng Ninh mà còn là sự kết nối liên hoàn, phát huy hiệu quả sau đầu tư của các dự án hạ tầng giao thông khác đã hoàn thành, đáp ứng yêu cầu mở rộng không gian phát triển của các địa phương, tạo tuyến hành lang giao thông phía Tây hiện đại của tỉnh Quảng Ninh./.
Ngành du lịch Vĩnh Phúc chuẩn bị điều kiện tốt nhất đón khách trở lại  (28/04/2020)
Để đạt được “thắng lợi kép” trong trận chiến chống COVID-19  (18/04/2020)
Kiên Giang phấn đấu trở thành tỉnh giàu, mạnh từ kinh tế biển  (07/04/2020)
Giải pháp nào cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xăng dầu?  (01/04/2020)
Tỉnh Lai Châu đẩy mạnh kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh vùng biên giới  (01/04/2020)
Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở tỉnh Quảng Ninh  (22/03/2020)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên