Việt Nam - Ấn Độ: Hữu nghị hợp tác và phát triển toàn diện
20:36, ngày 16-10-2011
TCCSĐT - Quan hệ hữu nghị truyền
thống Việt Nam - Ấn Độ đã có bề dày lịch sử, được hai nhà lãnh đạo
tiền bối kiệt xuất của hai nước là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng G.
Nê-ru (J. Nehru) tạo dựng nền móng, các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai
nước dày công vun đắp nên ngày càng đơm hoa, kết trái trên nhiều phương
diện. Hai nước hết lòng ủng hộ và giúp đỡ nhau trong công cuộc kháng
chiến giành độc lập trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất
nước, đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội ngày nay.
Việt Nam và Ấn Độ đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ vào ngày 7-01-1972. Trong gần 40 năm qua, hai nước đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Những thành tựu nổi bật
Về chính trị, ngoại giao: Trước hết, cần khẳng định hai nước Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ chính trị, ngoại giao hết sức tốt đẹp. Trong gần 40 năm qua, hai nước đã tiến hành trao đổi nhiều đoàn cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ.
Về phía Việt Nam, có các chuyến thăm Ấn Độ của Tổng Bí thư Lê Duẩn (năm 1984); Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (năm 1989); Tổng Bí thư Đỗ Mười (năm 1992); Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (năm 2003); Chủ tịch nước Trần Đức Lương (năm 1999); Thủ tướng Phạm Văn Đồng (năm 1955, 1978, 1980 và 1983); Thủ tướng Võ Văn Kiệt (năm 1997); Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (năm 2007); Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (năm 2010). Tháng 10-2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm Ấn Độ.
Trong chuyến thăm Ấn Độ năm 2003 của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, hai nước đã ký Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác toàn diện Việt Nam - Ấn Độ bước sang thế kỷ XXI. Đây là một văn kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, đề ra những định hướng lớn cho sự phát triển sâu rộng của quan hệ hai nước trong thế kỷ XXI. Ngoài quan hệ song phương, hai nước cũng tích cực hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, hợp tác Nam - Nam, ASEM, APEC, các cơ chế hợp tác của ASEAN như ARF, Cấp cao Đông Á và hợp tác sông Hằng - sông Mê Công... Để góp phần cụ thể hóa và không ngừng phát triển quan hệ hợp tác chính trị, kể từ năm 2003, hai nước đã thành lập cơ chế đối thoại chính trị thường niên giữa Bộ Ngoại giao hai nước. Cơ chế này đã trở thành một kênh trao đổi thường xuyên và có hiệu quả giữa hai nước về các vấn đề chính trị quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.
Tháng 7-2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thăm chính thức Ấn Độ. Trong chuyến thăm này, lãnh đạo hai nước bàn và thống nhất những chủ trương quan trọng để tạo ra những bước chuyển lớn, đặc biệt quyết định nâng quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược. Quyết định đó đã và đang góp phần quan trọng đưa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam - Ấn Độ lên một tầm cao mới, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế ở mỗi nước và nâng cao vị thế của hai nước trên trường quốc tế.
Về phía Ấn Độ, liên tục trong nhiều năm (từ 1985 đến 2011), có nhiều chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao đến Việt Nam. Đó là các chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ R. Ven-ka-tra-man (R.Venkatraman) năm 1991, Phó Tổng thống K.R. Na-ra-ya-nan (K.R. Narayanan) năm 1993, Thủ tướng R. Gan-đi các năm 1985 và 1988, Thủ tướng P.V.Na-ra-xim-ha Rao (Narasimha Rao) năm 1994, Thủ tướng A.B. Va-pai-y (A.B. Vajpayee) năm 2001 và chuyến thăm Việt Nam tháng 3-2009 của Chủ tịch Quốc hội S. Cha-tơ-gi (S. Chatterjee). Gần đây nhất, Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ M. Ku-ma (Meira Kumar) trong chuyến thăm Việt Nam giữa tháng 5-2011 đã khẳng định: Ấn Độ luôn coi Việt Nam là đối tác hợp tác quan trọng, là trụ cột hỗ trợ Ấn Độ trong việc thực hiện chính sách hướng Đông. Chủ tịch Hạ viện mong muốn hai nước luôn quan tâm thúc đẩy các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực được coi là thế mạnh của mỗi bên. Tháng 9-2011, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S.M. Kri-sna (S.M. Krishna) đã đến Hà Nội đồng chủ tọa buổi họp của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Ấn. Nhân dịp này, Ngoại trưởng Kri-sna thông báo thỏa thuận giữa Việt Nam với tập đoàn ONGC của Ấn Độ nhằm khai thác dầu khí trong vùng Biển Đông.
Các chuyến thăm cấp Nhà nước cũng như lãnh đạo các bộ, ngành, các doanh nghiệp, địa phương được mở rộng theo nhiều cấp bậc và lĩnh vực khác nhau. Nhiều hiệp định buôn bán, đầu tư được ký kết trong khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương thông qua khối ASEAN, APEC, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển các quan hệ kinh tế. Trong năm 2010, có nhiều đoàn doanh nghiệp của Ấn Độ đã sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh và đầu tư, như đoàn của Phòng Thương mại Ấn Độ (ICC) và 8 doanh nghiệp hàng đầu của Kolkata, đoàn của Hội đồng xúc tiến xuất khẩu sản phẩm dệt, sợi bông Ấn Độ (TEXPROCIL) và 16 doanh nghiệp hội viên. Tương tự, nhiều đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã sang Ấn Độ tìm kiếm thị trường và ký kết các hợp đồng buôn bán, đầu tư với các đối tác.
Các chuyến thăm cấp cao không chỉ là hoạt động ngoại giao thông thường mà quan trọng hơn, qua đó quyết định những đường hướng cơ bản để củng cố và nâng quan hệ đặc biệt tốt đẹp giữa Chính phủ và nhân dân hai nước lên tầm cao mới; góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ chính trị gắn bó và bền chặt.
Trên cơ sở của mối quan hệ chính trị tốt đẹp, hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực khác cũng không ngừng được củng cố và phát triển. Tháng 12-1982, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Đến nay, hai bên đã tổ chức được 13 kỳ họp luân phiên giữa Niu Đê-li và Hà Nội. Ủy ban Hỗn hợp là một trong những cơ chế quan trọng và hữu hiệu, giúp thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, tín dụng, ngân hàng, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa, giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, bưu chính viễn thông…
Về thương mại: Kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam - Ấn Độ gia tăng rõ rệt, từ 50 triệu USD vào giữa thập kỷ 1980 lên 1,018 tỉ USD năm 2006, 1,536 tỉ USD năm 2007, 2,483 tỉ USD năm 2008, 1,955 tỉ USD năm 2009 và 2,754 tỉ USD năm 2010 (tăng 34% so với năm 2009), trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ 992 triệu USD, tăng 136,2%, nhập khẩu 1.762 triệu USD, tăng 7,7% so với năm 2009. Năm 2011, kim ngạch song phương ước đạt 3,7 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 1,5 tỉ USD và nhập khẩu 2,2 tỉ USD.
Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ chủ yếu là cà phê, than đá, hạt tiêu, quế hồi, cao su, hàng điện tử, giày dép, sắt thép, máy tính, hóa chất... Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chính năm 2010 gồm: than đá 78,67 triệu USD, cao su và sản phẩm từ cao su: 76,87 triệu USD, sắt thép các loại và sản phẩm từ sắt thép: 76,03 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: 67,12 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác: 61,15 triệu USD… Điều quan trọng là hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã dần tìm được chỗ đứng trên thị trường Ấn Độ với 1,2 tỉ dân, từ đó giảm dần mức nhập siêu từ 1,7 tỉ USD năm 2008 xuống 1 tỉ USD năm 2009, 770 triệu USD năm 2010 và ước còn 700 triệu USD năm 2011.
Việt Nam trở thành nước nhập khẩu lớn thứ 10 của Ấn Độ vào năm 2008. Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là thiết bị, phụ tùng, dụng cụ y tế, dược phẩm, thực phẩm, dệt bông, linh kiện máy tính, hàng tiêu dùng, thức ăn gia súc, nguyên liệu, sắt thép, kim loại, chất dẻo, tân dược, máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu dệt may, nguyên phụ liệu dược phẩm, hóa chất, thuốc trừ sâu.
Về đầu tư: Trong những năm qua, nhiều công ty Ấn Độ đã đầu tư tại Việt Nam. Từ năm 1988 đến tháng 12-2010, Ấn Độ có 50 dự án FDI với số vốn còn hiệu lực 214,5 triệu USD. Ấn Độ đầu tư tại Việt Nam chủ yếu là dầu khí, thép, khóang sản, chế biến chè, đường, chế biến thực phẩm và đào tạo công nghệ thông tin. Trong những năm gần đây, vốn FDI từ Ấn Độ gia tăng. Năm 2006, có 12 dự án với tổng số vốn 46,4 triệu USD. Năm 2007 có 7 dự án với vốn đăng ký 39,1 triệu USD, năm 2008 có 31 dự án, vốn 190,5 triệu USD... Dự báo, nguồn vốn FDI từ Ấn Độ vào Việt Nam năm 2011 sẽ cao hơn các năm trước đây, đạt khoảng 100 triệu USD. Hiện nay, Công ty Dầu khí Ấn Độ đang hợp tác với Petro Việt Nam triển khai các dự án thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam.
Về viện trợ phát triển: Các khoản tín dụng ưu đãi mà Chính phủ Ấn Độ dành cho Việt Nam được sử dụng hiệu quả. Những năm gần đây, Chính phủ Ấn Độ đã giúp Việt Nam xây dựng Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam - Ấn Độ, là quà tặng của Chính phủ Ấn Độ dành cho nhân dân Việt Nam. Trung tâm được xây dựng đồng bộ và hiện đại với các phòng nghiên cứu và học tập như: phòng học trực tuyến và thư viện số, phần mềm hệ thống và mạng dữ liệu, công nghệ web, thư viện với trên 11.000 đầu sách và phòng tư vấn công nghệ thông tin.
Về khoa học - công nghệ: Ấn Độ là một trong những đối tác quan trọng trong lĩnh vực khoa học công nghệ của Việt Nam. Ngoài việc thành lập Tiểu ban hợp tác về khoa học công nghệ, hai nước đã ký Nghị định thư đầu tiên về công nghệ thông tin vào tháng 8-1999. Ấn Độ đang giúp Việt Nam trong một số dự án công nghệ thông tin, trong đó có Dự án hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp phần mềm ở Việt Nam. Ngoài ra, hai nước có quan hệ hợp tác tốt trong các lĩnh vực tiên tiến như sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích công nghệ sinh học (lai tạo giống cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp).
Về giáo dục và đào tạo: Từ đầu những năm 90 thế kỷ XX, hằng năm, Chính phủ Ấn Độ dành cho Việt Nam trên 100 suất học bổng (14 suất học sau đại học theo Chương trình trao đổi văn hóa CEP và hơn 100 suất theo Chương trình kinh tế kỹ thuật ITEC ngắn hạn) để đào tạo đại học, sau đại học, trong hầu hết các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, y tế, nông nghiệp, thú y, ngân hàng, bảo hiểm, năng lượng hạt nhân v.v.. Ngoài ra, Ấn Độ cũng cấp mới cho Việt Nam một số học bổng trong khuôn khổ hợp tác sông Hằng - sông Mê Công, Kế hoạch Cô-lôm-bô. Ấn Độ cũng giúp Việt Nam thành lập Trung tâm Đào tạo tiếng Anh tại Đà Nẵng. Ấn Độ là một điểm đến đầy hứa hẹn cho sinh viên Việt Nam.
Về văn hóa: Hằng năm, hai nước đều tiến hành trao đổi các đoàn nghệ thuật và văn hóa. Hai bên đang chuẩn bị ký kết chương trình hợp tác, trao đổi giữa các đoàn thông qua các chương trình, dự án song phương và đa phương với sự viện trợ, hỗ trợ của hai chính phủ.
Về các quan hệ khác: Ngoài các lĩnh vực kinh tế, hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, y tế, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tài nguyên, môi trường, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn... cũng có những bước phát triển tốt đẹp thông qua việc trao đổi đoàn, trao đổi thông tin, tài liệu, hợp tác đào tạo... góp phần tăng cường quan hệ hợp tác gắn bó và tin cậy giữa hai nước.
Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu và kết quả to lớn, quan hệ trên một số lĩnh vực như thương mại, đầu tư, du lịch vẫn còn hạn chế. Kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước còn khiêm tốn và không đều. Cơ cấu các mặt hàng trao đổi thương mại chưa tương xứng với tiềm lực của cả hai nước. Vốn FDI của Ấn Độ tại Việt Nam còn thấp và tăng chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Ấn Độ và nhu cầu thị trường của Việt Nam.
Triển vọng quan hệ hợp tác Việt Nam - Ấn Độ
Những thành tựu to lớn đạt được trong gần 40 năm qua không chỉ nâng tầm hợp tác chiến lược giữa hai nước mà còn là tiền đề quan trọng mở ra triển vọng tốt đẹp cho những năm tới. Việt Nam và Ấn Độ là hai nền kinh tế đang vươn lên mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng cao của thế giới và khu vực châu Á, có chế độ chính trị ổn định, triển vọng tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới là hết sức to lớn. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, rất cần vốn, thị trường, khoa học công nghệ hiện đại, nên mong muốn củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Ấn Độ trong tất cả các lĩnh vực mà Ấn Độ có thế mạnh. Việt Nam và Ấn Độ đều là hai nước sản xuất lớn của các mặt hàng nông sản xuất khẩu nên sẽ có nhiều hình thức hợp tác đầu tư để tăng hiệu quả. Trên thực tế, Việt Nam đã và đang dành nhiều cơ hội lớn cho các công ty Ấn Độ đầu tư vào các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến thực phẩm, thăm dò và khai thác dầu khí mà Ấn Độ có thế mạnh. Các thành phẩm hợp tác giữa hai nước không chỉ có triển vọng sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở Việt Nam và Ấn Độ mà còn ở các nước thứ ba, trong và ngoài ASEAN. Việc ký kết Hiệp định tự do thương mại Ấn Độ - ASEAN và việc Ấn Độ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam sẽ giúp mở rộng khung pháp lý cho cộng đồng doanh nghiệp của cả hai nước xâm nhập thị trường của nhau mạnh mẽ hơn, do đó có triển vọng tăng lợi thế cạnh tranh về các mặt hàng với các nước khác.
Việt Nam và Ấn Độ đã ký Hiệp định Hàng không dân dụng và trong tương lai, đường bay thẳng giữa hai nước sẽ sớm đi vào hiện thực. Sự kiện quan trọng đó sẽ là điều kiện, mở ra triển vọng tốt đẹp, thúc đẩy quan hệ giữa hai nước phát triển toàn diện theo đúng những cam kết của đối tác chiến lược, cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, du lịch quốc phòng và an ninh, vì lợi ích của nhân dân hai nước.
Triển vọng đó đã được minh chứng qua những tín hiệu tốt lành của năm 2011. Chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ trong tháng 9-2011 và đặc biệt là chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 10-2011 là những sự kiện chính trị, ngoại giao quan trọng, mở ra những triển vọng tốt đẹp góp phần củng cố và nâng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước lên tầm cao mới vì lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần củng cố hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á và trên thế giới./.
Những thành tựu nổi bật
Về chính trị, ngoại giao: Trước hết, cần khẳng định hai nước Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ chính trị, ngoại giao hết sức tốt đẹp. Trong gần 40 năm qua, hai nước đã tiến hành trao đổi nhiều đoàn cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ.
Về phía Việt Nam, có các chuyến thăm Ấn Độ của Tổng Bí thư Lê Duẩn (năm 1984); Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (năm 1989); Tổng Bí thư Đỗ Mười (năm 1992); Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (năm 2003); Chủ tịch nước Trần Đức Lương (năm 1999); Thủ tướng Phạm Văn Đồng (năm 1955, 1978, 1980 và 1983); Thủ tướng Võ Văn Kiệt (năm 1997); Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (năm 2007); Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (năm 2010). Tháng 10-2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu đoàn Đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm Ấn Độ.
Trong chuyến thăm Ấn Độ năm 2003 của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, hai nước đã ký Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác toàn diện Việt Nam - Ấn Độ bước sang thế kỷ XXI. Đây là một văn kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, đề ra những định hướng lớn cho sự phát triển sâu rộng của quan hệ hai nước trong thế kỷ XXI. Ngoài quan hệ song phương, hai nước cũng tích cực hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, hợp tác Nam - Nam, ASEM, APEC, các cơ chế hợp tác của ASEAN như ARF, Cấp cao Đông Á và hợp tác sông Hằng - sông Mê Công... Để góp phần cụ thể hóa và không ngừng phát triển quan hệ hợp tác chính trị, kể từ năm 2003, hai nước đã thành lập cơ chế đối thoại chính trị thường niên giữa Bộ Ngoại giao hai nước. Cơ chế này đã trở thành một kênh trao đổi thường xuyên và có hiệu quả giữa hai nước về các vấn đề chính trị quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm.
Tháng 7-2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thăm chính thức Ấn Độ. Trong chuyến thăm này, lãnh đạo hai nước bàn và thống nhất những chủ trương quan trọng để tạo ra những bước chuyển lớn, đặc biệt quyết định nâng quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược. Quyết định đó đã và đang góp phần quan trọng đưa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam - Ấn Độ lên một tầm cao mới, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế ở mỗi nước và nâng cao vị thế của hai nước trên trường quốc tế.
Về phía Ấn Độ, liên tục trong nhiều năm (từ 1985 đến 2011), có nhiều chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao đến Việt Nam. Đó là các chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ R. Ven-ka-tra-man (R.Venkatraman) năm 1991, Phó Tổng thống K.R. Na-ra-ya-nan (K.R. Narayanan) năm 1993, Thủ tướng R. Gan-đi các năm 1985 và 1988, Thủ tướng P.V.Na-ra-xim-ha Rao (Narasimha Rao) năm 1994, Thủ tướng A.B. Va-pai-y (A.B. Vajpayee) năm 2001 và chuyến thăm Việt Nam tháng 3-2009 của Chủ tịch Quốc hội S. Cha-tơ-gi (S. Chatterjee). Gần đây nhất, Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ M. Ku-ma (Meira Kumar) trong chuyến thăm Việt Nam giữa tháng 5-2011 đã khẳng định: Ấn Độ luôn coi Việt Nam là đối tác hợp tác quan trọng, là trụ cột hỗ trợ Ấn Độ trong việc thực hiện chính sách hướng Đông. Chủ tịch Hạ viện mong muốn hai nước luôn quan tâm thúc đẩy các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực được coi là thế mạnh của mỗi bên. Tháng 9-2011, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S.M. Kri-sna (S.M. Krishna) đã đến Hà Nội đồng chủ tọa buổi họp của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Ấn. Nhân dịp này, Ngoại trưởng Kri-sna thông báo thỏa thuận giữa Việt Nam với tập đoàn ONGC của Ấn Độ nhằm khai thác dầu khí trong vùng Biển Đông.
Các chuyến thăm cấp Nhà nước cũng như lãnh đạo các bộ, ngành, các doanh nghiệp, địa phương được mở rộng theo nhiều cấp bậc và lĩnh vực khác nhau. Nhiều hiệp định buôn bán, đầu tư được ký kết trong khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương thông qua khối ASEAN, APEC, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển các quan hệ kinh tế. Trong năm 2010, có nhiều đoàn doanh nghiệp của Ấn Độ đã sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh và đầu tư, như đoàn của Phòng Thương mại Ấn Độ (ICC) và 8 doanh nghiệp hàng đầu của Kolkata, đoàn của Hội đồng xúc tiến xuất khẩu sản phẩm dệt, sợi bông Ấn Độ (TEXPROCIL) và 16 doanh nghiệp hội viên. Tương tự, nhiều đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã sang Ấn Độ tìm kiếm thị trường và ký kết các hợp đồng buôn bán, đầu tư với các đối tác.
Các chuyến thăm cấp cao không chỉ là hoạt động ngoại giao thông thường mà quan trọng hơn, qua đó quyết định những đường hướng cơ bản để củng cố và nâng quan hệ đặc biệt tốt đẹp giữa Chính phủ và nhân dân hai nước lên tầm cao mới; góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ chính trị gắn bó và bền chặt.
Trên cơ sở của mối quan hệ chính trị tốt đẹp, hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực khác cũng không ngừng được củng cố và phát triển. Tháng 12-1982, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Đến nay, hai bên đã tổ chức được 13 kỳ họp luân phiên giữa Niu Đê-li và Hà Nội. Ủy ban Hỗn hợp là một trong những cơ chế quan trọng và hữu hiệu, giúp thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, tín dụng, ngân hàng, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa, giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, bưu chính viễn thông…
Về thương mại: Kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam - Ấn Độ gia tăng rõ rệt, từ 50 triệu USD vào giữa thập kỷ 1980 lên 1,018 tỉ USD năm 2006, 1,536 tỉ USD năm 2007, 2,483 tỉ USD năm 2008, 1,955 tỉ USD năm 2009 và 2,754 tỉ USD năm 2010 (tăng 34% so với năm 2009), trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ 992 triệu USD, tăng 136,2%, nhập khẩu 1.762 triệu USD, tăng 7,7% so với năm 2009. Năm 2011, kim ngạch song phương ước đạt 3,7 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 1,5 tỉ USD và nhập khẩu 2,2 tỉ USD.
Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ chủ yếu là cà phê, than đá, hạt tiêu, quế hồi, cao su, hàng điện tử, giày dép, sắt thép, máy tính, hóa chất... Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chính năm 2010 gồm: than đá 78,67 triệu USD, cao su và sản phẩm từ cao su: 76,87 triệu USD, sắt thép các loại và sản phẩm từ sắt thép: 76,03 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: 67,12 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác: 61,15 triệu USD… Điều quan trọng là hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã dần tìm được chỗ đứng trên thị trường Ấn Độ với 1,2 tỉ dân, từ đó giảm dần mức nhập siêu từ 1,7 tỉ USD năm 2008 xuống 1 tỉ USD năm 2009, 770 triệu USD năm 2010 và ước còn 700 triệu USD năm 2011.
Việt Nam trở thành nước nhập khẩu lớn thứ 10 của Ấn Độ vào năm 2008. Các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là thiết bị, phụ tùng, dụng cụ y tế, dược phẩm, thực phẩm, dệt bông, linh kiện máy tính, hàng tiêu dùng, thức ăn gia súc, nguyên liệu, sắt thép, kim loại, chất dẻo, tân dược, máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu dệt may, nguyên phụ liệu dược phẩm, hóa chất, thuốc trừ sâu.
Về đầu tư: Trong những năm qua, nhiều công ty Ấn Độ đã đầu tư tại Việt Nam. Từ năm 1988 đến tháng 12-2010, Ấn Độ có 50 dự án FDI với số vốn còn hiệu lực 214,5 triệu USD. Ấn Độ đầu tư tại Việt Nam chủ yếu là dầu khí, thép, khóang sản, chế biến chè, đường, chế biến thực phẩm và đào tạo công nghệ thông tin. Trong những năm gần đây, vốn FDI từ Ấn Độ gia tăng. Năm 2006, có 12 dự án với tổng số vốn 46,4 triệu USD. Năm 2007 có 7 dự án với vốn đăng ký 39,1 triệu USD, năm 2008 có 31 dự án, vốn 190,5 triệu USD... Dự báo, nguồn vốn FDI từ Ấn Độ vào Việt Nam năm 2011 sẽ cao hơn các năm trước đây, đạt khoảng 100 triệu USD. Hiện nay, Công ty Dầu khí Ấn Độ đang hợp tác với Petro Việt Nam triển khai các dự án thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam.
Về viện trợ phát triển: Các khoản tín dụng ưu đãi mà Chính phủ Ấn Độ dành cho Việt Nam được sử dụng hiệu quả. Những năm gần đây, Chính phủ Ấn Độ đã giúp Việt Nam xây dựng Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam - Ấn Độ, là quà tặng của Chính phủ Ấn Độ dành cho nhân dân Việt Nam. Trung tâm được xây dựng đồng bộ và hiện đại với các phòng nghiên cứu và học tập như: phòng học trực tuyến và thư viện số, phần mềm hệ thống và mạng dữ liệu, công nghệ web, thư viện với trên 11.000 đầu sách và phòng tư vấn công nghệ thông tin.
Về khoa học - công nghệ: Ấn Độ là một trong những đối tác quan trọng trong lĩnh vực khoa học công nghệ của Việt Nam. Ngoài việc thành lập Tiểu ban hợp tác về khoa học công nghệ, hai nước đã ký Nghị định thư đầu tiên về công nghệ thông tin vào tháng 8-1999. Ấn Độ đang giúp Việt Nam trong một số dự án công nghệ thông tin, trong đó có Dự án hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp phần mềm ở Việt Nam. Ngoài ra, hai nước có quan hệ hợp tác tốt trong các lĩnh vực tiên tiến như sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích công nghệ sinh học (lai tạo giống cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp).
Về giáo dục và đào tạo: Từ đầu những năm 90 thế kỷ XX, hằng năm, Chính phủ Ấn Độ dành cho Việt Nam trên 100 suất học bổng (14 suất học sau đại học theo Chương trình trao đổi văn hóa CEP và hơn 100 suất theo Chương trình kinh tế kỹ thuật ITEC ngắn hạn) để đào tạo đại học, sau đại học, trong hầu hết các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, y tế, nông nghiệp, thú y, ngân hàng, bảo hiểm, năng lượng hạt nhân v.v.. Ngoài ra, Ấn Độ cũng cấp mới cho Việt Nam một số học bổng trong khuôn khổ hợp tác sông Hằng - sông Mê Công, Kế hoạch Cô-lôm-bô. Ấn Độ cũng giúp Việt Nam thành lập Trung tâm Đào tạo tiếng Anh tại Đà Nẵng. Ấn Độ là một điểm đến đầy hứa hẹn cho sinh viên Việt Nam.
Về văn hóa: Hằng năm, hai nước đều tiến hành trao đổi các đoàn nghệ thuật và văn hóa. Hai bên đang chuẩn bị ký kết chương trình hợp tác, trao đổi giữa các đoàn thông qua các chương trình, dự án song phương và đa phương với sự viện trợ, hỗ trợ của hai chính phủ.
Về các quan hệ khác: Ngoài các lĩnh vực kinh tế, hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, y tế, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tài nguyên, môi trường, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn... cũng có những bước phát triển tốt đẹp thông qua việc trao đổi đoàn, trao đổi thông tin, tài liệu, hợp tác đào tạo... góp phần tăng cường quan hệ hợp tác gắn bó và tin cậy giữa hai nước.
Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu và kết quả to lớn, quan hệ trên một số lĩnh vực như thương mại, đầu tư, du lịch vẫn còn hạn chế. Kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước còn khiêm tốn và không đều. Cơ cấu các mặt hàng trao đổi thương mại chưa tương xứng với tiềm lực của cả hai nước. Vốn FDI của Ấn Độ tại Việt Nam còn thấp và tăng chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Ấn Độ và nhu cầu thị trường của Việt Nam.
Triển vọng quan hệ hợp tác Việt Nam - Ấn Độ
Những thành tựu to lớn đạt được trong gần 40 năm qua không chỉ nâng tầm hợp tác chiến lược giữa hai nước mà còn là tiền đề quan trọng mở ra triển vọng tốt đẹp cho những năm tới. Việt Nam và Ấn Độ là hai nền kinh tế đang vươn lên mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng cao của thế giới và khu vực châu Á, có chế độ chính trị ổn định, triển vọng tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới là hết sức to lớn. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, rất cần vốn, thị trường, khoa học công nghệ hiện đại, nên mong muốn củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Ấn Độ trong tất cả các lĩnh vực mà Ấn Độ có thế mạnh. Việt Nam và Ấn Độ đều là hai nước sản xuất lớn của các mặt hàng nông sản xuất khẩu nên sẽ có nhiều hình thức hợp tác đầu tư để tăng hiệu quả. Trên thực tế, Việt Nam đã và đang dành nhiều cơ hội lớn cho các công ty Ấn Độ đầu tư vào các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến thực phẩm, thăm dò và khai thác dầu khí mà Ấn Độ có thế mạnh. Các thành phẩm hợp tác giữa hai nước không chỉ có triển vọng sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở Việt Nam và Ấn Độ mà còn ở các nước thứ ba, trong và ngoài ASEAN. Việc ký kết Hiệp định tự do thương mại Ấn Độ - ASEAN và việc Ấn Độ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam sẽ giúp mở rộng khung pháp lý cho cộng đồng doanh nghiệp của cả hai nước xâm nhập thị trường của nhau mạnh mẽ hơn, do đó có triển vọng tăng lợi thế cạnh tranh về các mặt hàng với các nước khác.
Việt Nam và Ấn Độ đã ký Hiệp định Hàng không dân dụng và trong tương lai, đường bay thẳng giữa hai nước sẽ sớm đi vào hiện thực. Sự kiện quan trọng đó sẽ là điều kiện, mở ra triển vọng tốt đẹp, thúc đẩy quan hệ giữa hai nước phát triển toàn diện theo đúng những cam kết của đối tác chiến lược, cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, du lịch quốc phòng và an ninh, vì lợi ích của nhân dân hai nước.
Triển vọng đó đã được minh chứng qua những tín hiệu tốt lành của năm 2011. Chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ trong tháng 9-2011 và đặc biệt là chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 10-2011 là những sự kiện chính trị, ngoại giao quan trọng, mở ra những triển vọng tốt đẹp góp phần củng cố và nâng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước lên tầm cao mới vì lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần củng cố hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á và trên thế giới./.
Biểu dương các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày  (16/10/2011)
Việt Nam - Cuba tăng cường các hoạt động hữu nghị  (16/10/2011)
Gặp mặt kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống Ngành Kiểm tra Đảng  (16/10/2011)
Chủ tịch nước thăm xã nghèo thuộc tỉnh Phú Thọ  (16/10/2011)
Chủ tịch Quốc hội làm việc tại Đắk Đoa (Gia Lai)  (16/10/2011)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển