Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ - qua lời kể của những người lính Nga
23:03, ngày 07-05-2014
TCCSĐT - Trong suốt cuộc đấu tranh giành độc lập, đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt và giúp đỡ chí tình của nhân dân cũng như các lực lượng vũ trang Liên Xô trước đây.
Mỗi sự kiện trọng đại, mỗi cột mốc chiến thắng lịch sử của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và giáng trả cuộc chiến quấy rối - xâm lược ở biên giới phía Bắc và Tây - Nam, các bạn Nga đều cảm thấy tự hào như có phần đóng góp sức mình trong đó. Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, các bạn Nga coi như “Trận đánh Xta-lin-grát của Việt Nam” - một chiến thắng quyết định, buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán Giơ-ne-vơ và ký Hiệp định chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã lùi vào quá khứ 60 năm. Thế nhưng, mỗi năm chẵn, Hội hữu nghị Nga - Việt và các tổ chức xã hội của các lực lượng vũ trang Nga lại tổ chức nhiều hình thức kỷ niệm: từ triển lãm, chiếu phim, nói chuyện, viết báo, hội thảo khoa học - thực tiễn... về sự kiện vĩ đại này.
Các ông: GS, TS. V.P. Bu-y-a-nốp (Vladimir Petrovich Buyanov) - Chủ tịch Hội hữu nghị Nga - Việt; GS, TS. E.P. Gla-du-nốp (Evgheny Petrovich Glazunov) - Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Nga - Việt; GS, TS. Thượng tướng A.I. Khiu-pe-nen (Anatoli Ivanovich Khiupenen) - Chủ tịch Hội cựu chiến binh bộ đội phòng không Nga; GS, TS. N.N. Cô-le-xních (Nikolai Nikolaevich Kolesnic) - Chủ tịch Hội chuyên gia - cố vấn quân sự Nga vùng Mát-xcơ-va đã từng công tác tại Việt Nam trong thời gian chiến tranh; Thượng tướng V.S. Ru-vi-mốp (Vladimir Sergeevich Ruvimov) - Phó Tư lệnh các lực lượng Phòng không Nga, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Nga - Việt; Thiếu tướng A. Pô-xđê-y-ép (Anatoli Pozdeyev) - Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Nga - Việt; Bà L.P. Xla-sê-va (Lyudmila Petovskaya Slascheva - Chủ tịch Quỹ Hòa bình Mát-xcơ-va và nhiều tướng lĩnh các lực lượng vũ trang Nga, các nhà khoa học Nga, đại diện Bộ Ngoại giao Nga, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đã tham gia những hoạt động kỷ niệm này.
Nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (07-5-1954 - 07-5-2014), xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc Tạp chí Cộng sản điện tử những ý kiến và tình cảm của Thượng tướng A.I. Khiu-pe-nen và Thượng tướng V.S. Ru-vi-mốp, những người đã cùng với quân dân Việt Nam chiến đấu ngoan cường, chống cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc nước ta, trong những năm 1965 - 1972.
Thượng tướng Ru-vi-mốp:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp vốn là một giáo viên lịch sử đã nghiên cứu và thấm nhuần rất sâu sắc tư tưởng chiến tranh nhân dân, vận dụng sáng tạo chiến lược, chiến thuật của các nhà quân sự Việt Nam trong hàng nghìn năm chống giặc ngoại xâm “lấy nhu thắng cương”, “lấy tư tưởng nhân nghĩa, trong sáng, thắng hành động thô bạo, hung tàn”. Ông cũng hiểu sâu sắc và luôn trung thành với tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh: chắc thắng mới đánh; một trận thắng đẹp phải biết tiết kiệm xương máu của chiến sĩ và đồng bào, tiền của và tài sản của nhân dân.
Sau chiến thắng Cao - Bắc - Lạng năm 1950, giải phóng vùng biên giới nối liền Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa thời đó, tạo điều kiện để Việt Nam tiếp nhận viện trợ vũ khí, quân trang, quân dụng, lương thực và những nhu yếu phẩm khác. Cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp bắt đầu chuyển sang giai đoạn phản công. Trong khi đó, Tướng Xa-lăng (tên đầy đủ Raoul Salan Albin Louis), Tổng Chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương đưa ra chiến thuật “phân bổ lãnh thổ Đông Dương ra thành những ô bàn cờ, giữa mỗi ô xây dựng các căn cứ quân sự mạnh, có cả vũ khí hạng nặng như đại bác, sân bay dã chiến, vòng ngoài còn có các đồn, bốt ngụy quân luôn sẵn sàng chiến đấu với “du kích Việt Minh”.Thậm chí năm 1952, Tướng Xa-lăng còn tuyên bố chiến thuật đó đã thu được hiệu quả khi nói rằng: Tướng Võ Nguyên Giáp đã 2 lần thất bại, thiệt hại nặng nề về quân số, khi tấn công vào căn cứ Nà Sản (ở Tây Bắc). Ưu thế vũ khí của quân Pháp như máy bay và pháo đã đóng vai trò chủ yếu trong chiến thắng Việt Minh. Người Việt Nam cũng không có cách nào để chống lại bom na-pan!
Tháng 5-1953, Tướng Na-va (tên đầy đủ Henri Eugène Navarre) được bổ nhiệm thay thế Xa-lăng làm Tổng Chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương. Tin tưởng vào những báo cáo huênh hoang về chiến thắng ở Nà Sản, viên danh tướng mới vào chiến trường Đông Dương thậm chí còn phát triển hơn nữa chiến thuật này. Theo kế hoạch của Na-va, đã được các cố vấn quân sự Mỹ nhiệt liệt tán thưởng, quân Pháp sẽ buộc người Việt Nam phải giao chiến trong một trận tổng lực như ở Nà Sản, để có thể đem lại vinh quang cho Pa-ri!
Na-va đã chọn vùng đồi núi, thung lũng Điện Biên Phủ ở Tây Bắc để xây dựng một tập đoàn cứ điểm, từ đó đe dọa, tiêu diệt toàn bộ du kích cộng sản ở khu Việt Bắc, biên giới liền kề với Trung Quốc. Và như vậy sẽ ngăn chặn nguồn vũ khí, cũng như các nhu yếu phẩm khác, được viện trợ từ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Pháp và cố vấn Mỹ, Điện Biên Phủ còn có một sân bay do người Nhật Bản xây dựng mà chưa được sử dụng. Chỉ cách Hà Nội khoảng 200 km, người Pháp hoàn toàn có thể dùng cầu hàng không cung cấp đầy đủ vũ khí và các phương tiện khác cho hàng chục nghìn sĩ quan và binh sĩ đồn trú ở đây, để trong một thời gian ngắn đánh chiếm toàn bộ Việt Bắc, tiêu diệt hoàn toàn “ổ du kích Việt Minh”.
Các nhà chiến lược phương Tây cũng đã tính toán “thấu đáo và tỉ mỉ” rằng, nơi đây xa cửa ngõ để du kích Việt Nam nối liền với “hậu phương xã hội chủ nghĩa” của họ. Mặt khác du kích Việt Nam không có nhiều phương tiện kỹ thuật quân sự, hơn nữa cũng không có hệ thống đường xá; với sức người dựa trên đôi chân, cánh tay và bờ vai, họ khó có thể vận chuyển qua bao núi, đồi, thác, ghềnh để tới Điện Biên Phủ, chứ đừng nói đến việc vận chuyển vũ khí, đạn, dược và lương thực tới một vùng xa xôi như vậy để chiến đấu với “đội quân hùng mạnh của Pháp”.
Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Đại tá Đờ Ca-xtơ-ri (mãi tới tháng 4-1954 ông mới được phong lên thiếu tướng, họ tên đầy đủ Christian de Castries), từ cuối tháng 11 đến những ngày cuối tháng 12-1953, nghĩa là chỉ trong vòng hơn một tháng, người Pháp đã vội vã đưa lên vùng đồi núi - thung lũng Điện Biên Phủ 17 tiểu đoàn bộ binh, 03 lữ đoàn pháo binh, một tiểu đoàn xe tăng, nhiều lữ đoàn không quân và công binh. Họ cũng đã khẩn trương xây dựng ở đó một tập đoàn gồm 49 cứ điểm quân sự, với hệ thống lô cốt, hầm hào giao thông kết nối liên hoàn, được bảo vệ vững chắc. Thậm chí các tướng lĩnh Pháp còn lên tiếng “thách Tướng Giáp dám đưa quân đến Điện Biên Phủ!”
Quân và dân Việt Nam, đương nhiên, không thể để cho giặc ngoại xâm ngạo mạn. Ngay từ khi quân Pháp buộc phải rút khỏi Nà Sản, chạy về co cụm ở Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi tới toàn thể sĩ quan và chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, trong mùa đông này (tức cuối năm 1953, đầu năm 1954) phải tiến quân vào Tây Bắc tiêu diệt làm suy yếu sinh lực địch, lôi kéo đồng bào địa phương về phía mình và giải phóng các vùng còn nằm dưới sự thống trị của kẻ thù.
Trong khi đó, một số đơn vị chủ lực cùng với bộ đội và du kích địa phương triển khai tấn công đồng loạt trên khắp các căn cứ ở vùng đồng bằng sông Hồng, tiêu diệt sinh lực địch và các phương tiện chiến tranh càng nhiều càng tốt, làm cho địch không thể rảnh tay xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Vào tháng 02-1954, sư 308 của Quân đội nhân dân Việt Nam (đơn vị mà quân Pháp mới chỉ nghe tiếng đã “hồn bay, phách tán”) còn được đưa sang Bắc Lào. Tất cả điều đó cũng là chiến thuật nghi binh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, để quân Pháp tưởng rằng, Việt Minh không có lực lượng đánh lớn, mà chỉ “đủ sức” tổ chức những chiến dịch “nhỏ bé”, “lẻ tẻ” và “hình như Việt Minh không có ý định đánh tới Điện Biên Phủ”.
Thật ra, sư 308 vào Bắc Lào, trước hết là nhằm ngăn chặn quân Pháp từ hướng Luông Pha-băng kéo sang hỗ trợ cho Điện Biên Phủ. Và khi vào chiến dịch, thì sư 308 cũng sẽ là mũi dao nhọn chọc thẳng vào “trái tim” tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngay từ đầu năm 1954, trong khi nhân dân Việt Nam hân hoan đón Tết dân tộc cổ truyền Giáp Ngọ, thì bộ đội Việt Minh đã xây dựng một hệ thống hầm hào vây quanh Điện Biên Phủ; hầm pháo trên các sườn núi bao quanh cũng đã sẵn sàng.
Trong cuốn sách của mình dưới tiêu đề “Chiến tranh ở Việt Nam”, trung tướng Hoa Kỳ về hưu Phi-líp Đa-vít-xơn (Phillipp B. Davidson) tổng kết: Các đơn vị tấn công của Quân đội nhân dân Việt Nam được phân chia thành 04 nhóm. Nhóm đầu tiên có vũ khí hạng nặng yểm trợ, nghĩa là các loại súng như trung liên, đại liên, súng cối, pháo, đại bác, DKZ liên tục dội lửa vào trận địa mà các nhóm khác sẽ xông lên. Các chiến sĩ trong nhóm thứ hai là công binh, có nhiệm vụ phá tung những hàng rào dây thép gai và các vật cản trên đường tiến công. Nhóm thứ ba - bộ binh xung kích xông lên, kiềm chế hỏa lực của đối phương, sau khi công binh đã phá rào. Và nhóm cuối cùng chiếm căn cứ, bắt tù binh, thu lượm các chiến lợi phẩm. Trong trường hợp trận tấn công thất bại, thì đương nhiên, nhóm này có nhiệm vụ yểm trợ rút quân.
Trước mỗi trận đánh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các chỉ huy dưới quyền ông đều nghiên cứu rất tỉ mỉ trên sơ đồ và xa bàn về mọi phương án tác chiến. Trong một số trường hợp đặc biệt, các sĩ quan chỉ huy trận đánh còn được mô tả tỉ mỉ, kèm theo những bản phô-tô về đồn, bốt của đối phương. Sau đó, những người tham gia trận đánh sẽ được luyện tập, phối hợp thuần thục giữa các đơn vị. Họ luôn tuân theo phương châm “đổ nhiều mô hôi, để đỡ tốn xương máu”. Chiến dịch được khai hỏa ngày 13-3 và kết thúc ngày 07-5-1954. Ngay từ loạt pháo đầu tiên đã làm cho quân Pháp kinh hồn, bạt vía. Họ không thể nghĩ được rằng, quân và dân Việt Nam có thể đưa lên Điện Biên Phủ các loại vũ khí hạng nặng như súng cối 82 mm, pháo lựu 75 mm, kể cả đại bác 105 mm. Liên tục, trong nhiều giờ đại bác, cối, lựu, pháo các cỡ của Việt Minh cấp tập dội vào các căn cứ, đồn, bốt quân Pháp, làm cho đội quân tinh nhuệ nhất của “mẫu quốc” không kịp trở tay. Nhưng điều sợ nhất của quân Pháp khi đó lại chính là cách đánh quá tài tình, có một không hai lúc đó của quân đội Việt Nam. Đại bác, cối, lựu đạn, pháo của Việt Minh ở Điện Biên Phủ không bắn cầu vồng theo cách thông thường, mà nhằm vào mục tiêu, từ trên các sườn núi cao, ngắm thẳng, bắn thẳng vào đồn, bốt địch. Như vậy, bách phát, bách trúng, sức công phá càng lớn.
Tư lệnh các lực lượng pháo binh của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Đại tá Pi-rốt (Pirot) quá sợ trước đòn tấn công phủ đầu của pháo binh Việt Nam đã phải tự sát vào ngày 15-3, sau khi chiến dịch mở màn mới được 02 ngày. Cũng phải nói thêm rằng, Đại tá Pi-rốt là một sĩ quan danh tiếng của quân đội Pháp, ông đã được Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Rơ-nơ Plơ-ven (Rene Pleven) trao tặng huân chương, khi đến thăm Điện Biên Phủ ngày 19-02-1954.
Sự thần kỳ, tài tình của những người cộng sản Việt Nam, mà tiêu biểu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp là chiến thuật táo bạo, dũng mãnh trong việc sử dụng các loại vũ khí hạng nặng không theo các phương pháp thông thường được tổng kết trong sách vở. Hàng trăm khẩu đại bác, cối, lựu, pháo được kéo lên sườn núi cao, bố trí trong những công sự vững chắc, nhả đạn qua lỗ châu mai trực tiếp vào đầu thù. Ngay cả cao pháo, khi cần đưa ra trận địa, sau đó lại được cất giấu trong công sự vững chắc. Điều mà cả thế giới còn khâm phục hơn nữa, chính là việc Tướng Giáp đã điều động 260 nghìn dân công, 20 nghìn xe đạp, sử dụng 11 nghìn bè mảng làm bằng tre nứa để chuyển tải vũ khí, khí tài, lương thực, thuốc men… trên những đoạn đường xe vận tải và thậm chí cả ngựa thồ cũng khó qua lại. Bốn sư đoàn với khoảng 50 nghìn quân, được tập trung từ khắp các vùng miền tới tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, đương nhiên, hành quân mang vác vũ khí bằng sức người là chính.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn được mệnh danh là vị Tổng Chỉ huy hết sức tỉnh táo, sáng suốt và chắc chắn. Ông luôn luôn tâm niệm chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh “chắc thắng mới đánh”. Chính vì vậy, ông đã có quyết định “rút pháo ra”, khi mà trận địa pháo đã án ngự trong công sự trên các sườn núi cao. Mãi sau này, khi đã ở tuổi 91, trong một lần trò chuyện với phóng viên báo Le Monde của Pháp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tâm sự đó là quyết định khó khăn nhất trong suốt cuộc đời cầm quân của ông. Tạm rút pháo ra để chuẩn bị đầy đủ hơn, chắc chắn hơn mới đánh! Nhưng đây chính là một quyết định vô cùng sáng suốt. Nhờ vậy mà quân và dân Việt Nam mới giành thắng lợi vĩ đại tại Điên Biên Phủ còn nếu như “đánh nhanh, khi quân Pháp chưa kịp củng cố trận địa” theo gợi ý của các cố vấn quân sự thì chắc rằng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam sẽ bị kéo dài hơn nhiều.
Thượng tướng Khiu-pe-nen:
Tôi đã gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp 04 lần, kể cả ở Hà Nội và Mát-xcơ-va. Đoàn chuyên gia quân sự cấp cao Liên Xô, trong đó tôi là một thành viên, đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đón tiếp trong một chiều hè năm 1972. Đây là lần đầu tiên tôi được gặp Đại tướng, người mà suốt từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ tôi cũng như các đồng nghiệp của mình đều rất ngưỡng mộ, mong muốn được diện kiến, tay bắt mặt mừng. Ông thân tình hỏi thăm sức khỏe của mỗi người chúng tôi, sau hành trình xa hàng chục nghìn ki-lô-mét, hỏi thăm về điều kiện nơi ăn, chốn ở, về sự thích nghi của chúng tôi với khí hậu nhiệt đới Việt Nam. Mặc dù Đại tướng chỉ tự học tiếng Nga nhưng khi nói chuyện bằng tiếng Pháp, thỉnh thoảng ông nói một câu tiếng Nga khá hoàn chỉnh, làm cho cuộc trò chuyện càng trở nên thân tình hơn giữa những người đồng chí, những người lính.
Tôi nhớ hôm đó, một buổi sáng đầu tháng 10-2013, kênh truyền hình Russia đưa tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời ở tuổi 103. Thực sự khi đó tôi rất bàng hoàng, mặc dù vẫn hiểu rõ quy luật “sinh - lão - bệnh - tử”. Thế là từ nay giới quân sự Nga nói riêng và nhân dân Nga nói chung đã mất đi một người bạn lớn. Tôi đã mất một người bạn thân thiết, một người đã đem đến cho khoa học quân sự thế giới (môn học mà tôi đã nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy) nhiều khái niệm, nguyên tắc, chiến thuật, chiến lược, tư tưởng quân sự mới.
Mỗi khi nhớ đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tôi lại càng thấy công lao to lớn của ông trong chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ. Những người lính Nga luôn cho rằng “chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam giống như trận Xta-lin-grát của dân tộc Nga và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng Chỉ huy thiên tài của Quân đội nhân dân Việt Nam, chính là tác giả đích thực của chiến công vĩ đại này”.
Với tư cách là một chuyên nghiên cứu và giảng dạy môn khoa học quân sự, tôi cho rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không đơn thuần chỉ là một nhà quân sự, một vị tướng tài ba, mà ông còn là một Nhân cách lớn, xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Với con mắt của một người lính, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người rất mực yêu nước, đã thực hiện mệnh lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, để suốt nhiều thập kỷ qua đội quân này đã cùng với toàn dân đánh thắng 03 cuộc chiến tranh xâm lược.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ được các sĩ quan Xô-viết trước đây và nước Nga ngày nay đánh giá cao. Tôi có một cuốn sách viết về chiến tranh tại Việt Nam, trong đó cựu Trung tướng Hoa Kỳ Phi-líp Đa-vít-xơn đã đánh giá rất cao Đại tướng Võ Nguyên Giáp, coi ông là một thiên tài quân sự trong lịch sử hiện đại. Còn Mai-cơn Li Lan-ning (Michael Lee Lanning), một nhà quân sự chuyên nghiệp, một sĩ quan quân đội Mỹ tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam, đã viết cuốn sách “100 tướng lĩnh xuất sắc nhất của loài người”, kể từ vua Ba Tư Xi-rút (Cyrus) Đại đế đến nay (xuất bản năm 1996), đã xếp Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào hàng những thiên tài quân sự như: A-lếch-xan-đơ (Alexander) Đại đế, Han-ni-ban (Hannibal), Xci-pi-ô (Scipio), Giu-li-út Xê-da (Julius Caesar)… thời Cổ đại; Át-ti-la (Attila), Xác-lơ-măng (Charlemagne), Uy-li-am Công-ke-rơ (William the Conqueror), Ri-chác (Richard) Sư tử, Thành Cát Tư Hãn… thời Trung cổ; Na-pô-lê-ông Bôn-na-pác (Napoleon Bonaparte), Ô-li-vơ Crôm-oen (Oliver Cromwell), nhà vua Thụy Điển Gu-xtáp A-đôn-phơ (Gustav Adolf) Sáng tạo, Phri-đơ-rích (Frederick) Đại đế, A-lếch-xan-đơ Xu-vô-rốp (Alexander Suvorov), Gi-oóc-gi Giu-cốp (Georgy Zhukov) thời Hiện đại. Hơn thế nữa M. Lan-ning (M. Lanning) còn coi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một “vị Tướng huyền thoại” đã liên tiếp đánh thắng những đế quốc đầu sỏ trên thế giới.
Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ cũng như người Tổng Chỉ huy chiến dịch - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sẽ còn sống mãi trong lòng nhân loại, bạn bè trên khắp thế giới, trong đó có những người đồng chí, người lính cùng chung chiến hào như chúng tôi./.
Các ông: GS, TS. V.P. Bu-y-a-nốp (Vladimir Petrovich Buyanov) - Chủ tịch Hội hữu nghị Nga - Việt; GS, TS. E.P. Gla-du-nốp (Evgheny Petrovich Glazunov) - Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Nga - Việt; GS, TS. Thượng tướng A.I. Khiu-pe-nen (Anatoli Ivanovich Khiupenen) - Chủ tịch Hội cựu chiến binh bộ đội phòng không Nga; GS, TS. N.N. Cô-le-xních (Nikolai Nikolaevich Kolesnic) - Chủ tịch Hội chuyên gia - cố vấn quân sự Nga vùng Mát-xcơ-va đã từng công tác tại Việt Nam trong thời gian chiến tranh; Thượng tướng V.S. Ru-vi-mốp (Vladimir Sergeevich Ruvimov) - Phó Tư lệnh các lực lượng Phòng không Nga, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Nga - Việt; Thiếu tướng A. Pô-xđê-y-ép (Anatoli Pozdeyev) - Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Nga - Việt; Bà L.P. Xla-sê-va (Lyudmila Petovskaya Slascheva - Chủ tịch Quỹ Hòa bình Mát-xcơ-va và nhiều tướng lĩnh các lực lượng vũ trang Nga, các nhà khoa học Nga, đại diện Bộ Ngoại giao Nga, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đã tham gia những hoạt động kỷ niệm này.
Nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (07-5-1954 - 07-5-2014), xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc Tạp chí Cộng sản điện tử những ý kiến và tình cảm của Thượng tướng A.I. Khiu-pe-nen và Thượng tướng V.S. Ru-vi-mốp, những người đã cùng với quân dân Việt Nam chiến đấu ngoan cường, chống cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc nước ta, trong những năm 1965 - 1972.
Thượng tướng Ru-vi-mốp:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp vốn là một giáo viên lịch sử đã nghiên cứu và thấm nhuần rất sâu sắc tư tưởng chiến tranh nhân dân, vận dụng sáng tạo chiến lược, chiến thuật của các nhà quân sự Việt Nam trong hàng nghìn năm chống giặc ngoại xâm “lấy nhu thắng cương”, “lấy tư tưởng nhân nghĩa, trong sáng, thắng hành động thô bạo, hung tàn”. Ông cũng hiểu sâu sắc và luôn trung thành với tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh: chắc thắng mới đánh; một trận thắng đẹp phải biết tiết kiệm xương máu của chiến sĩ và đồng bào, tiền của và tài sản của nhân dân.
Thượng tướng Ru-vi-mố |
Tháng 5-1953, Tướng Na-va (tên đầy đủ Henri Eugène Navarre) được bổ nhiệm thay thế Xa-lăng làm Tổng Chỉ huy quân đội Pháp tại Đông Dương. Tin tưởng vào những báo cáo huênh hoang về chiến thắng ở Nà Sản, viên danh tướng mới vào chiến trường Đông Dương thậm chí còn phát triển hơn nữa chiến thuật này. Theo kế hoạch của Na-va, đã được các cố vấn quân sự Mỹ nhiệt liệt tán thưởng, quân Pháp sẽ buộc người Việt Nam phải giao chiến trong một trận tổng lực như ở Nà Sản, để có thể đem lại vinh quang cho Pa-ri!
Na-va đã chọn vùng đồi núi, thung lũng Điện Biên Phủ ở Tây Bắc để xây dựng một tập đoàn cứ điểm, từ đó đe dọa, tiêu diệt toàn bộ du kích cộng sản ở khu Việt Bắc, biên giới liền kề với Trung Quốc. Và như vậy sẽ ngăn chặn nguồn vũ khí, cũng như các nhu yếu phẩm khác, được viện trợ từ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Pháp và cố vấn Mỹ, Điện Biên Phủ còn có một sân bay do người Nhật Bản xây dựng mà chưa được sử dụng. Chỉ cách Hà Nội khoảng 200 km, người Pháp hoàn toàn có thể dùng cầu hàng không cung cấp đầy đủ vũ khí và các phương tiện khác cho hàng chục nghìn sĩ quan và binh sĩ đồn trú ở đây, để trong một thời gian ngắn đánh chiếm toàn bộ Việt Bắc, tiêu diệt hoàn toàn “ổ du kích Việt Minh”.
Các nhà chiến lược phương Tây cũng đã tính toán “thấu đáo và tỉ mỉ” rằng, nơi đây xa cửa ngõ để du kích Việt Nam nối liền với “hậu phương xã hội chủ nghĩa” của họ. Mặt khác du kích Việt Nam không có nhiều phương tiện kỹ thuật quân sự, hơn nữa cũng không có hệ thống đường xá; với sức người dựa trên đôi chân, cánh tay và bờ vai, họ khó có thể vận chuyển qua bao núi, đồi, thác, ghềnh để tới Điện Biên Phủ, chứ đừng nói đến việc vận chuyển vũ khí, đạn, dược và lương thực tới một vùng xa xôi như vậy để chiến đấu với “đội quân hùng mạnh của Pháp”.
Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Đại tá Đờ Ca-xtơ-ri (mãi tới tháng 4-1954 ông mới được phong lên thiếu tướng, họ tên đầy đủ Christian de Castries), từ cuối tháng 11 đến những ngày cuối tháng 12-1953, nghĩa là chỉ trong vòng hơn một tháng, người Pháp đã vội vã đưa lên vùng đồi núi - thung lũng Điện Biên Phủ 17 tiểu đoàn bộ binh, 03 lữ đoàn pháo binh, một tiểu đoàn xe tăng, nhiều lữ đoàn không quân và công binh. Họ cũng đã khẩn trương xây dựng ở đó một tập đoàn gồm 49 cứ điểm quân sự, với hệ thống lô cốt, hầm hào giao thông kết nối liên hoàn, được bảo vệ vững chắc. Thậm chí các tướng lĩnh Pháp còn lên tiếng “thách Tướng Giáp dám đưa quân đến Điện Biên Phủ!”
Quân và dân Việt Nam, đương nhiên, không thể để cho giặc ngoại xâm ngạo mạn. Ngay từ khi quân Pháp buộc phải rút khỏi Nà Sản, chạy về co cụm ở Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi tới toàn thể sĩ quan và chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng, trong mùa đông này (tức cuối năm 1953, đầu năm 1954) phải tiến quân vào Tây Bắc tiêu diệt làm suy yếu sinh lực địch, lôi kéo đồng bào địa phương về phía mình và giải phóng các vùng còn nằm dưới sự thống trị của kẻ thù.
Trong khi đó, một số đơn vị chủ lực cùng với bộ đội và du kích địa phương triển khai tấn công đồng loạt trên khắp các căn cứ ở vùng đồng bằng sông Hồng, tiêu diệt sinh lực địch và các phương tiện chiến tranh càng nhiều càng tốt, làm cho địch không thể rảnh tay xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Vào tháng 02-1954, sư 308 của Quân đội nhân dân Việt Nam (đơn vị mà quân Pháp mới chỉ nghe tiếng đã “hồn bay, phách tán”) còn được đưa sang Bắc Lào. Tất cả điều đó cũng là chiến thuật nghi binh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, để quân Pháp tưởng rằng, Việt Minh không có lực lượng đánh lớn, mà chỉ “đủ sức” tổ chức những chiến dịch “nhỏ bé”, “lẻ tẻ” và “hình như Việt Minh không có ý định đánh tới Điện Biên Phủ”.
Thật ra, sư 308 vào Bắc Lào, trước hết là nhằm ngăn chặn quân Pháp từ hướng Luông Pha-băng kéo sang hỗ trợ cho Điện Biên Phủ. Và khi vào chiến dịch, thì sư 308 cũng sẽ là mũi dao nhọn chọc thẳng vào “trái tim” tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngay từ đầu năm 1954, trong khi nhân dân Việt Nam hân hoan đón Tết dân tộc cổ truyền Giáp Ngọ, thì bộ đội Việt Minh đã xây dựng một hệ thống hầm hào vây quanh Điện Biên Phủ; hầm pháo trên các sườn núi bao quanh cũng đã sẵn sàng.
Trong cuốn sách của mình dưới tiêu đề “Chiến tranh ở Việt Nam”, trung tướng Hoa Kỳ về hưu Phi-líp Đa-vít-xơn (Phillipp B. Davidson) tổng kết: Các đơn vị tấn công của Quân đội nhân dân Việt Nam được phân chia thành 04 nhóm. Nhóm đầu tiên có vũ khí hạng nặng yểm trợ, nghĩa là các loại súng như trung liên, đại liên, súng cối, pháo, đại bác, DKZ liên tục dội lửa vào trận địa mà các nhóm khác sẽ xông lên. Các chiến sĩ trong nhóm thứ hai là công binh, có nhiệm vụ phá tung những hàng rào dây thép gai và các vật cản trên đường tiến công. Nhóm thứ ba - bộ binh xung kích xông lên, kiềm chế hỏa lực của đối phương, sau khi công binh đã phá rào. Và nhóm cuối cùng chiếm căn cứ, bắt tù binh, thu lượm các chiến lợi phẩm. Trong trường hợp trận tấn công thất bại, thì đương nhiên, nhóm này có nhiệm vụ yểm trợ rút quân.
Trước mỗi trận đánh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các chỉ huy dưới quyền ông đều nghiên cứu rất tỉ mỉ trên sơ đồ và xa bàn về mọi phương án tác chiến. Trong một số trường hợp đặc biệt, các sĩ quan chỉ huy trận đánh còn được mô tả tỉ mỉ, kèm theo những bản phô-tô về đồn, bốt của đối phương. Sau đó, những người tham gia trận đánh sẽ được luyện tập, phối hợp thuần thục giữa các đơn vị. Họ luôn tuân theo phương châm “đổ nhiều mô hôi, để đỡ tốn xương máu”. Chiến dịch được khai hỏa ngày 13-3 và kết thúc ngày 07-5-1954. Ngay từ loạt pháo đầu tiên đã làm cho quân Pháp kinh hồn, bạt vía. Họ không thể nghĩ được rằng, quân và dân Việt Nam có thể đưa lên Điện Biên Phủ các loại vũ khí hạng nặng như súng cối 82 mm, pháo lựu 75 mm, kể cả đại bác 105 mm. Liên tục, trong nhiều giờ đại bác, cối, lựu, pháo các cỡ của Việt Minh cấp tập dội vào các căn cứ, đồn, bốt quân Pháp, làm cho đội quân tinh nhuệ nhất của “mẫu quốc” không kịp trở tay. Nhưng điều sợ nhất của quân Pháp khi đó lại chính là cách đánh quá tài tình, có một không hai lúc đó của quân đội Việt Nam. Đại bác, cối, lựu đạn, pháo của Việt Minh ở Điện Biên Phủ không bắn cầu vồng theo cách thông thường, mà nhằm vào mục tiêu, từ trên các sườn núi cao, ngắm thẳng, bắn thẳng vào đồn, bốt địch. Như vậy, bách phát, bách trúng, sức công phá càng lớn.
Tư lệnh các lực lượng pháo binh của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Đại tá Pi-rốt (Pirot) quá sợ trước đòn tấn công phủ đầu của pháo binh Việt Nam đã phải tự sát vào ngày 15-3, sau khi chiến dịch mở màn mới được 02 ngày. Cũng phải nói thêm rằng, Đại tá Pi-rốt là một sĩ quan danh tiếng của quân đội Pháp, ông đã được Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Rơ-nơ Plơ-ven (Rene Pleven) trao tặng huân chương, khi đến thăm Điện Biên Phủ ngày 19-02-1954.
Sự thần kỳ, tài tình của những người cộng sản Việt Nam, mà tiêu biểu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp là chiến thuật táo bạo, dũng mãnh trong việc sử dụng các loại vũ khí hạng nặng không theo các phương pháp thông thường được tổng kết trong sách vở. Hàng trăm khẩu đại bác, cối, lựu, pháo được kéo lên sườn núi cao, bố trí trong những công sự vững chắc, nhả đạn qua lỗ châu mai trực tiếp vào đầu thù. Ngay cả cao pháo, khi cần đưa ra trận địa, sau đó lại được cất giấu trong công sự vững chắc. Điều mà cả thế giới còn khâm phục hơn nữa, chính là việc Tướng Giáp đã điều động 260 nghìn dân công, 20 nghìn xe đạp, sử dụng 11 nghìn bè mảng làm bằng tre nứa để chuyển tải vũ khí, khí tài, lương thực, thuốc men… trên những đoạn đường xe vận tải và thậm chí cả ngựa thồ cũng khó qua lại. Bốn sư đoàn với khoảng 50 nghìn quân, được tập trung từ khắp các vùng miền tới tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, đương nhiên, hành quân mang vác vũ khí bằng sức người là chính.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn được mệnh danh là vị Tổng Chỉ huy hết sức tỉnh táo, sáng suốt và chắc chắn. Ông luôn luôn tâm niệm chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh “chắc thắng mới đánh”. Chính vì vậy, ông đã có quyết định “rút pháo ra”, khi mà trận địa pháo đã án ngự trong công sự trên các sườn núi cao. Mãi sau này, khi đã ở tuổi 91, trong một lần trò chuyện với phóng viên báo Le Monde của Pháp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tâm sự đó là quyết định khó khăn nhất trong suốt cuộc đời cầm quân của ông. Tạm rút pháo ra để chuẩn bị đầy đủ hơn, chắc chắn hơn mới đánh! Nhưng đây chính là một quyết định vô cùng sáng suốt. Nhờ vậy mà quân và dân Việt Nam mới giành thắng lợi vĩ đại tại Điên Biên Phủ còn nếu như “đánh nhanh, khi quân Pháp chưa kịp củng cố trận địa” theo gợi ý của các cố vấn quân sự thì chắc rằng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam sẽ bị kéo dài hơn nhiều.
Thượng tướng Khiu-pe-nen:
Tôi đã gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp 04 lần, kể cả ở Hà Nội và Mát-xcơ-va. Đoàn chuyên gia quân sự cấp cao Liên Xô, trong đó tôi là một thành viên, đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đón tiếp trong một chiều hè năm 1972. Đây là lần đầu tiên tôi được gặp Đại tướng, người mà suốt từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ tôi cũng như các đồng nghiệp của mình đều rất ngưỡng mộ, mong muốn được diện kiến, tay bắt mặt mừng. Ông thân tình hỏi thăm sức khỏe của mỗi người chúng tôi, sau hành trình xa hàng chục nghìn ki-lô-mét, hỏi thăm về điều kiện nơi ăn, chốn ở, về sự thích nghi của chúng tôi với khí hậu nhiệt đới Việt Nam. Mặc dù Đại tướng chỉ tự học tiếng Nga nhưng khi nói chuyện bằng tiếng Pháp, thỉnh thoảng ông nói một câu tiếng Nga khá hoàn chỉnh, làm cho cuộc trò chuyện càng trở nên thân tình hơn giữa những người đồng chí, những người lính.
Thượng tướng A. Khiu-pe-nen (người ngồi giữa) tại cuộc Hội thảo |
Tôi nhớ hôm đó, một buổi sáng đầu tháng 10-2013, kênh truyền hình Russia đưa tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời ở tuổi 103. Thực sự khi đó tôi rất bàng hoàng, mặc dù vẫn hiểu rõ quy luật “sinh - lão - bệnh - tử”. Thế là từ nay giới quân sự Nga nói riêng và nhân dân Nga nói chung đã mất đi một người bạn lớn. Tôi đã mất một người bạn thân thiết, một người đã đem đến cho khoa học quân sự thế giới (môn học mà tôi đã nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy) nhiều khái niệm, nguyên tắc, chiến thuật, chiến lược, tư tưởng quân sự mới.
Mỗi khi nhớ đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tôi lại càng thấy công lao to lớn của ông trong chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ. Những người lính Nga luôn cho rằng “chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam giống như trận Xta-lin-grát của dân tộc Nga và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng Chỉ huy thiên tài của Quân đội nhân dân Việt Nam, chính là tác giả đích thực của chiến công vĩ đại này”.
Với tư cách là một chuyên nghiên cứu và giảng dạy môn khoa học quân sự, tôi cho rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không đơn thuần chỉ là một nhà quân sự, một vị tướng tài ba, mà ông còn là một Nhân cách lớn, xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Với con mắt của một người lính, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người rất mực yêu nước, đã thực hiện mệnh lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, để suốt nhiều thập kỷ qua đội quân này đã cùng với toàn dân đánh thắng 03 cuộc chiến tranh xâm lược.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ được các sĩ quan Xô-viết trước đây và nước Nga ngày nay đánh giá cao. Tôi có một cuốn sách viết về chiến tranh tại Việt Nam, trong đó cựu Trung tướng Hoa Kỳ Phi-líp Đa-vít-xơn đã đánh giá rất cao Đại tướng Võ Nguyên Giáp, coi ông là một thiên tài quân sự trong lịch sử hiện đại. Còn Mai-cơn Li Lan-ning (Michael Lee Lanning), một nhà quân sự chuyên nghiệp, một sĩ quan quân đội Mỹ tham gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam, đã viết cuốn sách “100 tướng lĩnh xuất sắc nhất của loài người”, kể từ vua Ba Tư Xi-rút (Cyrus) Đại đế đến nay (xuất bản năm 1996), đã xếp Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào hàng những thiên tài quân sự như: A-lếch-xan-đơ (Alexander) Đại đế, Han-ni-ban (Hannibal), Xci-pi-ô (Scipio), Giu-li-út Xê-da (Julius Caesar)… thời Cổ đại; Át-ti-la (Attila), Xác-lơ-măng (Charlemagne), Uy-li-am Công-ke-rơ (William the Conqueror), Ri-chác (Richard) Sư tử, Thành Cát Tư Hãn… thời Trung cổ; Na-pô-lê-ông Bôn-na-pác (Napoleon Bonaparte), Ô-li-vơ Crôm-oen (Oliver Cromwell), nhà vua Thụy Điển Gu-xtáp A-đôn-phơ (Gustav Adolf) Sáng tạo, Phri-đơ-rích (Frederick) Đại đế, A-lếch-xan-đơ Xu-vô-rốp (Alexander Suvorov), Gi-oóc-gi Giu-cốp (Georgy Zhukov) thời Hiện đại. Hơn thế nữa M. Lan-ning (M. Lanning) còn coi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một “vị Tướng huyền thoại” đã liên tiếp đánh thắng những đế quốc đầu sỏ trên thế giới.
Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ cũng như người Tổng Chỉ huy chiến dịch - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sẽ còn sống mãi trong lòng nhân loại, bạn bè trên khắp thế giới, trong đó có những người đồng chí, người lính cùng chung chiến hào như chúng tôi./.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ  (07/05/2014)
Tòa bác kháng cáo, y án tử hình đối với Dương Chí Dũng  (07/05/2014)
Xây dựng Cộng đồng ASEAN thành công, tiếp tục phát triển  (07/05/2014)
Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thi hành Hiến pháp  (07/05/2014)
Góp ý dự án Luật Đầu tư và quản lý nguồn vốn nhà nước  (07/05/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Đoàn Tạp chí Cộng sản thăm, làm việc với Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ-Mác-xít
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên