Góp ý dự án Luật Đầu tư và quản lý nguồn vốn nhà nước
Ngày 07-5 tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong phiên họp toàn thể lần thứ 10, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
Các đại biểu cho rằng dự án luật này cần thiết nhằm quản lý chặt chẽ hơn đối với các doanh nghiệp nhà nước. Dự án Luật Đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp gồm có 6 chương, 44 điều, quy định về đầu tư, quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và giám sát hoạt động đầu tư, quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu, dự án luật để khắc phục các hạn chế, tồn tại phát sinh trong thực tiễn đầu tư, quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp trong thời gian qua đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc định hướng, tổ chức lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, với phạm vi điều chỉnh cụ thể trên, dự án luật này sẽ thống nhất, không chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ với các luật, dự án luật khác như Luật Ngân sách nhà nước; Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Đầu tư (sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Luật Đầu tư công.
Nhiều đại biểu cho rằng những rủi ro, đầu tư thiếu hiệu quả vừa qua chủ yếu xảy ra trong các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nguyên nhân là do việc quản lý còn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ. Do đó, luật phải quy định chi tiết để khắc phục hạn chế, nâng cao tính hiệu quả, sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nhà nước.
Dẫn chứng nhiều ví dụ cụ thể trong quản lý đầu tư vốn nhà nước ở các nước và tại Việt Nam, đại biểu Trần Du Lịch (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng việc “nâng cấp” các thông tư, nghị định, quyết định... thành luật là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Khi có dự án luật này, chúng ta sẽ lấp được các lỗ hổng, những tồn tại trong quản lý việc đầu tư vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thời gian qua. Với 100% vốn nhà nước thì dù đầu tư lớn hay nhỏ cũng phải công khai, minh bạch trong quá trình hoạt động.
Tại phiên họp, nhiều đại biểu cũng cho rằng việc quản lý các doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 100% cũng cần phải có quy định cụ thể để không gặp phải vướng mắc về sau; quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, đặc biệt cần quy định cả trách nhiệm của người đề ra chủ trương và quyết định đầu tư không hiệu quả.../.
Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo  (07/05/2014)
Vai trò của tổ chức đảng trong xây dựng nông thôn mới  (07/05/2014)
"Hậu phương tại chỗ" - nhân tố quan trọng góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ  (07/05/2014)
Đại hội Thể dục Thể thao các cấp ở tỉnh Hải Dương hướng tới Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc năm 2014  (07/05/2014)
Việt Nam kiên quyết chống hành động xâm phạm chủ quyền  (07/05/2014)
Diễn văn của Chủ tịch nước nhân Chiến thắng Điện Biên Phủ  (07/05/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên