"Hậu phương tại chỗ" - nhân tố quan trọng góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
21:25, ngày 07-05-2014
TCCSĐT - Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những chiến công chói lọi, một mốc vàng trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Cùng với chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa trong thế kỷ XX, chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi trường tồn cùng lịch sử dân tộc Việt Nam và thế giới. Bởi đây là kết quả của sự phát huy cao độ sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại, trong đó trực tiếp và quan trọng nhất là sự chi viện rất lớn về sức người, sức của cho chiến dịch của đồng bào các dân tộc Điện Biên, Lai Châu - nhân tố "hậu phương tại chỗ".
Cuối năm 1953, thực dân Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, quyết định xây dựng Điện Biên Phủ trở thành “pháo đài bất khả xâm phạm”, sẵn sàng "nghiền nát" quân chủ lực Việt Minh. Ngày 06-12-1953, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đảng ta xác định, Chiến dịch là một trận quyết chiến chiến lược, một cuộc đọ sức toàn diện nhất, quyết liệt nhất giữa ta và địch. Thắng, bại của quân dân ta trong chiến dịch này sẽ có ảnh hưởng lớn đối với dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới đang chiến đấu vì độc lập, tự do. Trong thư gửi đồng chí Võ Nguyên Giáp, Bác viết: Đây này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà cả đối với quốc tế. Vì vậy toàn dân, toàn quân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được.
Ngay khi quyết định mở trận quyết chiến chiến lược, tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Bộ Chính trị đã nhận thấy "khó khăn lớn nhất là về hậu cần". Vì vậy, việc chuẩn bị cho chiến dịch được khẩn trương tiến hành từ tháng 12-1953 với phương châm "huy động tại chỗ và tích cực vận chuyển từ hậu phương ra tiền tuyến", quân, dân cả nước đã dồn sức người, sức của để phục vụ cho chiến dịch. Cùng với cả nước, nhân dân các dân tộc Điện Biên - Lai Châu đã tích cực phục vụ cho chiến dịch này. Từ khi nhận Chỉ thị của Trung ương và Khu ủy Tây Bắc, Ban cán sự Đảng tỉnh Lai Châu đã động viên nhân dân các dân tộc trong tỉnh nỗ lực, quyết tâm cao độ thực hiện bằng được Chỉ thị của Đảng.
Với tinh thần "Tất cả cho tiến tuyến, tất cả để chiến thắng", khắp các địa phương trong tỉnh, từ vùng thấp đến vùng cao, từ vùng tự do đến vùng mới giải phóng, đồng bào các dân tộc Thái, Kinh, Mông, Hà Nhì, Khơ Mú... đã nô nức tham gia tiếp lương, tải đạn phục vụ chiến dịch. Phụ nữ các dân tộc Điện Biên - Lai Châu xưa nay chỉ quen với công việc làm nương, quay sợi, dệt vải, nội trợ gia đình, nay theo tiếng gọi của Đảng đã hăng hái lên đường, chẳng quản hy sinh vất vả cùng nam giới làm đường, gánh gạo, tải thương. Để có gạo cho bộ đội ăn no đánh giặc, nhân dân Lai Châu đã giã gạo cả đêm, việc mà trước đây họ vẫn kiêng cữ. Có nhiều gia đình còn mang cả ngựa của nhà đi chở vũ khí, đạn, dược, lương thực, thực phẩm. Nhiều người đã hết thời gian phục vụ theo quy định nhưng vẫn tình nguyện ở lại, ngày đêm cùng bộ đội lăn lộn trên khắp các tuyến đường. Nhiều gia đình nhịn bữa hoặc ăn sắn, ăn khoai để dành gạo gửi ra mặt trận, thậm chí có gia đình còn vét cả những hạt thóc giống cuối cùng để phục vụ chiến dịch.
Dưới sự lãnh đạo của Ban Cán sự Đảng Lai Châu, nhân dân các dân tộc trong tỉnh dù còn thiếu thốn, khó khăn trăm bề nhưng với truyền thống yêu nước thương nòi, vượt qua gian khổ, hy sinh, đã trực tiếp chi viện rất lớn về sức người, sức của cho chiến dịch, góp phần vào chiến thắng chung của cả nước. Trong tổng số 261.453 dân công, 25.056 tấn gạo, 1.824 tấn thịt, 917 tấn lương thực khác và hàng nghìn con ngựa thồ cung cấp cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân dân các dân tộc Điện Biên - Lai Châu đã đóng góp 16.972 dân công; 2.666 tấn gạo (vượt định mức 64 tấn); 226 tấn thịt (vượt định mức 43 tấn); 348 con ngựa thồ. Ngoài ra, nhân dân các dân tộc Điện Biên - Lai Châu còn đóng góp cho Chiến dịch 210 tấn rau xanh; 62 thuyền; hàng trăm mảng nứa; 25.070 cây gỗ để chống lầy, làm đường cho xe pháo và bộ đội vượt qua. Có địa phương, như Tuần Giáo đã huy động tới 45% tổng số lúa thu hoạch để cung cấp cho chiến dịch (1); (2).
So với sự đóng góp của cả nước cho Chiến dịch Điện Biên Phủ thì những đóng góp của đồng bào các dân tộc Điện Biên - Lai Châu còn nhỏ bé, nhưng những đóng góp đó lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Những cân gạo, lạng thịt, bó rau được huy động tại chỗ có giá trị gấp chục lần khối lượng huy động từ nơi hậu phương xa, có thể phục vụ hết sức nhanh chóng, kịp thời nhu cầu của mặt trận. Theo tính toán sơ bộ, nếu dùng dân công gánh gạo từ Yên Bái sang Điện Biên Phủ thì trung bình mỗi người gánh được 25 kg, đi mất 20 ngày, đến nơi chỉ còn 05 kg, đó là chưa kể đến hy sinh cả xương máu trên đường vận chuyển. Đúng như đồng chí Trần Đăng Ninh - Cục trưởng Cục hậu cần đã khẳng định: "một cân gạo, một cân thịt, một cân rau ở Tuần Giáo giá trị gấp nhiều lần so với từ hậu phương chuyển đến" (3). Sự đóng góp này càng có ý nghĩa khi "đời sống của đồng bào các dân tộc gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, có đến 60% dân bị đói phải ăn củ nâu, củ bấu, vùng thấp phải ăn cháo" (4). Nhưng hiểu được những gian nan vất vả mà mình cố gắng khắc phục cho chiến thắng sẽ có hiệu quả gấp nhiều lần nếu như nhân dân từ miền xuôi xa xôi phải đảm nhiệm, nhân dân các dân tộc Tây Bắc nói chung, nhân dân Điện Biên - Lai Châu nói riêng đã cố gắng vượt mọi khó khăn, đóng góp hết sức mình cho chiến dịch.
Bên cạnh việc chi viện sức người, sức của cho mặt trận, đồng bào các dân tộc Điện Biên - Lai Châu đã đóng góp phần quan trọng cùng với các lực lượng vũ trang thực hiện thắng lợi chiến dịch tiễu phỉ, phá tan âm mưu thâm độc của thực dân Pháp gây phỉ để đỡ đòn cho Điện Biên Phủ và tái chiếm Lai Châu. Giữa lúc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang gấp rút chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch Điện Biên Phủ thì thực dân Pháp đã tiến hành tổ chức các cụm phỉ trên quy mô lớn ở các huyện phía Bắc vừa mới được giải phóng của tỉnh, chúng dựa vào những nơi hiểm trở, rẻo cao biên giới, dân cư thưa thớt, lạc hậu để ẩn náu và hoạt động. Chúng trang bị vũ khí cho cả nhân dân thực hiện mưu đổ "Phỉ hóa toàn dân". Từ ngày 15-01-1954, thực dân Pháp phát động lực lượng phỉ công khai nổi dậy hoạt động từ biên giới Việt - Trung, Lào - Việt và ngày càng tiến sâu vào hậu phương của ta.
Trước tình hình đó, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và khu ủy Tây Bắc, Ban cán sự Đảng Lai Châu xác định công tác tiễu phỉ là nhiệm vụ quan trọng của tỉnh trong thời gian trước mắt để quân chủ lực rảnh tay đánh địch ở Điện Biên Phủ. Với phương châm: "chính trị, quân sự phải đi đôi, lấy chính trị làm chủ yếu, quân sự làm áp lực quan trọng" kiên quyết trừng trị bọn đầu sỏ ngoan cố, khoan hồng đối với những người lầm đường lạc lối, hạ vũ khí ra hàng. Cán bộ, bộ đội đã cùng nhân dân tổ chức tố khổ, vạch tội ác của giặc Pháp, tuyên truyền giải thích chính sách khoan hồng của Chính phủ. Nhân dân tự nguyện giúp đỡ, ủng hộ cán bộ, bộ đội tiêu diệt phỉ. Được giác ngộ, nhiều gia đình đã vào rừng gọi chồng, con, anh, em bỏ hàng ngũ phỉ mang súng về với cách mạng. Được nhân dân dẫn đường, bộ đội đã hành quân xuyên rừng, vượt núi, hình thành các thế bao vây, chia cắt các khu vực phỉ tập trung, kết hợp triệt tiêu đường tiếp tế với dùng loa gọi hàng, làm cho phỉ hoang mang, hoảng loạn, lực lượng tan vỡ.
Tính từ trước và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhờ sự giúp đỡ tận tình của đồng bào, các lực lượng vũ trang đã phối hợp phá tan 07 cụm phỉ lớn, dập tắt hàng chục vụ gây bạo loạn; làm tan dã 13 tổ chức phản động; tiêu diệt, bắt sống và buộc ra hàng 4.696 tên phỉ, thu giữ hàng nghìn khẩu súng và các loại thông tin liên lạc; tác động lôi kéo, vận động, giải thoát cho 1.600 người bị địch bắt ép theo phỉ trở về với gia đình và cách mạng (5).
Việc quân và dân ta đánh tan các cụm phỉ lớn ở phía bắc Lai Châu đã giáng một đòn mạnh vào mưu đồ của thực dân Pháp, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch ở vòng ngoài, bảo vệ bộ đội, dân công trên các tuyến đường hành quân, trú quân đến được mặt trận an toàn. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam nói chung, nhân dân các dân tộc Điện Biên - Lai Châu nói riêng đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ, đóng góp sức người, sức của làm tốt công tác “hậu phương tại chỗ” góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chiến thắng Điện Biên Phủ một lần nữa chứng minh cho chân lý khi nào và ở đâu Đảng biết "lấy dân làm gốc", Đảng biết phát huy sức mạnh trong dân thì khi đó Đảng giành thắng lợi.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã lùi xa hơn nửa thế kỷ nhưng âm hưởng và những bài học kinh nghiệm của nó vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Cùng với niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, nhân dân các dân tộc Điện Biên - Lai Châu nguyện tiếp bước cha anh viết tiếp những trang sử vàng chói lọi, phát huy truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng, không ngừng nêu cao tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tự lực, tự cường, quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh./.
--------------------
(1). Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1999, tập 1, tr 216
(2). Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ tư lệnh quân khu II - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: "Chiến thắng Điện Biên Phủ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc bài học và giá trị lịch sử", năm 2009, tr 2, 3
(3). Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ tư lệnh quân khu II - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Sđd, tr 216
(4). Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu, Sđd, tập 1, tr 203
(5). Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên: Điện Biên 100 năm xây dựng và phát triển (1909 - 2009), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2009, tr. 298
Ngay khi quyết định mở trận quyết chiến chiến lược, tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Bộ Chính trị đã nhận thấy "khó khăn lớn nhất là về hậu cần". Vì vậy, việc chuẩn bị cho chiến dịch được khẩn trương tiến hành từ tháng 12-1953 với phương châm "huy động tại chỗ và tích cực vận chuyển từ hậu phương ra tiền tuyến", quân, dân cả nước đã dồn sức người, sức của để phục vụ cho chiến dịch. Cùng với cả nước, nhân dân các dân tộc Điện Biên - Lai Châu đã tích cực phục vụ cho chiến dịch này. Từ khi nhận Chỉ thị của Trung ương và Khu ủy Tây Bắc, Ban cán sự Đảng tỉnh Lai Châu đã động viên nhân dân các dân tộc trong tỉnh nỗ lực, quyết tâm cao độ thực hiện bằng được Chỉ thị của Đảng.
Với tinh thần "Tất cả cho tiến tuyến, tất cả để chiến thắng", khắp các địa phương trong tỉnh, từ vùng thấp đến vùng cao, từ vùng tự do đến vùng mới giải phóng, đồng bào các dân tộc Thái, Kinh, Mông, Hà Nhì, Khơ Mú... đã nô nức tham gia tiếp lương, tải đạn phục vụ chiến dịch. Phụ nữ các dân tộc Điện Biên - Lai Châu xưa nay chỉ quen với công việc làm nương, quay sợi, dệt vải, nội trợ gia đình, nay theo tiếng gọi của Đảng đã hăng hái lên đường, chẳng quản hy sinh vất vả cùng nam giới làm đường, gánh gạo, tải thương. Để có gạo cho bộ đội ăn no đánh giặc, nhân dân Lai Châu đã giã gạo cả đêm, việc mà trước đây họ vẫn kiêng cữ. Có nhiều gia đình còn mang cả ngựa của nhà đi chở vũ khí, đạn, dược, lương thực, thực phẩm. Nhiều người đã hết thời gian phục vụ theo quy định nhưng vẫn tình nguyện ở lại, ngày đêm cùng bộ đội lăn lộn trên khắp các tuyến đường. Nhiều gia đình nhịn bữa hoặc ăn sắn, ăn khoai để dành gạo gửi ra mặt trận, thậm chí có gia đình còn vét cả những hạt thóc giống cuối cùng để phục vụ chiến dịch.
Dưới sự lãnh đạo của Ban Cán sự Đảng Lai Châu, nhân dân các dân tộc trong tỉnh dù còn thiếu thốn, khó khăn trăm bề nhưng với truyền thống yêu nước thương nòi, vượt qua gian khổ, hy sinh, đã trực tiếp chi viện rất lớn về sức người, sức của cho chiến dịch, góp phần vào chiến thắng chung của cả nước. Trong tổng số 261.453 dân công, 25.056 tấn gạo, 1.824 tấn thịt, 917 tấn lương thực khác và hàng nghìn con ngựa thồ cung cấp cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân dân các dân tộc Điện Biên - Lai Châu đã đóng góp 16.972 dân công; 2.666 tấn gạo (vượt định mức 64 tấn); 226 tấn thịt (vượt định mức 43 tấn); 348 con ngựa thồ. Ngoài ra, nhân dân các dân tộc Điện Biên - Lai Châu còn đóng góp cho Chiến dịch 210 tấn rau xanh; 62 thuyền; hàng trăm mảng nứa; 25.070 cây gỗ để chống lầy, làm đường cho xe pháo và bộ đội vượt qua. Có địa phương, như Tuần Giáo đã huy động tới 45% tổng số lúa thu hoạch để cung cấp cho chiến dịch (1); (2).
So với sự đóng góp của cả nước cho Chiến dịch Điện Biên Phủ thì những đóng góp của đồng bào các dân tộc Điện Biên - Lai Châu còn nhỏ bé, nhưng những đóng góp đó lại có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Những cân gạo, lạng thịt, bó rau được huy động tại chỗ có giá trị gấp chục lần khối lượng huy động từ nơi hậu phương xa, có thể phục vụ hết sức nhanh chóng, kịp thời nhu cầu của mặt trận. Theo tính toán sơ bộ, nếu dùng dân công gánh gạo từ Yên Bái sang Điện Biên Phủ thì trung bình mỗi người gánh được 25 kg, đi mất 20 ngày, đến nơi chỉ còn 05 kg, đó là chưa kể đến hy sinh cả xương máu trên đường vận chuyển. Đúng như đồng chí Trần Đăng Ninh - Cục trưởng Cục hậu cần đã khẳng định: "một cân gạo, một cân thịt, một cân rau ở Tuần Giáo giá trị gấp nhiều lần so với từ hậu phương chuyển đến" (3). Sự đóng góp này càng có ý nghĩa khi "đời sống của đồng bào các dân tộc gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, có đến 60% dân bị đói phải ăn củ nâu, củ bấu, vùng thấp phải ăn cháo" (4). Nhưng hiểu được những gian nan vất vả mà mình cố gắng khắc phục cho chiến thắng sẽ có hiệu quả gấp nhiều lần nếu như nhân dân từ miền xuôi xa xôi phải đảm nhiệm, nhân dân các dân tộc Tây Bắc nói chung, nhân dân Điện Biên - Lai Châu nói riêng đã cố gắng vượt mọi khó khăn, đóng góp hết sức mình cho chiến dịch.
Bên cạnh việc chi viện sức người, sức của cho mặt trận, đồng bào các dân tộc Điện Biên - Lai Châu đã đóng góp phần quan trọng cùng với các lực lượng vũ trang thực hiện thắng lợi chiến dịch tiễu phỉ, phá tan âm mưu thâm độc của thực dân Pháp gây phỉ để đỡ đòn cho Điện Biên Phủ và tái chiếm Lai Châu. Giữa lúc toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang gấp rút chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch Điện Biên Phủ thì thực dân Pháp đã tiến hành tổ chức các cụm phỉ trên quy mô lớn ở các huyện phía Bắc vừa mới được giải phóng của tỉnh, chúng dựa vào những nơi hiểm trở, rẻo cao biên giới, dân cư thưa thớt, lạc hậu để ẩn náu và hoạt động. Chúng trang bị vũ khí cho cả nhân dân thực hiện mưu đổ "Phỉ hóa toàn dân". Từ ngày 15-01-1954, thực dân Pháp phát động lực lượng phỉ công khai nổi dậy hoạt động từ biên giới Việt - Trung, Lào - Việt và ngày càng tiến sâu vào hậu phương của ta.
Trước tình hình đó, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và khu ủy Tây Bắc, Ban cán sự Đảng Lai Châu xác định công tác tiễu phỉ là nhiệm vụ quan trọng của tỉnh trong thời gian trước mắt để quân chủ lực rảnh tay đánh địch ở Điện Biên Phủ. Với phương châm: "chính trị, quân sự phải đi đôi, lấy chính trị làm chủ yếu, quân sự làm áp lực quan trọng" kiên quyết trừng trị bọn đầu sỏ ngoan cố, khoan hồng đối với những người lầm đường lạc lối, hạ vũ khí ra hàng. Cán bộ, bộ đội đã cùng nhân dân tổ chức tố khổ, vạch tội ác của giặc Pháp, tuyên truyền giải thích chính sách khoan hồng của Chính phủ. Nhân dân tự nguyện giúp đỡ, ủng hộ cán bộ, bộ đội tiêu diệt phỉ. Được giác ngộ, nhiều gia đình đã vào rừng gọi chồng, con, anh, em bỏ hàng ngũ phỉ mang súng về với cách mạng. Được nhân dân dẫn đường, bộ đội đã hành quân xuyên rừng, vượt núi, hình thành các thế bao vây, chia cắt các khu vực phỉ tập trung, kết hợp triệt tiêu đường tiếp tế với dùng loa gọi hàng, làm cho phỉ hoang mang, hoảng loạn, lực lượng tan vỡ.
Tính từ trước và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhờ sự giúp đỡ tận tình của đồng bào, các lực lượng vũ trang đã phối hợp phá tan 07 cụm phỉ lớn, dập tắt hàng chục vụ gây bạo loạn; làm tan dã 13 tổ chức phản động; tiêu diệt, bắt sống và buộc ra hàng 4.696 tên phỉ, thu giữ hàng nghìn khẩu súng và các loại thông tin liên lạc; tác động lôi kéo, vận động, giải thoát cho 1.600 người bị địch bắt ép theo phỉ trở về với gia đình và cách mạng (5).
Việc quân và dân ta đánh tan các cụm phỉ lớn ở phía bắc Lai Châu đã giáng một đòn mạnh vào mưu đồ của thực dân Pháp, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch ở vòng ngoài, bảo vệ bộ đội, dân công trên các tuyến đường hành quân, trú quân đến được mặt trận an toàn. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam nói chung, nhân dân các dân tộc Điện Biên - Lai Châu nói riêng đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn gian khổ, đóng góp sức người, sức của làm tốt công tác “hậu phương tại chỗ” góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Chiến thắng Điện Biên Phủ một lần nữa chứng minh cho chân lý khi nào và ở đâu Đảng biết "lấy dân làm gốc", Đảng biết phát huy sức mạnh trong dân thì khi đó Đảng giành thắng lợi.
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã lùi xa hơn nửa thế kỷ nhưng âm hưởng và những bài học kinh nghiệm của nó vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Cùng với niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, nhân dân các dân tộc Điện Biên - Lai Châu nguyện tiếp bước cha anh viết tiếp những trang sử vàng chói lọi, phát huy truyền thống Điện Biên Phủ anh hùng, không ngừng nêu cao tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tự lực, tự cường, quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh./.
--------------------
(1). Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1999, tập 1, tr 216
(2). Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ tư lệnh quân khu II - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: "Chiến thắng Điện Biên Phủ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc bài học và giá trị lịch sử", năm 2009, tr 2, 3
(3). Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên - Bộ tư lệnh quân khu II - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Sđd, tr 216
(4). Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu, Sđd, tập 1, tr 203
(5). Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên: Điện Biên 100 năm xây dựng và phát triển (1909 - 2009), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2009, tr. 298
Đại hội Thể dục Thể thao các cấp ở tỉnh Hải Dương hướng tới Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc năm 2014  (07/05/2014)
Việt Nam kiên quyết chống hành động xâm phạm chủ quyền  (07/05/2014)
Diễn văn của Chủ tịch nước nhân Chiến thắng Điện Biên Phủ  (07/05/2014)
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì  (06/05/2014)
Trưởng Ban Dân vận Trung ương chúc mừng Đại lễ Phật đản  (06/05/2014)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam